Thưa quí thinh giả,
Chế độ độc tài cộng sản ở Việt Nam hiện nay vẫn giữ độc quyền giáo
dục từ mẫu giáo cho đến đại học, nhằm bắt con người đi theo một lối mòn
do đảng vạch ra. Hậu quả trước mắt là hệ thống giáo dục đang phá sản.
Hãy nhìn vào hai lãnh vực xã hội và kinh tế để đánh giá thành quả giáo
dục hiện nay tốt hay xấu, thành công hay thất bại.
Về mặt xã hội, ở Việt Nam hiện nay con người trở nên ích kỷ, vô cảm,
độc ác và phải gian trá lừa lọc mới sống nổi. Đó là hậu quả tất yếu của
một nền giáo dục xây dựng trên ý thức hệ cộng sản, nền tảng CS là gian
trá và bạo lực, đó là hai yếu tố như đôi chân để CS bước đi, lấy đi một
trong hai chân ấy, CS sẽ sụp đổ. Sự gian trá lật lọng thể hiện hàng
ngày qua hành xử từ những người ở thượng tầng lãnh đạo quốc gia trở
xuống. Sự gian lận phát xuất ngay trong hệ thống giáo dục qua việc mua
bán bằng cấp, thi cử, kết quả là họ cho ra đời mấy chục ngàn tiến sĩ,
hàng trăm ngàn thạc sĩ, nhưng chẳng đóng góp được gì vào sự phát triển
của cộng đồng thế giới; ấy thế mà CSVN vẫn luôn khoe khoang hết sáng
tạo thần kỳ này đến sáng tạo thần kỳ khác!
Về lãnh vực kinh tế thì không cần phải nói nhiều, sau 41 năm thống
nhất đất nước, không còn lý do vì chiến tranh để biện minh cho suy
thoái, chậm tiến và lạc hậu nữa. 41 năm đã quá dài, qúa đủ cho một nền
giáo dục, nhưng giáo dục Việt Nam chẳng đóng góp gì vào việc phát triển
quốc gia. Hãy so sánh Việt Nam với Nam Hàn, Nhật Bản, Singapore để biết
chúng ta đang đứng ở đâu?
Trở lại với giáo dục, tại sao con cái của những người có chức có
quyền đều gửi ra nước ngoài theo học? Sự kiện này tự nó cho thấy nền
giáo dục CSVN sa sút yếu kém, không đáng tin cậy chút nào.
Trong chương trình giảng dạy, một trong các môn học bắt buộc chiếm
rất nhiểu thời lượng là chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
đây là môn học mà hầu như người dậy cũng như người học đều không thích,
không muốn, nhưng người dạy thì phải làm vì cơm áo; còn người học thì
phải học, là vì môn bắt buộc để tốt nghiệp ra trường. Đã có rất nhiều
nhà giáo dục lên tiếng phê phán về sự bắt buộc vô bổ này, nhưng những
đóng góp xây dựng ấy đã không được đảng CS lắng nghe.
Gần đây có tin Đại học Fulbright Việt Nam đã quyết định từ chối đưa
nội dung học thuyết Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình
giảng dạy. Sự từ chối ấy đã khiến Hà Nội không hài lòng. Tuy không có
nhiều thông tin về sự kiện này, nhưng qua một số trang báo mạng cho thấy
giữa ban giảng huấn đại học Fulbright và nhà cầm quyền CSVN đang có
những bất đồng về nội dung chương trình giảng dạy của đại học này.
Như trên chúng tôi đã nói, CSVN quyết giữ độc quyền giáo dục, áp đặt
và kiểm duyệt chương trình giảng dạy, không để cho các đại học được tự
trị, sợ rằng sinh viên học được những điều hay lẽ phải, trái với những
gì họ đã bị nhồi nhét ở những lớp nhỏ, họ sẽ có sự so sánh giữa đúng và
sai, giữa độc tài và dân chủ, giữa tự do sáng tạo và định hướng gò bó
áp đặt; từ đó sẽ nảy sinh mầm mống chống đối, phản kháng, đe dọa đến sự
tồn vong của chế độ. Ngay cả các chủng viện của giáo hội Công Giáo Việt
Nam cũng phải học cái môn vô bổ này.
Những người bênh vực lập trường của CSVN thì cho rằng học thuyết
Marx-Lenin và tư tưởng Hổ Chí Minh vẫn là “đỉnh cao trí tuệ của loài
người”. Còn chính Hồ Chí Minh đã thừa nhận rằng ông chẳng có tư tưởng
gì, mà chỉ học lóm từ Mao, từ Lenin, và Staline mà thôi!
Những người bênh vực lập trường của Hà Nội còn viện dẫn lý lẽ rằng ở
các đại học danh tiếng Âu-Mỹ vẫn dậy học thuyết Marx-Lenin. Ngay cả đại
học văn khoa của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 cũng dạy hoc thuyết
này. Lập luận trên chỉ đúng một phần. Vì hầu hết trong các phân khoa
triết, lịch sử và khoa học chính trị ở những đại học đều có nghiên cứu
triết học Marx, nhưng không phải là môn bắt buộc, ngoại trừ những ai
chọn nghiên cứu về chuyên đề này. Còn lại đều là những môn nhiệm ý.
Về phương diện lý thuyết kinh tế thì Marx-Lenin đã hoàn hoàn thất bại
và lỗi thời, ngay cả chủ nghĩa xã hội mà VN đang theo đuổi cũng đã xa
rời thực tế, và trở thành ảo tưởng, điều này chúng ta không cần phải
chứng minh dài dòng nữa.
Từ những nhận định đứng dắn, những phân tích nghiêm túc mang tính xây
dựng, đại học Fulbright Việt Nam từ chối đưa học thuyết Marx-Lenin và
tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy là một quyết định cần
thiết, đúng đắn để giữ được uy tín và đạt được chuẩn mực của một đại học
Hoa Kỳ. Điều quan trọng hơn hết là giữ vững tư cách độc lập đại học,
không chịu sự kiểm duyệt và sức ép từ bất cứ khuynh hướng chính trị nào.
Chắc chắn một đại học như thế cũng không ngăn cản sinh viên muốn nghiên
cứu những đề tài họ ưa thích, kể cả triết học Marx.
Chính vì Hà Nội vẫn cố theo đuổi độc tài giáo dục, khiến cho Việt Nam
chậm tiến lạc hậu như hiện nay; nên đại học Fulbright Việt Nam hay bất
sứ đại học nào, nếu muốn cung cấp một nền giáo dục có phẩm chất cao, thì
nhất định không thể bị kiểm duyệt, hay bị ép buộc bởi bất cứ thế lực
nào, nó sẽ làm thui chột những tài năng, làm cản bước sáng tạo, không
thể trở thành một trường đáng tin cậy nữa. Đã không mở thì thôi,
Fulbright đã mở thì phải giữ được uy tín mà bao nhiêu người đang kỳ vọng
vào nó.
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc
No comments:
Post a Comment