Dựng nuớc và cứu nước là sứ mệnh chung của mọi người, không phân biệt
giới tính nam nữ, tuổi tác trẻ già hay giai cấp xã hội, giàu nghèo, lao
động tay chân hay lao động trí óc. Nhưng bàn về lãnh đạo, người ta lại
thường coi trọng trí thức, tôn vinh sĩ phu như thành phần cốt cán của xã
hội với uy tín, kiến thức, viễn kiến, óc suy luận cũng như khả năng
hiểu biết “cách vật trí tri”.
Người ta thường phân biệt trí thức với ngụy thức.
Trí thức là người hiểu biết bằng học hỏi, học thầy, học bạn
hay tự học qua kinh nghiệm sống. Trí thức còn là nguời có tâm đức với
các tôn chỉ “minh đức-thân dân và chí thiện”, biết trau đồi đức độ cá
nhân, biết yêu dân và hướng thiện. Ngoài ra trí thức còn là người có chí
khí, đúng hơn là chính khí, dám đuơng đầu với nghịch cảnh và theo đuổi
những hoài bão lớn, những lý tuởng cao đẹp.
Khác với trí thức là “ngụy thức”, mà có nguời đã mạnh miệng gọi là bọn trí ngủ, trí ngu hay trí gian.
Trí ngủ là hạng người cam tâm làm ngơ, nhắm mắt hay ngoảnh mặt đi
truớc những bất công và bất nhân của xã hội, vì muốn đựơc an thân. Đức
Giáo Hoàng Benedict XVI đã gọi lớp người khiếp nhược này là “những con
chó câm” không dám sủa trước tình trạng công lý bị chà đạp, nhân quyền
bị tuớc đoạt.
Trí ngu là bọn người thiếu hiểu biết và suy luận, không phân biệt
phải trái, đúng sai, nên để cho người khác xỏ mũi kéo đi, như những con
ngựa bịt mắt hay những con chó ngoan làm cảnh. Bọn nguời này có thể có
bắng cấp, nhưng là bằng giả, học giả, sử dụng bằng cấp để được thăng
quan tiến chức.
Còn Trí gian là bọn nguời dùng mánh khóe, tiền bạc hay thế lực để
tiến thân, ăn trên ngồi trước, cam tâm nịnh hót để trèo cao, và không
ngại đem thân làm công cụ như trâu ngựa cho các thế lực bất chính.
Thế giới không thiếu những khuôn mặt trí thức có tài, có đức và có
chí, tiêu biểu như nhà khoa học Sakharov của Nga, đã phát minh ra bom
khinh khí hạng nặng của Liên Xô, nhưng ông đã nhận thấy những vấn đề về
đạo đức khi người ta sử dụng các nghiên cứu của ông cho mục đích chính
trị, nên ông đã tích cực chống việc phổ biến vũ khí hạt nhân và trở
thành một nhà tranh đấu nhân quyền.
Một khuôn mặt trí thức khác của Nga là văn hào Alexsander
Solzhenitsyn, bị Staline đày đi trại lao động khổ sai Tây Bá Lợi Á về
tội phản động “phỉ báng lãnh tụ” và tố cáo chế độ qua cuốn “Một ngày
trong đời của Ivan Denisovich” và cuốn “Quần đảo ngục tù” phơi bày bộ
mặt tàn ác và bản chất dã man của cộng sản.
Ngoài ra, còn phải nói tới Lưu Hiểu Ba của Trung Quốc, Aung San Suu
Kyi của Miến Điện, đã can đảm thách đố với bạo quyền để cổ võ dân chủ và
đã xứng đáng lãnh giải Nobel Hòa Bình.
Riêng Việt Nam, một số nhà trí thức cũng đáng được tôn vinh như
Nguyễn Trãi, Lê Qúy Đôn, Nguyễn Truờng Tộ, Phan Chu Trinh trước đây hay
Duơng Nguyệt Ánh hôm nay.
Nguyễn Trãi là vị công thần đã viết Bình Ngô Đại Cáo, một bản cáo trạng tội ác của quân Tàu giúp Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Lê Qúy Đôn với học vấn uyên bác đã trở thành người “tập đại hành” mọi
tri thức của thời đại. Có thể nói, toàn bộ những tri thức cao nhất ở
thế kỷ thứ 18 của nước ta đều được bao quát vào trong các tác phẩm của
ông. Tác phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả
một thời đại, với tất cả những ưu điểm cùng nhược điểm của nó.Tác phẩm
của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một
số bị thất lạc.
Nguyễn Truờng Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước
với sự hiểu biết sâu rộng về các phương diện chính trị, kinh tế, văn
hóa, khoa học kỹ thuật… Năm 1863, ông đã đệ trình 3 bản điều trần cho
Triều đình Huế là: “Tế cấp luận”, “Giáo môn luận” và “Thiên hạ phân hợp
đại thế luận”. Rất tiếc, triều đình đã không chịu mở mắt để nhìn thấy
ánh sáng văn minh thế giới hầu canh tân đất nước theo những bản điều
trần của một nhà trí thức biết nhìn xa hiểu rộng.
Còn Phan Chu Trinh đã cùng với nhà cáh mạng Phan Bội Châu chủ trương
Phong Trào Đông Du cũng là để thực hiện con đuờng Duy Tân nhằm canh tân
đất nuớc của ông qua 3 tôn chỉ “Khai dân trí, chấn dân khí và hậu dân
sinh”. Khai dân trí để đưa dân tộc thoát khỏi tình trạng lạc hậu chậm
tiến, theo kịp nền văn minh khoa học tiến bộ của thế giới. Chấn dân khí
để khôi phục khí phách ngang tàng của dân Việt, nung đúc ý chí và quyết
tâm chống ngoại xâm để bảo toàn độc lập và chủ quyền. Còn hậu dân sinh
là bảo vệ sự an toàn và nâng cao đời sống người dân về vật chất cũng như
tinh thần.
Đó là những nhà trí thức Việt Nam đáng kính nể trước đây. Hôm nay,
nguời Việt cũng được hãnh diện với những trí thức rất được kính phục.
Tại quốc nội, tiếng nói của một số trí thức đáng đuợc lắng nghe, tiêu
biểu như LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Quốc Quân, TS Nguyễn Quang A, GS
Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Trần Mạnh Hảo và mới đây là cô giáo Trần Thi
Lam.
Tại hải ngoại, xuất hiện một khuôn mặt trí thức Việt Nam rất đáng
vinh danh. Đó là bà Dương Nguyệt Ánh. Bà Ánh đã xuất hiện như một nhà
khoa học có đủ cả tài đức và lòng yêu nước thiết tha. Bà đã làm thế giới
kính nể qua phát minh bom xoáy giúp Hoa Kỳ chiến thắng tại Iraq. Hết
lòng phục vụ Hoa Kỳ như quê hương thứ hai, bà Ánh không bao giờ quên đất
nước Việt Nam đang bị đày đọa trong vũng lầy cộng sản. Bà luôn luôn làm
sáng danh chính nghĩa quốc gia, tôn vinh cờ vàng, cỗ võ cho công cuộc
đấu tranh giải thể chế độ cộng sản, thiết lập một thể chế thật sự tự do
dân chủ. Nhất là bà luôn luôn khuyến khích giới trẻ Vìệt Nam giữ lấy hồn
Việt và trau đồi tài năng chờ ngày về phục vụ quê hương đất nuớc, khi
dân Việt đã giải thể được chế độ cộng sản.
Thế đó! Trí thức không phải là “cục phân” như cộng sản đã lên án và
tẩy chay, mà trí thức là những viên gạch qúy, làm đẹp xã hội, đưa dân
nước đi lên, giúp phát triển những giá trị văn hóa nhân bản. Có chăng là
bọn ngụy thức, trí ngủ, trí gian thì cần đuợc dẹp bỏ để phục hồi uy tín
và danh dự của đất nước và dân tộc Việt Nam./.
Ngô Quốc Sĩ
No comments:
Post a Comment