Quan Điểm
Giáo dục luôn được cho là kế sách quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo xã hội, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân. Thế nhưng dưới sự thống trị của đảng CSVN, liệu nền giáo dục VN có điều kiện và khả năng để hoàn thành chức năng tối cần thiết này không? Mời quý vị theo dõi bài Quan Điểm của LLCQ tựa đề “Tình trạng ‘ngứa trên đầu lại gãi dưới chân’” do Hướng Dương trình bày.
Sáng Thứ Sáu, ngày 5 tháng Tám, ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng chính phủ CSVN, đã chủ toạ Hội nghị Trực tuyến bàn thảo các kế sách giáo dục để chuẩn bị cho năm học mới. Đây là buổi họp của các cán bộ, đảng viên điều hành ngành giáo dục Việt Nam, đứng đầu là bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ.
Sau khi nghe cái gọi là “Báo cáo về 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp”, ông Phúc cho rằng giáo dục bậc phổ thông hiện nay chưa coi trọng giáo dục nhân cách, lối sống cho học sinh khiến nạn bạo lực học đường gia tăng. Về giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệp, ông Phúc nhận định nhiều môn học không có giá trị thực tiễn lẫn ứng dụng, khiến tiến sĩ, thạc sĩ tràn lan nhưng không tìm được việc làm trong khi doanh nghiệp thiếu chuyên viên tay nghề.
Để chấn chỉnh, người cầm đầu guồng máy hành chính CSVN chỉ thị các cán bộ phụ trách ngành giáo dục cần tìm cách chấn hưng nền giáo dục, bồi đắp nguyên khí quốc gia. Ông Phúc kêu gọi cần đề cao khẩu hiệu “ tiên học lễ, hậu học văn”, và phải làm sao cho học sinh yêu lịch sử, yêu đất nước, biết truyền thống của cha ông. Trong phần kết luận, Ông Phúc kêu gọi cán bộ các cấp ngành giáo dục phải nhìn vào thực tế để giải quyết các trở ngại, tránh tình trạng “ngứa trên đầu lại gãi dưới chân”.
Thật ra, không cần chờ ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vạch vòi thì các cán bộ tham dự hội nghị cũng như dân chúng Việt Nam mới biết những tệ nạn và bất cập trong nền giáo dục của Việt Nam!
Nạn bạo lực học đường, tình trạng “dốt sử” của tuổi trẻ Việt Nam, cũng như sự kiện Việt Nam có cả trăm nghìn tiến sĩ nhưng không có được một công trình nghiên cứu khoa học giá trị, và sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp tràn lan trong khi các xí nghiệp VN lại phải thuê mướn chuyên viên nước ngoài – là những “sự thật” ai cũng biết và đã biết từ lâu!
Điều đáng nói ở đây là tính cách thiết thực của các biện pháp chấn chỉnh mà ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị cho đàn em thực hiện với hy vọng giải quyết được những vấn nạn kể trên nền giáo dục Viêt Nam!
Trước hết, một đất nước độc tài toàn trị và bao trùm bởi chủ nghĩa CS Mác-Lê như Việt Nam trong bao nhiêu năm qua, trường học không còn là nơi để giảng dạy luân lý, đạo đức như ý nghĩa câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn”. Trái lại đây chỉ là những cơ sở để nhồi nhét vào đầu con trẻ, ngay từ lúc tấm bé, ý tưởng phải luôn “nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng” và “Thờ Mao chủ Tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt” như đã từng xẩy ra ở Miền Bắc trước đây!
Tương tự, căn nguyên gốc rễ của tệ nạn bạo lực tại học đường nói riêng và trong giới trẻ nói chung cũng bắt nguồn từ chủ trương “đấu tranh giai cấp” sắt máu mà đảng CSVN đã áp dụng ngay từ khi mới ra đời. Chủ trường này đã thể hiện quá rõ rệt qua hai câu thơ “để đời” của Tố Hữu để cổ võ cho cuộc “Cải cách Ruộng đất” diễn ra 60 năm trước: “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ/Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong”. Ngày này, đảng CSVN không những không tìm cách cải sửa, chữa trị tệ nạn này mà ngược lại còn tận dụng bạo lực, côn đồ làm phương tiện củng cố guồng máy cai trị độc tôn. Điển hình là các vụ dân phòng ném đá vào nhà các cựu tù nhân chính trị, chận đường đánh đập những người bất đồng chính kiến.
Và làm sao mà học đường có thể tạo dựng cho học sinh “tinh thần yêu lịch sử, yêu đất nước, biết truyền thống của cha ông”, cũng như “bồi đắp nguyên khí quốc gia” như ông Phúc chỉ thị, khi mà những công dân yêu nước phản đối ngoại bang xâm lấn biển đảo lại bị nhà cầm quyền trấn áp, đánh đập, bỏ tù?
Cũng vậy, trong một xã hội mà tham nhũng, cửa quyền đã trở thành một nếp sống, việc tuyển chọn sinh viên vào các đại học, cũng như chấm thi lúc ra trường, không dựa vào kiến thức và khả năng mà vào mức nặng nhẹ của phong bì, và sự liên hệ “con ông cháu cha”. Vì vậy bằng cấp và thực tài hoàn toàn không tương xứng. Đó là chưa kể với đồng lương chết đói, nhà giáo, dù chân chính và yêu nghề cũng không thể chú tâm, hết lòng vào việc giảng dậy trong môi trường thối nát như vậy.
Tóm lại, toàn bộ các tệ nạn của nền giáo dục Việt Nam đều phát sinh từ một căn nguyên duy nhất. Đó là sự thống trị của đảng CSVN. Đây chính là thủ phạm huỷ hoại nền đạo lý dân tộc, tạo ra một xã hội thối nát, đẩy đất nước tụt hậu, và làm dân chúng nghèo hèn, khiếp nhược!
Chừng nào tập đoàn này còn làm “chủ nhân ông” đất nước, ngày đó, không những nền giáo dục Việt Nam, mà toàn bộ xã hội, con người, và cương thổ Việt Nam, tất cả đều bị đẩy đến bờ vực thẳm.
Không nhìn rõ sự thật này thì rõ ràng ông Nguyễn Xuân Phúc đã “ngứa trên đầu mà gãi dưới chân” như chính ông dí dỏm ví von!
Giáo dục luôn được cho là kế sách quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo xã hội, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân. Thế nhưng dưới sự thống trị của đảng CSVN, liệu nền giáo dục VN có điều kiện và khả năng để hoàn thành chức năng tối cần thiết này không? Mời quý vị theo dõi bài Quan Điểm của LLCQ tựa đề “Tình trạng ‘ngứa trên đầu lại gãi dưới chân’” do Hướng Dương trình bày.
Sáng Thứ Sáu, ngày 5 tháng Tám, ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng chính phủ CSVN, đã chủ toạ Hội nghị Trực tuyến bàn thảo các kế sách giáo dục để chuẩn bị cho năm học mới. Đây là buổi họp của các cán bộ, đảng viên điều hành ngành giáo dục Việt Nam, đứng đầu là bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ.
Sau khi nghe cái gọi là “Báo cáo về 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp”, ông Phúc cho rằng giáo dục bậc phổ thông hiện nay chưa coi trọng giáo dục nhân cách, lối sống cho học sinh khiến nạn bạo lực học đường gia tăng. Về giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệp, ông Phúc nhận định nhiều môn học không có giá trị thực tiễn lẫn ứng dụng, khiến tiến sĩ, thạc sĩ tràn lan nhưng không tìm được việc làm trong khi doanh nghiệp thiếu chuyên viên tay nghề.
Để chấn chỉnh, người cầm đầu guồng máy hành chính CSVN chỉ thị các cán bộ phụ trách ngành giáo dục cần tìm cách chấn hưng nền giáo dục, bồi đắp nguyên khí quốc gia. Ông Phúc kêu gọi cần đề cao khẩu hiệu “ tiên học lễ, hậu học văn”, và phải làm sao cho học sinh yêu lịch sử, yêu đất nước, biết truyền thống của cha ông. Trong phần kết luận, Ông Phúc kêu gọi cán bộ các cấp ngành giáo dục phải nhìn vào thực tế để giải quyết các trở ngại, tránh tình trạng “ngứa trên đầu lại gãi dưới chân”.
Thật ra, không cần chờ ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vạch vòi thì các cán bộ tham dự hội nghị cũng như dân chúng Việt Nam mới biết những tệ nạn và bất cập trong nền giáo dục của Việt Nam!
Nạn bạo lực học đường, tình trạng “dốt sử” của tuổi trẻ Việt Nam, cũng như sự kiện Việt Nam có cả trăm nghìn tiến sĩ nhưng không có được một công trình nghiên cứu khoa học giá trị, và sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp tràn lan trong khi các xí nghiệp VN lại phải thuê mướn chuyên viên nước ngoài – là những “sự thật” ai cũng biết và đã biết từ lâu!
Điều đáng nói ở đây là tính cách thiết thực của các biện pháp chấn chỉnh mà ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị cho đàn em thực hiện với hy vọng giải quyết được những vấn nạn kể trên nền giáo dục Viêt Nam!
Trước hết, một đất nước độc tài toàn trị và bao trùm bởi chủ nghĩa CS Mác-Lê như Việt Nam trong bao nhiêu năm qua, trường học không còn là nơi để giảng dạy luân lý, đạo đức như ý nghĩa câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn”. Trái lại đây chỉ là những cơ sở để nhồi nhét vào đầu con trẻ, ngay từ lúc tấm bé, ý tưởng phải luôn “nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng” và “Thờ Mao chủ Tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt” như đã từng xẩy ra ở Miền Bắc trước đây!
Tương tự, căn nguyên gốc rễ của tệ nạn bạo lực tại học đường nói riêng và trong giới trẻ nói chung cũng bắt nguồn từ chủ trương “đấu tranh giai cấp” sắt máu mà đảng CSVN đã áp dụng ngay từ khi mới ra đời. Chủ trường này đã thể hiện quá rõ rệt qua hai câu thơ “để đời” của Tố Hữu để cổ võ cho cuộc “Cải cách Ruộng đất” diễn ra 60 năm trước: “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ/Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong”. Ngày này, đảng CSVN không những không tìm cách cải sửa, chữa trị tệ nạn này mà ngược lại còn tận dụng bạo lực, côn đồ làm phương tiện củng cố guồng máy cai trị độc tôn. Điển hình là các vụ dân phòng ném đá vào nhà các cựu tù nhân chính trị, chận đường đánh đập những người bất đồng chính kiến.
Và làm sao mà học đường có thể tạo dựng cho học sinh “tinh thần yêu lịch sử, yêu đất nước, biết truyền thống của cha ông”, cũng như “bồi đắp nguyên khí quốc gia” như ông Phúc chỉ thị, khi mà những công dân yêu nước phản đối ngoại bang xâm lấn biển đảo lại bị nhà cầm quyền trấn áp, đánh đập, bỏ tù?
Cũng vậy, trong một xã hội mà tham nhũng, cửa quyền đã trở thành một nếp sống, việc tuyển chọn sinh viên vào các đại học, cũng như chấm thi lúc ra trường, không dựa vào kiến thức và khả năng mà vào mức nặng nhẹ của phong bì, và sự liên hệ “con ông cháu cha”. Vì vậy bằng cấp và thực tài hoàn toàn không tương xứng. Đó là chưa kể với đồng lương chết đói, nhà giáo, dù chân chính và yêu nghề cũng không thể chú tâm, hết lòng vào việc giảng dậy trong môi trường thối nát như vậy.
Tóm lại, toàn bộ các tệ nạn của nền giáo dục Việt Nam đều phát sinh từ một căn nguyên duy nhất. Đó là sự thống trị của đảng CSVN. Đây chính là thủ phạm huỷ hoại nền đạo lý dân tộc, tạo ra một xã hội thối nát, đẩy đất nước tụt hậu, và làm dân chúng nghèo hèn, khiếp nhược!
Chừng nào tập đoàn này còn làm “chủ nhân ông” đất nước, ngày đó, không những nền giáo dục Việt Nam, mà toàn bộ xã hội, con người, và cương thổ Việt Nam, tất cả đều bị đẩy đến bờ vực thẳm.
Không nhìn rõ sự thật này thì rõ ràng ông Nguyễn Xuân Phúc đã “ngứa trên đầu mà gãi dưới chân” như chính ông dí dỏm ví von!
No comments:
Post a Comment