Phạm Thanh Nghiên
Mấy hôm trước, cộng đồng mạng xôn xao, bàn tán về phát ngôn sấm sét của thím Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch quốc hội cái gọi là Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Thím phán: “Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình hình”.
Chết chửa, đường đường chính chính là một chính khách, người đứng đầu cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia mà ăn nói... chẳng đâu vào đâu cả. Thím Ngân không biết nguyên tắc phát ngôn của một chính khách (đã đành), thì ít ra cũng cần học cách nói năng rõ ràng, gẫy gọn, rõ nghĩa để bàn dân thiên hạ được tỏ tường. Giao tiếp hàng ngày thì nó là những câu nói đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Nếu là chuyển tải thông tin thì cần thỏa mãn những nguyên tắc “What, when, where, who, how”.
Mấy hôm trước, cộng đồng mạng xôn xao, bàn tán về phát ngôn sấm sét của thím Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch quốc hội cái gọi là Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Thím phán: “Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình hình”.
Chết chửa, đường đường chính chính là một chính khách, người đứng đầu cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia mà ăn nói... chẳng đâu vào đâu cả. Thím Ngân không biết nguyên tắc phát ngôn của một chính khách (đã đành), thì ít ra cũng cần học cách nói năng rõ ràng, gẫy gọn, rõ nghĩa để bàn dân thiên hạ được tỏ tường. Giao tiếp hàng ngày thì nó là những câu nói đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Nếu là chuyển tải thông tin thì cần thỏa mãn những nguyên tắc “What, when, where, who, how”.
Thím Ngân dùng các cụm từ mơ hồ, bóng gió như: “một số tổ chức, cá nhân”, “thế này thế khác”, “thế này thế nọ”, “những người đó, tổ chức đó”, “các phần tử”, “rối tình hình”..., nghe đến bực mình. Thím ác (trùm cộng sản ai chả ác) nhưng mà nhát. Nhát vì thím không dám đường hoàng chỉ đích danh cá nhân, tổ chức nào để người dân thấy cái mồm ngang mũi dọc của “bọn kích động”, nói trắng phớ ra là “thế lực thù địch, phản động” nó làm sao. Mặc dù thím định hướng cho nhân dân hiểu như thế.
Người ta thường nói “có tật giật mình”. Đúng là tôi có tật thật. Cái “tật” đi biểu tình chống Tàu cộng xâm lược, bảo vệ môi trường. Mà đã đi biểu tình thì phải hô hào thật to. Thậm chí hô “chay” không thỏa, phải vác cả loa đi theo nữa. Có hô, thì người ta mới biết mình muốn gì, đấu tranh vì cái gì.
Nghe thím phán thế, tôi lập tức tự giác liệt mình vào thành phần thuộc “một số tổ chức, cá nhân này nọ” mặc dù thím đếch dám chỉ đích danh tên tôi.
Tôi có quyền nghĩ như thế vì tôi không phải là người cộng sản. Đó là lý do thứ nhất. Thứ hai, tôi cũng giống như nhiều anh em, bạn bè của mình đã công khai lên tiếng đấu tranh cho hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ, cổ vũ cho các giá trị tự do, nhân quyền, dân chủ. Đấy là những lý do để bị gọi là “phản động” hoặc “thế lực thù địch”.
Đã có quá nhiều bài viết, bình luận, phản hồi về phát ngôn của thím Ngân. Nhiều đến nỗi sém chút nữa thì mức độ quan tâm của công chúng sánh ngang màn cho cá ăn mà thím có dịp phô diễn nhân dịp tiếp Tổng thống Mỹ đến thăm nhà sàn bác Hồ một Tập nhiều Chương hồi tháng 5 vừa rồi. Vì thế, tôi không bình luận dài dòng làm gì cho mất thời gian của người đọc.
Thím Kim Ngân đặt câu hỏi: “những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước?”
Vậy thì, lấy tư cách của một người Việt Nam không cộng sản, xin đặt ra một câu hỏi sòng phẳng cho bà trùm cộng sản rằng: “Bà Nguyễn Thị Kim Ngân và đảng cộng sản của bà đã làm những gì gây tổn hại cho đất nước?”
Nếu nhất thời thím chưa nghĩ ra câu trả lời, tôi xin gợi ý một vài “từ khóa” để thím tự nảy số trong đầu. Và cũng để người dân nhận diện được thế lực nào mới thật sự là bọn “phản động”, và những ai là người yêu nước.
Các “từ khóa” ấy là: cải cách ruộng đất; nhân văn giai phẩm; xét lại chống đảng; đấu tố; công hàm Phạm Văn Đồng 1958; thuyền nhân; mật nghị Thành Đô; Z30; tham nhũng; Bauxite Tây Nguyên; Formosa; môi trường; tàu lạ; ngư dân; nhân quyền; tiêm vac-xin; công dân chết trong đồn công an v.v…
Gọi là “từ khóa” là để người dân có thể tự lên mạng tìm hiểu thông tin đa chiều, từ đó thấy được bức tranh đen tối của đất nước với nguồn cơn và thủ phạm là ai.
Riêng với thím, chỉ cần nhắc những cụm từ trên thím đã thấu từ trong gan ruột thím rồi.
No comments:
Post a Comment