Áp lực nhân quyền với Hà Nội đang có hiệu quả
Sự kiện tòa án Việt Nam giảm án cho hai sinh viên Nguyên Kha và
Phương Uyên bị quy tội chống chính quyền trong phiên xử phúc thẩm hôm
qua 16/08 được báo chí nước ngoài xem là hy hữu. Theo Human Rights Watch
thì đây là thành quả của một chiến dịch áp lực quốc tế cần phải được áp
dụng lâu dài với chính quyền Việt Nam.
Ông Phil Robertson, giám đốc HRW tại châu Á nói thêm rằng sự kiện cô
Phương Uyên được thả là một cử chỉ khéo léo của nhà cầm quyền Việt Nam.
Nhưng điều này không có nghĩa là họ thay đổi hẳn chính sách đối với
những người có lời phát biểu không lọt tai chế độ. Ngược lại, tôi nghĩ
đây là một bài học mà cộng đồng quốc tế, chính phủ cũng như các nhà tài
trợ phải suy ngẫm khi hỗ trợ hay giao dịch với Việt Nam. Từ nay về sau
quốc tế phải cứng rắn hơn với nhà cầm quyền Việt Nam về vấn đề nhân
quyền.
Trách nhiệm Bộ trưởng khi chất lượng nền giáo thấp
Trong buổi họp thường vụ Quốc hội Việt Nam chiều ngày 15/8, sau khi
nghe những nhận xét đánh giá về kết quả giám sát việc thực hiện chính
sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình học. Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng thừa nhận rằng trên tổng thể, giáo dục phổ
thông vẫn không đủ bảo đảm cho chất lượng tối thiểu khiến cho các đại
biểu phát sốc, lo ngại mà dư luận cũng hốt hoảng bởi con em họ đang lớn
lên trong khung giáo dục đó. Nhiều người đặt câu hỏi, trách nhiệm bộ
trưởng ở đâu khi dễ dàng thừa nhận chất lượng giáo dục không đạt mức tối
thiểu khi quyền sinh, quyền sát đang trong tay mình. Dư luận e ngại, Bộ
trưởng mà còn nói như vậy thì nền giáo dục Việt Nam sẽ đi về đâu?
Thưởng 320.000 đồng cho người tố cáo tiêu cực.
Sáng 16/8, báo lề đảng của cộng sản việt nam đưa tin. Lãnh đạo Sở Y
tế Hà Nội đã tổ chức khen thưởng cho cá nhân đã có đơn tố cáo sai phạm
trong kết quả xét nghiệm xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. Lễ khen
thưởng diễn ra chỉ vỏn vẹn nửa tiếng đồng hồ với những giọt nước mắt của
người nhận giấy khen. Những giọt nước mắt ở đây không phải là sự xúc
động hay vui mừng mà là sự buồn tủi vì cách cư sử của lãnh đạo sở. Đặc
biệt hơn, khi số tiền thưởng họ nhận được chỉ có 320.000 đồng cho hành
động can đảm để vạch trần vụ việc sai lầm nghiêm trọng tại bệnh viện, đã
gây chấn động dư luận Việt Nam trong thời gian vừa qua. Được biết để
phơi bày tiêu cực ra ánh sáng, họ đã phải trải qua biết bao sóng gió, để
rồi họ nhận lại được sự kỳ thị của lãnh đạo cấp trên.
Trung Cộng lại bắt thêm một nhà dân chủ.
Theo hãng tin Pháp AFP, tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Trung Cộng có cơ sở
tại Hồng Kông cho hay blogger Quốc Phi Hùng tên thật là Dương Mậu Đông
đã bị bắt tại Quảng Đông vào ngày 08/08. Được biết, Dương Mậu Đông là
một nhân vật đấu tranh có tên tuổi tại Trung Cộng. Ông tranh đấu cho
quyền tự do ngôn luận và hay giúp đỡ các nạn nhân của tham ô và áp bức.
Ông bị bắt chỉ một tháng sau ngày luật sư Hứa Chí Vĩnh bị bắt giữ vì
công bố lời kêu gọi chính quyền trả tự do cho các nhà tranh đấu, ký kiến
nghị đòi quan chức nhà nước kể cả cấp lãnh đạo cao nhất, công khai hóa
tài sản và thu nhập để chống tham ô. Đây là dấu hiệu cho thấy chính
quyền Trung Cộng rất lo sợ sẽ xảy ra một mùa xuân Ai Cập nên mở chiến
dịch truy bắt hàng loạt nhà tranh đấu.
Chìm tàu tại Philippines
Vào khoảng 21h ngày 16/08, một chiếc tàu Philippines đã bị chìm ngay
lối vào cảng Cebu sau khi đâm vào một tàu hàng. Theo ước tính sơ bộ, có
31 người chết và khoảng 170 người còn mất tích, trong khi đó hàng trăm
người khác đã được cứu sống, chủ yếu nhờ các tàu đánh cá. Được biết con
tàu gặp nạn kể trên chở tổng cộng 723 hành khách, cùng 118 thủy thủ và
104 contener. Tại quần đảo Philippines, tai nạn đường biển xẩy ra thường
xuyên vì khu vực này có nhiều bão, bên cạnh đó, tàu bè ít tuân thủ các
quy tắc an toàn hàng hải. Xin được nhắc lại, năm 1987 con tàu khách Dona
Paz đã chìm sau khi đâm vào một tàu chở xăng dầu, khiến ít nhất 4341
người chết, đây là thảm họa đường biển kinh hoàng nhất trên thế giới.
No comments:
Post a Comment