Sau một tuần hội họp với những hoạt cảnh quen thuộc mà cứ mỗi 5 năm người ta lại thấy một lần, Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 19 đã bế mạc ngày 24/10 và theo bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh thì nó đã mở ra “kỷ nguyên mới của CNXH đặc sắc Trung Quốc”.
Không nằm ngoài dự đoán của giới quan sát, kỳ đại hội được cho là
mang tính bước ngoặt này diễn ra rất êm thấm, không xẩy ra bất kỳ biến
cố đáng kể nào.
Đại hội 19 đã thông qua điều lệ đảng sửa đổi, trong đó nêu tên Chủ tịch Tập Cận Bình cùng “Tư tưởng Tập Cận Bình về CNXH đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới”.
Đại hội 19 đã thông qua điều lệ đảng sửa đổi, trong đó nêu tên Chủ tịch Tập Cận Bình cùng “Tư tưởng Tập Cận Bình về CNXH đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới”.
Đây là lần đầu tiên kể từ thời Mao Trạch Đông, tư tưởng của một nhà
lãnh đạo đương nhiệm được đưa vào điều lệ đảng, đặt họ Tập ngang hàng
với người khai sinh ra nhà nước “Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”. Chưa hết,
cả 5 thành viên mới trong Thường vụ Bộ Chính trị đều được coi là đồng
minh của đương kim TBT và không một ai trong số họ được xem là “tiếp ban
nhân” của ông ta.Nghĩa là, nếu không có gì bất ngờ ngoài dự đoán, Tập
Cận Bình sẽ còn tiếp tục nắm giữ ngôi vị tối cao sau khi nhiệm kỳ Đại
hội 19 kết thúc, cho phép ông ta thoả sức hiện thực hoá “giấc mộng Trung
Hoa” của mình.
“Kỷ nguyên mới” của Trung Quốc có thể chỉ mới được mở ra sau Đại hội
19, song “kỷ nguyên Tập Cận Bình” thì đã bắt đầu từ 5 năm trước, khi Đại
hội 18 chính thức đưa họ Tập lên ngôi vị “hoàng đế đỏ” của đất nước 1.3
tỷ dân.
Chỉ vài tuần sau đó, tân Tổng Bí thư Đảng CSTQ đã đưa ra học thuyết
mới về sự trỗi dậy của Trung Quốc mà ông ta gọi là “giấc mộng Trung
Hoa”, và nhấn mạnh: “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc
mơ lớn nhất của Trung Quốc”.
Song song với quá trình thâu tóm quyền lực, Tập Cận Bình đã thực hiện
cuộc cải cách quân đội sâu rộng và triệt để nhất kể từ khi “Quân Giải
phóng Nhân dân Trung Hoa” ra đời. Từ đầu năm 2016, báo chí chính thống ở
Trung Quốc đã đồng loạt tung hô một Tập Cận Bình “Tổng tư lệnh” – chức
vụ xưa nay chưa từng có.
Việt Nam là quốc gia án ngữ con đường tiến xuống phía Nam, hướng bành
trướng khả dĩ nhất của Đại Hán, trong bối cảnh ở phía Tây, phía Bắc và
phía Đông họ đều vấp phải những đối thủ ngang tầm là Ấn Độ, Nga và Nhật
(chưa kể một Đài Loan xương xẩu được coi là đồng minh của Mỹ).
Ngoài ra, trong số các quốc gia bao quanh Biển Đông, Việt Nam còn là
quốc gia tranh chấp nhiều nhất với Trung Quốc trên vùng biển chiến lược
và giàu tài nguyên này. Khuất phục được Hà Nội, Bắc Kinh sẽ dễ dàng
khuất phục được một ASEAN vốn đã bị họ chia 5 sẻ 7 bằng đủ mánh lới.Trên
thực tế, họ Tập đã thể hiện một thứ quyền uy đặc biệt đối với Hà Nội
ngay từ khi “kỷ nguyên Tập Cận Bình” còn chưa bắt đầu.
Không còn nghi ngờ gì, Việt Nam sẽ tiếp tục là đối tượng “ưu tiên số
1” trong lộ trình hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình
sau Đại hội 19, dĩ nhiên là với mức độ bạo liệt và quyết đoán hơn trước
rất nhiều.
“Kỷ nguyên mới của CNXH đặc sắc Trung Quốc” mở ra trong bối cảnh
Nguyễn Phú Trọng đang “một mình một chợ” trên sân khấu chính trị Việt
Nam.
Trần Đại Quang, thủ lĩnh phe nhóm chống Tàu trong bộ máy và là đối thủ đáng kể nhất của ngài TBT, hầu như chỉ còn “ngồi chơi xơi nước” trên chiếc ghế Chủ tịch nước kể từ khi “tái xuất” ngày 28/8 sau hơn một tháng biến mất vì liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh đào thoát khỏi Việt Nam.
Đinh Thế Huynh, một ứng cử viên nặng ký khác cho ngôi vị TBT trong trường hợp Nguyễn Phú Trọng trở về “làm người tử tế” vào giữa nhiệm kỳ như cam kết ban đầu, vẫn “bặt vô âm tín” suốt 5 tháng qua. Những ứng cử viên tiềm năng khác thì đang sốt vó với chiến dịch “đốt lò” do ngài Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng phát động cũng như Quy định kiểm soát tài sản, thu nhập của 1,000 cán bộ cao cấp do ông ta ban hành hồi tháng Năm.
Trần Đại Quang, thủ lĩnh phe nhóm chống Tàu trong bộ máy và là đối thủ đáng kể nhất của ngài TBT, hầu như chỉ còn “ngồi chơi xơi nước” trên chiếc ghế Chủ tịch nước kể từ khi “tái xuất” ngày 28/8 sau hơn một tháng biến mất vì liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh đào thoát khỏi Việt Nam.
Đinh Thế Huynh, một ứng cử viên nặng ký khác cho ngôi vị TBT trong trường hợp Nguyễn Phú Trọng trở về “làm người tử tế” vào giữa nhiệm kỳ như cam kết ban đầu, vẫn “bặt vô âm tín” suốt 5 tháng qua. Những ứng cử viên tiềm năng khác thì đang sốt vó với chiến dịch “đốt lò” do ngài Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng phát động cũng như Quy định kiểm soát tài sản, thu nhập của 1,000 cán bộ cao cấp do ông ta ban hành hồi tháng Năm.
Dưới sự lãnh đạo của một nhân vật đã đi vào “văn học dân gian” kèm
theo hỗn danh là “lú” cùng câu ‘phát ngôn lịch sử’ “Tình hình Biển Đông
không có gì mới” thì với những gì trên đây, hẳn ai cũng ý thức được tình
thế Việt Nam đang chông chênh đến thế nào.
Trong khi lẽ ra phải dân chủ hoá xã hội để đưa nước nhà thoát khỏi
hiểm họa Đại Hán đang ngày một hiện ra lồ lộ thì lãnh đạo CSVN lại làm
điều ngược lại. Một ngày sau khi Đại hội 19 Đảng CSTQ bế mạc, sinh viên
yêu nước Phan Kim Khánh bị kết án 6 năm tù giam, 4 năm quản chế chỉ vì
anh đã lên tiếng chống tham nhũng và cổ súy dân chủ. Hai ngày sau, Bộ
trưởng Công an Tô Lâm trình Quốc hội dự luật An ninh mạng, một đạo luật
được nhiều người cho là nhằm mục đích tăng cường kiểm soát Internet, bóp
nghẹt quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin của dân chúng.
Tại cuộc làm việc của Bộ Chính trị với Thành Ủy Hà Nội hôm 20/10, TBT
Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của
thủ đô và chỉ đạo là phải “xây dựng Hà Nội thành ‘thành phố rồng bay’.”
Và với “con ngựa thành Troy” Hoàng Trung Hải do chính ngài TBT đặt vào vị trí “đầu rồng”, có lẽ ai cũng hình dung ra “con rồng Hà Nội” đã và đang kéo “con rồng Việt Nam” bay về phương nào./.
Và với “con ngựa thành Troy” Hoàng Trung Hải do chính ngài TBT đặt vào vị trí “đầu rồng”, có lẽ ai cũng hình dung ra “con rồng Hà Nội” đã và đang kéo “con rồng Việt Nam” bay về phương nào./.
Lê Anh Hùng
No comments:
Post a Comment