Quốc hội Úc tổ chức buổi điều trần về vi phạm nhân quyền Việt Nam
Thứ năm, ngày 7/12 vừa qua, tiểu ban Nhân quyền của cả Thượng viện và Hạ viện Quốc hội Úc đã tổ chức tại thủ đô Canberra một buổi điều trần về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Một số linh mục, các nạn nhân, các thân nhân của những nhà hoạt động nhân quyền đang bị cầm tù được mời tham dự để trình bày về nhân quyền tại Việt Nam trong buổi điều trần này. Mục đích buổi điều trần là làm rõ thêm những quan ngại về nhân quyền tại Việt Nam mà 68 vị Dân Biểu Úc đã đề cập trong một bức thư chung vào tháng 10 vừa qua bày tỏ quan ngại về các đợt đàn áp ngày càng khốc liệt của chính quyền Việt Nam đối với những tiếng nói ôn hoà kể từ đầu năm 2017 đến nay. Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, người từng lên tiếng bảo vệ cho ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra từ năm ngoái, được Quốc hội Úc mời tham dự phiên điều trần này, nhưng đã bị nhà cầm quyền CSVN ngăn chặn ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất.
CSVN bắt và khởi tố Đinh La Thăng
Chiều ngày 8/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cũng ngay chiều tối hôm ấy, 8/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV đã họp bất thường để quyết định ngưng chức Đại biểu Quốc hội của ông Thăng. Lý do bắt giam và khởi tố ông Đinh La Thăng là vì ông ta có những vi phạm nghiêm trọng trong việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam góp vốn 800 tỉ đồng vào Ngân hàng Cổ phần Đại dương (OceanBank) và làm mất trắng số tiền này.
Bắc Hàn muốn thảo luận trực tiếp với Hoa Kỳ về vấn đề an ninh
Ngày 07/12, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov vừa thông báo với đồng nhiệm Mỹ Rex Tillerson là Bắc Hàn muốn thảo luận trực tiếp với Hoa Kỳ để đạt được thỏa thuận về vấn đề an ninh cho Bắc Hàn. Theo Interfax, ngoại trưởng Nga tuyên bố: Moscow ủng hộ ý tưởng thảo luận và sẵn sàng cùng tham gia cuộc thảo luận giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thương lượng.
Phản ứng của quốc tế về việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel
Các nước Hồi Giáo trên thế giới, từ Ả Rập Xê Út đến Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Malaysia đồng loạt phản đối tổng thống Donald Trump đã quyết định dời tòa đại sứ Mỹ về Jerusalem và công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Quyết định này của ông Trump khiến Châu Âu lo ngại bạo động sẽ lại dấy lên tại Cận Đông, và khiến Liên Hiệp Quốc họp khẩn vào sáng 07/12/2017 tại New York về quyết định đơn phương này của tổng thống Hoa Kỳ. Đây là một quyết định được coi là lịch sử của vị tổng thống Mỹ thứ 45 là đoạn tuyệt với chính sách ngoại giao lâu đời của Mỹ về Cận Đông. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ra thông báo cho biết sẽ chuyển tòa đại sứ Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem.
Để Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, hai bên đã đạt được thỏa thuận giai đoạn 1
Sáng sớm ngày 08/12, tại Bruxelles, thủ tướng Anh và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu thông báo đôi bên đã đạt được thỏa thuận về những điều kiện để Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Thủ tục Brexit giai đoạn 1 đã hoàn tất, bây giờ tiếp tục giai đoạn 2 là đàm phán về thời hậu Brexit. Hai bên đồng ý bảo vệ quyền lợi của 3 triệu công dân trong Liên Hiệp Châu Âu làm việc tại Anh và của hàng triệu người Anh làm việc tại 27 nước tại Âu Châu. Về số tiền Luân Đôn phải hoàn trả lại cho Liên Hiệp Châu Âu khi rời khỏi Liên Hiệp là khoảng 45 đến 55 tỷ euro. Dự trù văn bản sau cùng sẽ được công bố vào tháng 10/2018.
Vladimir Putin lại ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa
Nước Nga sẽ bầu lại tổng thống vào tháng 03/2018. Trước sự việc này, chiều 06/12, tổng thống Nga Vladimir Putin ra thông báo ông sẽ tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa là nhiệm kỳ thứ tư. Đây là điều mà mọi người đều đã biết trước từ lâu. Ông Putin và phe ủng hộ ông đã chắc chắn về kết quả bầu cử vào tháng 3 sắp tới là Vladimir Putin sẽ tái đắc cử.
Thứ năm, ngày 7/12 vừa qua, tiểu ban Nhân quyền của cả Thượng viện và Hạ viện Quốc hội Úc đã tổ chức tại thủ đô Canberra một buổi điều trần về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Một số linh mục, các nạn nhân, các thân nhân của những nhà hoạt động nhân quyền đang bị cầm tù được mời tham dự để trình bày về nhân quyền tại Việt Nam trong buổi điều trần này. Mục đích buổi điều trần là làm rõ thêm những quan ngại về nhân quyền tại Việt Nam mà 68 vị Dân Biểu Úc đã đề cập trong một bức thư chung vào tháng 10 vừa qua bày tỏ quan ngại về các đợt đàn áp ngày càng khốc liệt của chính quyền Việt Nam đối với những tiếng nói ôn hoà kể từ đầu năm 2017 đến nay. Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, người từng lên tiếng bảo vệ cho ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra từ năm ngoái, được Quốc hội Úc mời tham dự phiên điều trần này, nhưng đã bị nhà cầm quyền CSVN ngăn chặn ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất.
CSVN bắt và khởi tố Đinh La Thăng
Chiều ngày 8/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cũng ngay chiều tối hôm ấy, 8/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV đã họp bất thường để quyết định ngưng chức Đại biểu Quốc hội của ông Thăng. Lý do bắt giam và khởi tố ông Đinh La Thăng là vì ông ta có những vi phạm nghiêm trọng trong việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam góp vốn 800 tỉ đồng vào Ngân hàng Cổ phần Đại dương (OceanBank) và làm mất trắng số tiền này.
Bắc Hàn muốn thảo luận trực tiếp với Hoa Kỳ về vấn đề an ninh
Ngày 07/12, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov vừa thông báo với đồng nhiệm Mỹ Rex Tillerson là Bắc Hàn muốn thảo luận trực tiếp với Hoa Kỳ để đạt được thỏa thuận về vấn đề an ninh cho Bắc Hàn. Theo Interfax, ngoại trưởng Nga tuyên bố: Moscow ủng hộ ý tưởng thảo luận và sẵn sàng cùng tham gia cuộc thảo luận giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thương lượng.
Phản ứng của quốc tế về việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel
Các nước Hồi Giáo trên thế giới, từ Ả Rập Xê Út đến Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Malaysia đồng loạt phản đối tổng thống Donald Trump đã quyết định dời tòa đại sứ Mỹ về Jerusalem và công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Quyết định này của ông Trump khiến Châu Âu lo ngại bạo động sẽ lại dấy lên tại Cận Đông, và khiến Liên Hiệp Quốc họp khẩn vào sáng 07/12/2017 tại New York về quyết định đơn phương này của tổng thống Hoa Kỳ. Đây là một quyết định được coi là lịch sử của vị tổng thống Mỹ thứ 45 là đoạn tuyệt với chính sách ngoại giao lâu đời của Mỹ về Cận Đông. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ra thông báo cho biết sẽ chuyển tòa đại sứ Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem.
Để Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, hai bên đã đạt được thỏa thuận giai đoạn 1
Sáng sớm ngày 08/12, tại Bruxelles, thủ tướng Anh và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu thông báo đôi bên đã đạt được thỏa thuận về những điều kiện để Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Thủ tục Brexit giai đoạn 1 đã hoàn tất, bây giờ tiếp tục giai đoạn 2 là đàm phán về thời hậu Brexit. Hai bên đồng ý bảo vệ quyền lợi của 3 triệu công dân trong Liên Hiệp Châu Âu làm việc tại Anh và của hàng triệu người Anh làm việc tại 27 nước tại Âu Châu. Về số tiền Luân Đôn phải hoàn trả lại cho Liên Hiệp Châu Âu khi rời khỏi Liên Hiệp là khoảng 45 đến 55 tỷ euro. Dự trù văn bản sau cùng sẽ được công bố vào tháng 10/2018.
Vladimir Putin lại ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa
Nước Nga sẽ bầu lại tổng thống vào tháng 03/2018. Trước sự việc này, chiều 06/12, tổng thống Nga Vladimir Putin ra thông báo ông sẽ tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa là nhiệm kỳ thứ tư. Đây là điều mà mọi người đều đã biết trước từ lâu. Ông Putin và phe ủng hộ ông đã chắc chắn về kết quả bầu cử vào tháng 3 sắp tới là Vladimir Putin sẽ tái đắc cử.
No comments:
Post a Comment