Trịnh Anh Tuấn
Tôi có rất nhiều những người bạn tham gia các cuộc biểu tình, từ năm
2011 đến nay, cả ở Sài Gòn lẫn Hà Nội, như một định mệnh trên một quãng
đời đầy kỷ niệm.
Ngày 17/07/2011, cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông là lần thứ ba ở Sài Gòn và thứ bảy ở Hà Nội trong mùa hè rực lửa năm ấy. Đó cũng bắt đầu cho những màn bắt bớ kinh hoàng những người biểu tình. Ngày này 5 năm trước, hơn 20 người biểu tình ở Sài Gòn bị bắt, đánh đập giữa chợ Bến Thành. Ở Hà Nội con số còn nhiều hơn, tôi nhớ không nhầm là 46. Năm nay, số người biểu tình ở Hà Nội còn nhiều hơn, khoảng 60 người theo tính toán của tôi. Ở Sài Gòn, trước sự tàn bạo của lực lượng công an, không có một cuộc biểu tình đúng nghĩa diễn ra, dẫu có những màn biểu thị thái độ của người dân Sài Gòn sau phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực LHQ tại The Hague.
Ngày 17/07/2011, cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông là lần thứ ba ở Sài Gòn và thứ bảy ở Hà Nội trong mùa hè rực lửa năm ấy. Đó cũng bắt đầu cho những màn bắt bớ kinh hoàng những người biểu tình. Ngày này 5 năm trước, hơn 20 người biểu tình ở Sài Gòn bị bắt, đánh đập giữa chợ Bến Thành. Ở Hà Nội con số còn nhiều hơn, tôi nhớ không nhầm là 46. Năm nay, số người biểu tình ở Hà Nội còn nhiều hơn, khoảng 60 người theo tính toán của tôi. Ở Sài Gòn, trước sự tàn bạo của lực lượng công an, không có một cuộc biểu tình đúng nghĩa diễn ra, dẫu có những màn biểu thị thái độ của người dân Sài Gòn sau phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực LHQ tại The Hague.
Năm năm đã trôi qua. “Thời gian qua kẽ tay / Làm khô những chiếc lá / Kỷ niệm trong tôi,
Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn,
Riêng những câu thơ còn xanh,
Riêng những bài hát còn xanh…” ( Thời gian- Văn Cao)”
Những người bạn năm xưa của tôi, cũng như tôi, thay đổi như chưa bao giờ nghĩ tới. Những bạn trẻ tuổi hai mươi năm xưa giờ đã thành những người trưởng thành khi nào không biết. Những con người năm ấy giờ đây in hằn đầy những vết chân chim trên khuôn mặt. Tất cả trong đó là những ưu tư về những mất mát của đất nước trước sự uy hiếp của kẻ thù phương Bắc. Đau đớn hơn, là sự hèn nhược và sự tiếp tay của bầy nội gian đang hiện hữu đầy rẫy trên quê hương mình. Những trái tim trinh nguyên nồng nhiệt vì đất nước những ngày mới bắt đầu ấy, giờ găm đầy những vết xước khi chứng kiến Tổ quốc bị tàn phá, hủy hoại, xẻ thịt và xâm lấn từng ngày.
Và tôi không thể nào kể hết được những uất ức của bạn bè tôi trong thời gian năm năm ấy. Những năm tháng tù đày. Những trận đòn trong đồn công an đến nhừ tử, nằm cả nửa tháng mới dậy đi lại được. Những lần bị đuổi khỏi nhà trọ trong đêm vì công an yêu cầu. Những lần bị đuổi việc vì công an đến công ty gây áp lực. Những lần dằn mặt, tấn công ngay giữa thanh thiên bạch nhật bởi những người lạ mặt. Những giọt nước mắt của cô bé tuổi 20 giấu đi hằng đêm vì sự dè bỉu từ gia đình, hàng xóm vì “phản động, đi biểu tình”. Nhiều lắm, khó có thể nào kể hết.
Sau những trò hèn hạ đó, nhiều người đã phải về quê, sống một cuộc đời lặng lẽ trong nỗi niềm hờn ghen và băn khoăn về đất nước. Nhiều người lặng lẽ, giấu mình cho đến khi qua đi những đợt sách nhiễu của an ninh. Cũng nhiều người phải bỏ nước mà đi. Một số người khác, lì lợm và cứng đầu hơn, tiếp tục gồng mình lên hứng chịu những màn đánh đập, sách nhiễu, làm việc của công an ngày này qua ngày khác. Một vài trong số đó đi tù, một số hứng chịu mọi đòn thù hèn hạ của công an. Hoặc cả hai, hoặc là nhiều chiêu trò khác. Những người ít ỏi đó, tìm cách bảo vệ nhau, nâng đỡ nhau, thăm hỏi nhau qua những trận đòn, qua những năm tháng tù đày biệt xứ. Có vài người giờ vẫn chưa về.
Năm năm đã trôi qua. Trước đây, chỉ là một đơn vị hành chính Tam Sa trên đảo Hoàng Sa. Rồi cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 2. Rồi Trung Quốc tuyên bố về đường lưỡi bò 9 đoạn chiếm trọn Biển Đông. Rồi những lần ngư dân bị bắt bớ, đánh đập, đâm chìm tàu đánh cá. Giờ mọi thứ còn tệ hơn, là một thành phố Tam Sa với những tua du lịch từ đất liền Trung Hoa ra đó. Là khu vực nhận diện phòng không ADIZ ở Biển Đông khi Trung Quốc không chỉ thể hiện bành trướng dưới mặt biển mà còn trên không trung. Là những hòn đảo nổi nơi Trường Sa được Trung Quốc bồi đắp thành những sân bay, khu vực quân sự. Phillippines đã đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Ngày 12/07, PCA đưa ra phán quyết về đường lưỡi bò là vô giá trị. Dẫu vậy, những phản ứng của những người nắm quyền Việt Nam vẫn vậy. Vẫn chỉ là tuyên bố “phản đối, phản đối” mỗi khi Trung Quốc đâm chìm tàu, bồi đắp đảo hay cắm giàn khoan. Chưa có một động thái nào cho thấy Việt Nam sẽ khởi kiện Trung Quốc như Phillippines cả.
Và đó, những người biểu tình chống Trung Quốc vẫn bị bắt bớ, giam cầm một cách vô tội vạ. Trước ngày PCA ra phán quyết 2 ngày, một người biểu tình nổi tiếng ở Hà Nội, Lã Việt Dũng, bị tấn công bởi mật vụ phải vào cấp cứu tại bệnh viện. Những lần biểu thị thái độ của người dân đối với quân xâm lược bị những người cộng sản nắm quyền ra lệnh đàn áp thẳng tay. Hi vọng về một tương lai đẹp đẽ, vẹn nguyên của đất nước vẫn chìm trong bóng tối của tham lam và bạo tàn.
Tuy thế, nhiều người đã không hề khuất phục, họ vẫn tiếp tục. Nhiều người mới đã xuất hiện, tham gia vào những không gian biểu thị thái độ về tình hình đất nước, về Biển Đông bằng nhiều hình thức; từ trên internet cho đến bên ngoài. Chỉ có một niềm vui nho nhỏ đến với tôi là cái nhìn của xã hội đối với những người dám biểu tình đã bớt gay gắt, bớt ác cảm và dễ chấp nhận hơn dù hệ thống tuyên truyền của nhà nước vẫn ra rả suốt ngày trên VTV và báo đài.
Và để đạt được một sự thay đổi nho nhỏ đó là một sự đánh đổi không hề nhỏ của bao nhiêu người. Đó là sự đánh đổi của bao năm tháng tù đày, bao trận đòn thù từ phía công an, bao nhiêu nước mắt, xương máu và nỗi đau. Đánh đổi bao nhiêu năm tháng thanh xuân chỉ để đau đáu về một đất nước đau khổ, bất công, chia ly và mù mịt tương lai. Dẫu vậy, điều đó cũng chỉ làm cho họ, những người tội gọi là bạn, yêu nước nhiều hơn. Giống như một tình yêu không bao giờ trọn vẹn.
No comments:
Post a Comment