Thứ Ba, ngày 13.08.2013
Liên tục chương trình là buổi tiếp
xúc của anh Hải Nguyên với ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch HĐĐHTƯ/ LLCQ,
liên quan đến tình trạng chống tham nhũng tại Việt Nam. Xin mời anh Hải
Nguyên.
Hải Nguyên (HN): Cám ơn anh Hải Sơn. Ngày 6
tháng 8 vừa qua, TBT Nguyễn Phú Trong ký quyết định thành lập 7 đoàn
kiểm tra các vụ tham nhũng nghiêm trọng. Tin này gây ra một số dư luận.
Người thì cho rằng đây là một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực diệt
trừ tham nhũng của Đảng CSVN. Có dư luận lại cho đây là đòn đấm đá giữa
các phe cánh để triệt hạ thế lực của nhau.
Để tim hiểu sự việc này, mời quý vị theo dõi buổi thảo luận của
chúng tôi với Ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch HĐĐHTƯ LLDTCNTQ. Ông Bảo tham
dự cuộc thảo luận này từ Nam California, Hoa Kỳ.
Kính chào Ông Trần Quốc Bảo. Trước khi bàn qua về mục tiêu và
hiệu quả của cái quyết định vừa do ông Nguyễn Phú Trọng ban hành, nếu
được, xin Ông tóm lược qua về nội dung của Quyết định này.
Trần Quốc Bảo (TQB): Xin chào anh HN và quý thính
giả đài phát thanh ĐLSN. Vâng, đây là Quyết Định số 17, do Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng, nhân danh Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham
nhũng ký ngày 6 tháng 8 vừa qua. Nội dung QD này là để thành lập 7 đoàn
công tác có cái tên hay cái nhiệm vụ khá dài, là "kiểm tra, giám sát
việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án
tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm". Mỗi đòan do
1 Ủy viên của BCT hay của Ban chấp Hành Trung Ương đảng CS làm trưởng
Đòan và phụ trách một số cơ quan, hoặc một khu vực địa lý. Ví dụ, Ðoàn
công tác số 1 do Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư. Ðảng, phụ
trách TP Sài Gòn. Ðoàn công tác số 2 do Trần Ðại Quang, Ủy viên Bộ
Chính trị, Bộ trưởng Công an, phụ trách Hà Nội và Hải Phòng. Ðoàn công
tác số 3 do Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính T.Ư làm Trưởng đoàn,
phụ trách Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân
tối cao, vân vân.
HN: Thưa Ông, xin Ông nói rõ thêm về chức năng
của các đoàn kiểm tra này. Có phải đảng CSVN lập ra để điều tra, để phát
hiện các vụ tham nhũng tại các địa phương, các cơ quan quy định trong
Quyết định này không?
TQB: Đúng ra, Quyết định 17 này này là để thi hành
Kế hoạch số 16 vừa được Ban Chỉ đạo Trung Ương về phòng, chống tham
nhũng thông qua trước đó 1 ngày, tức là ngày 5 tháng 8, qui định các
biện pháp, cách thức kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng quan trọng. Như vậy, theo tinh
thần của cái kế hoạch số 16 này thì mục tiêu 7 đoàn công tác này không
phải là để phát hiện các vụ tham nhũng, hoặc truy tố các phạm nhân tham
nhũng, mà là để kiểm tra việc phát hiện các vụ tham nhũng đã xẩy ra,
giám sát các vụ xử án, theo dõi các phạm nhân thi hành án lệnh về tội
tham nhũng. Nói cách khác, chức năng của các đoàn công tác này là đi
thanh tra, đi giám sát, tìm hiểu việc thi hành các biện pháp phòng chống
tham nhũng mà Đảng đã đề ra tại một số địa phương hoặc một số cơ quan,
nơi có các vụ án tham nhũng mà theo ngôn từ của QĐ 17 là "nghiêm trọng,
phức tạp, dư luận xã hội quan tâm".
Thời gian thực hiện kiểm tra là từ ngày 15-8 đến ngày 30-9-2013. Sau
đó, Ban Nội chính T.Ư sẽ đúc kết kết quả kiểm tra, giám sát, để báo cáo
Thường trực Ban Chỉ đạo, rồi sau đó sẽ trình Bộ Chính trị của ĐẢng trước
ngày 30-11-2013.
HN: Thưa Ông TQB, theo nhận định của Ông thì mức
độ hiệu quả của các Đoàn Công tác này như thế nào? Chúng có giúp tiêu
diệt nạn tham nhũng tại VN không?
TQB: Tôi không tin là cái QĐ này của Ông NPT sẽ tạo
được kết quả gì trong việc chống tham nhũng tại VN. Có chăng là sau ngày
30 tháng 11, tức là sau khi ông Nguyễn Bá Thanh trưởng ban Nội chính
trung ương trình kết quả kiểm tra của 7 toán công tác này, có thể sẽ có
một vài cán bộ trung cấp bị xử tù nặng hơn, hoặc bị khiển trách, như là
nhừng con dê tế thần, để làm cảnh, để xoa dịu dư luận. Còn nạn tham
nhũng vẫn tiếp tục hoành hành, như đã từng xẩy ra hàng bao nhiêu năm
rồi.
HN: Có dư luận cho rằng cái QĐ 17 này cũng chỉ
là một trò tranh chấp giữa các phe nhóm trong Đảng. Xin Ông cho biết
nhận định của Ông về vấn đề này.
TQB: Vâng, đúng vậy, dư luận này phát xuất từ sự
kiện có sự tranh chấp thế lực giữa TBT Đảng và Thủ tướng chính phủ, tức
là giữa phe NPTrọng và phe NTDũng. Tranh chấp này nó biểu lộ từ vụ Ban
Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng trước đây thuộc Chính phủ, tức do Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm, sau HNTƯ 6 vào đầu năm nay thì được đặt trực
thuộc Bộ Chính trị, do Tổng bí thư NPTrọng làm trưởng ban.
Và để đánh trả lại NPTrọng , NTDũng đã vô hiệu hóa Nguyền Bá Thanh,
người được Trọng mang từ Đã Nằng ra Hà Nội phong cho chức Trưởng Ban Nội
Chính TƯ, tức là cơ quan phụ trách kỷ luật trong nội bộ Đảng, và làm
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng.
Dũng vô hiệu hóa bằng cách công bố kết quả điều tra của Thanh Tra Chính
quy trách nhiệm thành phố Đà Nẵng đã vi phạm các quy định về quản lý sử
dụng đất, gây thất thu ngân sách trên 3,500 tỉ đồng. NB Thanh, lúc đó là
Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng đương
nhiên là phải chịu trách nhiệm.
Tóm lại, trong bối cảnh đó thì cái quyết định 17 này không ít thì
nhiều phải dính líu đến sự tranh chấp giữa TBT Đảng và Thủ tướng Chính
phủ.
HN: Như vậy, theo Ông, làm thế nào mới diệt được nạn tham nhũng tại Việt Nam?
TQB: Muốn diệt nạn tham nhũng thì phải diệt cái gốc.
Đó chính là Đảng CSVN! Đảng đứng ngoài và đứng trên luạt pháp, không
ai, không có cơ quan độc lập nào kiểm soát chế tài, nên đảng viên vừa tự
tung tự tác, lại bao che cho nhau! TB Thư hay Thủ Tướng có nắm Ban Chỉ
Đạo phòng chống tham nhũng thì chung cuộc kết quả cùng vậy, cũng đưa ra
Hội Nghị Trung Ương ĐẢng để rồi nội bộ phê bình nhau, rồi xin lỗi nhau
và cuối cùng, vì quyền lợi của Đảng, các tay chóp bu vẫn bình chân như
vại, như chúng ta đã từng thấy bao nhiêu năm qua.!
Tóm lại Đảng CSVN là nguyên nhân mọi thảm nạn của VN, trong đó có cả thảm nạn tham nhũng.
HN: Chân thành cám ơn Ông Trần Quốc Bảo đã dành
thời giờ chia sẻ với thính giả Đáp Lời Sông Núi về tình hình chống tham
nhũng của Đảng CSVN. Xin hẹn ông trong một buổi thảo luận sau của Đáp
Lời Sông Núi.
No comments:
Post a Comment