Tuy những khó khăn kinh tế hiện tại của Bắc Kinh một phần nào thể hiện tiến trình phát triển kinh tế bình thường Nhật Bản và Nam Hàn đã kinh qua. Tuy nhiên, khác với Nhật Bản và Nam Hàn, mô hình xã hội chủ nghĩa sẽ bất lực trong công tác giải quyết các bế tắc kinh tế hiện đại và Trung cộng sẽ rơi vào khủng hoảng trầm trọng trong tương lai. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Ngô Nhân Dụng với tựa đề: “Trung Cộng sa lầy hơn Nhật Bản” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Tình trạng kinh tế giảm tốc độ ở Trung Quốc hiện nay thường được đem so sánh với kinh tế Nhật Bản vào thập niên 1990. Chính giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc đã nói đến tấm gương sa lầy của kinh tế Nhật để bảo nhau cần phải tránh. Nhưng nỗi khó khăn ở nước Tàu hiện nay rất khác với hoàn cảnh nước Nhật trước đây một phần tư thế kỷ và sẽ đưa tới những khó khăn trầm trọng hơn.
Trung Quốc phát triển mạnh trong ba chục năm qua, nhưng cũng không khác gì “phép lạ kinh tế” đã diễn ra tại Nhật Bản và Nam Hàn trước đó. Cả ba nước đều bốc lên nhờ chính sách mở mang công nghiệp hướng vào hàng xuất cảng ngay từ đầu, tiết kiệm và đầu tư thật nhiều để duy trì tốc độ phát triển cao. Và cuối cùng cả ba đều phải giảm bớt tốc độ đầu tư cũng như xuất khẩu để cân bằng kinh tế.
Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của kinh tế Trung Quốc là 9% trong ba chục năm từ 1980 đến 2015, so với Nhật là 8.6% trong thập niên 1960, 70; Ðại Hàn Dân Quốc là 7 tới 8% trong thời gian 1970-80. Sau đó, Nhật và Nam Hàn tụt dần xuống mức 3-4%, còn Trung Quốc hiện đang cố giữ tỷ lệ 6-7%.
Sức phát triển kinh tế dựa trên việc gia tăng tiền đầu tư, gia tăng lực lượng lao động. Khi hai yếu tố đó không còn tăng thêm được nữa thì tốc độ sẽ giảm, muốn tiến thêm phải gia tăng năng suất của người lao động.
Kinh tế cả ba nước trên đều bắt đầu giảm tốc khi lợi tức bình quân lên tới mức 8,000 mỹ kim một năm. Ðó là lúc những lợi thế lúc đầu biến mất; lương lao động không còn thấp mãi trong khi nền công nghiệp đã vận dụng lợi thế đó đến mức tối đa, mức lời trên những đồng tiền đầu tư giảm dần đến chỗ đứng yên. Trong tình trạng đó, mô hình phát triển phải thay đổi, mức đầu tư giảm bớt và phải gia tăng năng suất lao động. Muốn vậy, phải dựa vào kỹ thuật tân tiến, lầy cạnh tranh thúc đẩy sáng kiến, canh tân. Các ngành canh nông và công nghiệp cũ không thể tăng năng suất nhanh nữa, nay cần phải hướng về những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, phát triển các ngành dịch vụ và thúc đẩy thị trường nội địa. Các nước Nam Hàn và Nhật Bản đã đi qua con đường đó.
Trung Quốc sẽ gặp nhiều chướng ngại hơn Nhật Bản vào thập niên 1990, vì còn thua kém quá xa trên nhiều lãnh vực.
Khi lâm vào cảnh khủng hoảng thời 1990, nước Nhật đã sống trong chế độ tự do dân chủ được 40 năm, người dân tin tưởng chính quyền và tin lẫn nhau, cho nên đồng tâm chịu cảnh thiếu thốn hơn trước. Dân Trung Quốc hiện đang sôi nổi tranh đấu đòi quyền sống làm người, chống cường hào ác bá cướp đất cướp ruộng, mỗi năm hàng trăm ngàn cuộc biểu tình.
Xã hội Nhật ổn định hơn. Lương bổng người lao động Nhật không thua quá sa lương giới quản đốc đến mức khiến người ta ghen tị. Còn Trung Quốc, dù người cầm quyền vẫn tự xưng là theo chủ nghĩa xã hội, hiện đang nhiều tỷ phú đô la nhất thế giới, trong khi 200 triệu công nhân từ quê lên tỉnh vẫn sống trong cảnh bấp bênh.
Dân chúng Nhật cùng chịu đựng cảnh kinh tế suy yếu một cách hòa bình nhờ xã hội có trật tự, đạo lý Khổng Mạnh vẫn được đề cao, mọi tầng lớp cùng chia sẻ nỗi khó khăn với nhau. Hơn nữa, nếu người dân Nhật bất mãn, họ biết có thể thay đổi những người cầm quyền bằng lá phiếu. Dân Trung Hoa nếu chịu cực khổ, bất công, cũng không được phép nói ra nỗi bất bình!
Giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn chưa nhất tâm về con đường phải theo để thoát khỏi cơn khủng hoảng kinh tế trì trệ. Các cuộc tranh giành quyền lực vẫn tiếp diễn trong bí mật trong hậu trường, mạnh được yếu thua, trong một xã hội mà người có quyền chưa bao giờ có thói quen coi trọng luật pháp.
Vì những nhóm quyền lợi ở Trung Quốc quá mạnh, việc cải tổ cơ cấu không tiến được, nhiều lúc đi ngược chiều với nhau.
Tuy giới lãnh đạo Trung Cộng luôn luôn nói đến việc chuyển từ đầu tư và xuất cảng sang tiêu thụ nội địa, chuyển từ công nghiệp sản xuất nặng sang hàng tiêu thụ và phát triển các dịch vụ, nhưng cuộc cải tổ đó vẫn chập chững không tiến được. Trung Quốc vẫn sản xuất quá nhiều than, xi măng, nhôm và thép trong lúc thị trường thế giới đang ứ đọng khiến các nước khác đều phản đối, đòi trừng phạt tội bán phá giá. Những nhà máy thép, nhôm, xi măng của các doanh nghiệp nhà nước thực ra càng sản xuất thêm nhiều thì càng thua lỗ, nhưng giới lãnh đạo không có cách nào để chấm dứt cảnh đó.
Khi so sánh tình trạng kinh tế Trung Quốc hiện nay với tình trạng Nhật Bản từ năm 1990, chúng ta thấy nước Tàu đang gặp khó khăn gấp bội so với nước Nhật 25 năm trước. Vấn đề không phải chỉ là những món nợ trồng chất sẽ gây khủng hoảng tài chánh, ngân hàng. Kinh tế Trung Hoa chưa đạt được tới địa vị như kinh tế Nhật thời đó để có thể chịu đựng trong khi tìm các thoát được các khó khăn. Dân Trung Hoa không được tự do, xã hội bất bình đẳng không hòa hợp như xã hội Nhật. Trong khi đó giới lãnh đạo vẫn chỉ lo tranh giành quyền lực, thiếu công khai minh bạch cho nên không thể tạo mối đồng tâm trong dân chúng
Trong tình trạng bế tắc như vậy, Bắc Kinh lại đang gây thù nghịch khắp nơi với chính sách bành trướng lãnh thổ và hải phận, bất chấp luật lệ quốc tế. Thái độ cứng đầu chống lại phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về Ðường Lưỡi Bò khiến Trung Cộng càng bị cô lập hơn. Nhưng đó cũng là con đường giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc phải đi theo. Họ cần kích thích óc tự tôn Ðại Hán, làm món ăn tinh thần của dân chúng thay thế cho chủ nghĩa Cộng Sản lỗi thời. Và làm như vậy cũng để cho dân quên những khó khăn kinh tế đang tăng lên dần.
Tình trạng kinh tế giảm tốc độ ở Trung Quốc hiện nay thường được đem so sánh với kinh tế Nhật Bản vào thập niên 1990. Chính giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc đã nói đến tấm gương sa lầy của kinh tế Nhật để bảo nhau cần phải tránh. Nhưng nỗi khó khăn ở nước Tàu hiện nay rất khác với hoàn cảnh nước Nhật trước đây một phần tư thế kỷ và sẽ đưa tới những khó khăn trầm trọng hơn.
Trung Quốc phát triển mạnh trong ba chục năm qua, nhưng cũng không khác gì “phép lạ kinh tế” đã diễn ra tại Nhật Bản và Nam Hàn trước đó. Cả ba nước đều bốc lên nhờ chính sách mở mang công nghiệp hướng vào hàng xuất cảng ngay từ đầu, tiết kiệm và đầu tư thật nhiều để duy trì tốc độ phát triển cao. Và cuối cùng cả ba đều phải giảm bớt tốc độ đầu tư cũng như xuất khẩu để cân bằng kinh tế.
Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của kinh tế Trung Quốc là 9% trong ba chục năm từ 1980 đến 2015, so với Nhật là 8.6% trong thập niên 1960, 70; Ðại Hàn Dân Quốc là 7 tới 8% trong thời gian 1970-80. Sau đó, Nhật và Nam Hàn tụt dần xuống mức 3-4%, còn Trung Quốc hiện đang cố giữ tỷ lệ 6-7%.
Sức phát triển kinh tế dựa trên việc gia tăng tiền đầu tư, gia tăng lực lượng lao động. Khi hai yếu tố đó không còn tăng thêm được nữa thì tốc độ sẽ giảm, muốn tiến thêm phải gia tăng năng suất của người lao động.
Kinh tế cả ba nước trên đều bắt đầu giảm tốc khi lợi tức bình quân lên tới mức 8,000 mỹ kim một năm. Ðó là lúc những lợi thế lúc đầu biến mất; lương lao động không còn thấp mãi trong khi nền công nghiệp đã vận dụng lợi thế đó đến mức tối đa, mức lời trên những đồng tiền đầu tư giảm dần đến chỗ đứng yên. Trong tình trạng đó, mô hình phát triển phải thay đổi, mức đầu tư giảm bớt và phải gia tăng năng suất lao động. Muốn vậy, phải dựa vào kỹ thuật tân tiến, lầy cạnh tranh thúc đẩy sáng kiến, canh tân. Các ngành canh nông và công nghiệp cũ không thể tăng năng suất nhanh nữa, nay cần phải hướng về những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, phát triển các ngành dịch vụ và thúc đẩy thị trường nội địa. Các nước Nam Hàn và Nhật Bản đã đi qua con đường đó.
Trung Quốc sẽ gặp nhiều chướng ngại hơn Nhật Bản vào thập niên 1990, vì còn thua kém quá xa trên nhiều lãnh vực.
Khi lâm vào cảnh khủng hoảng thời 1990, nước Nhật đã sống trong chế độ tự do dân chủ được 40 năm, người dân tin tưởng chính quyền và tin lẫn nhau, cho nên đồng tâm chịu cảnh thiếu thốn hơn trước. Dân Trung Quốc hiện đang sôi nổi tranh đấu đòi quyền sống làm người, chống cường hào ác bá cướp đất cướp ruộng, mỗi năm hàng trăm ngàn cuộc biểu tình.
Xã hội Nhật ổn định hơn. Lương bổng người lao động Nhật không thua quá sa lương giới quản đốc đến mức khiến người ta ghen tị. Còn Trung Quốc, dù người cầm quyền vẫn tự xưng là theo chủ nghĩa xã hội, hiện đang nhiều tỷ phú đô la nhất thế giới, trong khi 200 triệu công nhân từ quê lên tỉnh vẫn sống trong cảnh bấp bênh.
Dân chúng Nhật cùng chịu đựng cảnh kinh tế suy yếu một cách hòa bình nhờ xã hội có trật tự, đạo lý Khổng Mạnh vẫn được đề cao, mọi tầng lớp cùng chia sẻ nỗi khó khăn với nhau. Hơn nữa, nếu người dân Nhật bất mãn, họ biết có thể thay đổi những người cầm quyền bằng lá phiếu. Dân Trung Hoa nếu chịu cực khổ, bất công, cũng không được phép nói ra nỗi bất bình!
Giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn chưa nhất tâm về con đường phải theo để thoát khỏi cơn khủng hoảng kinh tế trì trệ. Các cuộc tranh giành quyền lực vẫn tiếp diễn trong bí mật trong hậu trường, mạnh được yếu thua, trong một xã hội mà người có quyền chưa bao giờ có thói quen coi trọng luật pháp.
Vì những nhóm quyền lợi ở Trung Quốc quá mạnh, việc cải tổ cơ cấu không tiến được, nhiều lúc đi ngược chiều với nhau.
Tuy giới lãnh đạo Trung Cộng luôn luôn nói đến việc chuyển từ đầu tư và xuất cảng sang tiêu thụ nội địa, chuyển từ công nghiệp sản xuất nặng sang hàng tiêu thụ và phát triển các dịch vụ, nhưng cuộc cải tổ đó vẫn chập chững không tiến được. Trung Quốc vẫn sản xuất quá nhiều than, xi măng, nhôm và thép trong lúc thị trường thế giới đang ứ đọng khiến các nước khác đều phản đối, đòi trừng phạt tội bán phá giá. Những nhà máy thép, nhôm, xi măng của các doanh nghiệp nhà nước thực ra càng sản xuất thêm nhiều thì càng thua lỗ, nhưng giới lãnh đạo không có cách nào để chấm dứt cảnh đó.
Khi so sánh tình trạng kinh tế Trung Quốc hiện nay với tình trạng Nhật Bản từ năm 1990, chúng ta thấy nước Tàu đang gặp khó khăn gấp bội so với nước Nhật 25 năm trước. Vấn đề không phải chỉ là những món nợ trồng chất sẽ gây khủng hoảng tài chánh, ngân hàng. Kinh tế Trung Hoa chưa đạt được tới địa vị như kinh tế Nhật thời đó để có thể chịu đựng trong khi tìm các thoát được các khó khăn. Dân Trung Hoa không được tự do, xã hội bất bình đẳng không hòa hợp như xã hội Nhật. Trong khi đó giới lãnh đạo vẫn chỉ lo tranh giành quyền lực, thiếu công khai minh bạch cho nên không thể tạo mối đồng tâm trong dân chúng
Trong tình trạng bế tắc như vậy, Bắc Kinh lại đang gây thù nghịch khắp nơi với chính sách bành trướng lãnh thổ và hải phận, bất chấp luật lệ quốc tế. Thái độ cứng đầu chống lại phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về Ðường Lưỡi Bò khiến Trung Cộng càng bị cô lập hơn. Nhưng đó cũng là con đường giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc phải đi theo. Họ cần kích thích óc tự tôn Ðại Hán, làm món ăn tinh thần của dân chúng thay thế cho chủ nghĩa Cộng Sản lỗi thời. Và làm như vậy cũng để cho dân quên những khó khăn kinh tế đang tăng lên dần.
No comments:
Post a Comment