Saturday, August 20, 2016

Đây Là Sự Thật 19.08.2016


ĐâyLàSựThật

Lê Duẩn đã từng tuyên bố: “Chúng ta là nhà nước XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ”. Nói vậy có nghĩa là pháp luật ở Việt nam là thứ bỏ đi. Để hiểu thêm về sự bất công, vô lý trong pháp luật dưới thời cộng sản tại Việt Nam mời quý thính giả lắng nghe chuyên mục Đây Là Sự Thật với Đặng Chí Hùng và Tâm Anh.
Tâm Anh: Thưa Anh, Lê Duẩn đã từng nói ” Việt Nam không cần pháp luật mà chỉ cần phê bình và tự phê bình” lời nói này đúng hay sai?
ĐCH: Xin kính chào quý thính giả ĐLSN ! Xin chào chị Tâm Anh !
Câu trả lời đó là hoàn toàn sai trái và ấu trĩ thưa chị Tâm Anh. Bởi vì trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.

Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với Nhà nước, pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội, pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước. Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyển. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.
Thực tế lịch sử cũng chứng minh. Chẳng có đất nước phát triển nào mà không cần pháp luật. Vậy mà Lê Duẩn đã nói điều vô lý đó, và đó cũng chính là câu nói thể hiện thực trạng pháp luật ở Việt Nam dưới thời cộng sản.
Tâm Anh: Thưa anh ! Anh vừa nói ở trên: Câu nói của Lê Duẩn thể hiện thực trạng xã hội pháp luật Việt Nam dưới thời cộng sản, Xin anh có thể đưa ra những ví dụ chứng minh điều đó để quý thính giả được rỏ hơn.
ĐCH: Thưa quý thính giả !
Những ví dụ như chị hỏi thì nhiều vô kể tại Việt Nam. Nhưng tôi xin chỉ lấy vài ví dụ gần nhất để so sánh là thấy được ngay.
Báo chí của đảng cho biết ngày 15-7 về vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Quá trình vận hành, từ ngày 4/2/2012 đến ngày 26/9/2015, đường ống nước Sông Đà đã vỡ liên tiếp 15 lần với 18 cây ống bị phá hủy gây thiệt hại lớn về kinh tế và gây bức xúc trong xã hội. Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex, đơn vị khai thác đường ống dẫn nước, phải dừng cấp nước hơn 340 giờ gây ảnh hưởng đời sống khoảng 177.000 hộ dân tại Hà Nội.
Cũng theo báo “lề đảng” thì cơ quan tố tụng xác định các ông Phí Thái Bình (Chủ tịch) – Nguyên phó chủ tich Hà Nội, Nguyễn Văn Tuân (Tổng giám đốc), Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm (các ủy viên) đã có dấu hiệu của tội Hình sự, nhưng không có động cơ vụ lợi. Trong quá trình điều tra họ khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu.Vì vậy, cả 5 quan lớn của nhà sản đều được tha bổng, không truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong khi đó, 9 con cá nhỏ thì phải chịu tội thay cho lũ quan cao cấp.
Qua đây chúng ta thấy một điều nghịch lý đó là thứ pháp luật mà chế độ cộng sản vẽ ra chỉ là thứ pháp luật trò mèo. Nó không được áp dụng với quan tham cộng sản mà theo tiêu chuẩn của đảng là “ đảng viên” hoặc trung thành với đảng. Trên thực tế, đã gọi là luật pháp có nghĩa là phải “mọi người đều bình đẳng”. Nhưng trái lại ở Việt Nam, pháp luật phải trừ “thân nhân” của đảng ra.
Trái lại, đối với người dân thì đảng lại đem pháp luật ra để triệt hạ không còn đường sống. Nếu chúng ta đặt vụ Vinaconex vừa nêu trên bên cạnh vụ 2 thanh niên còn rất trẻ ở Sài Gòn đi cướp bánh mì trị giá 45.000 đồng bị đề nghị từ 3 đến 10 năm tù sẽ thấy rõ ngay thế nào là “pháp luật” của đảng cộng sản. Hoặc nếu đặt vụ này bên cạnh vụ 17 người dân Phúc Thọ, Hà Nội bị đi tù vì nấu cháo chờ khiếu kiện trong sân ủy ban xã, khói bếp bay lên làm ảnh hưởng đến công việc của cán bộ các phòng ban, lại càng rõ hơn cái gọi là Pháp luật mà đảng CSVN vẽ ra chỉ là một thứ trò đùa không thể khác hơn được.
Tâm Anh: Thật là đáng buồn cho pháp luật Việt Nam dưới thời CS, rỏ ràng đã dùng lời nói của Lê Duẩn như một khuôn mẩu. Đó cũng chính là điều gây ra tình trạng kém phát triển và bất công xã hội, đúng không thưa anh?
ĐCH: Thưa chị ! Thưa quý thính giả !
Đúng là như vậy. Một đất nước mà pháp luật không được thực thi công bằng thì đó là một đất nước không có dân chủ, tự do. Mà đã không có dân chủ, tự do thì đó là một đất nước không thể phát triển được. Điều này đã và đang hàng ngày diễn ra trên đất nước của chúng ta. Đó là điều mà người dân Việt phải thấy sự bất công, nghịch lý đến trơ trẽn đó. Đã đến lúc người dân chúng ta hãy thôi vô cảm vì sẽ có một ngày chính bản thân chúng ta, con em chúng ta vv…là nạn nhân của thứ pháp luật không hề sự công bằng đó.
Nói cho cùng thì những thứ gọi là Pháp luật, hiến pháp mà đảng CSVN đặt ra chỉ nhằm mục đích bắt nạt người dân mà thôi. Chưa bao giờ đảng viên, quan chức tham nhũng, vi phạm pháp luật bị xử đúng theo tinh thần “thượng tôn pháp luật” Và chắc chắn, còn chế độ cộng sản với trò bảo kê cho đảng viên, quant ham thì đất nước này còn lắm những điều bi hài ra nước mắt.
Xin chào chị Tâm Anh ! Kính chào quý thính giả !

No comments:

Post a Comment