Chủ Nhật, ngày 14.07.2013
Hỏi: Anh Công Long, Sinh Viên, Hà Nội: Xin Đài ĐLSN cho biết ý
kiến về trường hợp chính phủ Hoa Kỳ kết án ông Edward Snowden đã tiết lộ
việc Hoa Kỳ thu thập và tang trữ các dữ kiện thông tin liên lạc của dân
chúng trong nhiều năm qua. Phải chăng là chính phủ Hoa Kỳ đã vi phạm
quyền tự do của dân chúng, và như vậy thì đâu có thể lên án nhà cầm
quyền VN vi phạm nhân quyền?
Đáp: Thưa anh Long, hai trường hợp hoàn toàn khác nhau, có thể nói
khác một trời một vực. Việc Cơ quan An ninh Quốc Gia thường gọi tắt là
NSA của Hoa Kỳ thu thập và tàng trữ các cuộc điện đàm, các emails chuyển
gửi của dân chúng Hoa Kỳ được thực hiện với sự đồng ý của các dân biểu
và nghị sĩ thuộc các Ủy Ban đặc trách an ninh-tình báo của Quốc Hội Hoa
Kỳ. Các dân biểu và nghị sĩ này thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà,
do dân chúng bầu lên một cách hoàn toàn tự, và họ đồng ý cho NSA tiến
hành công tác này vì nhu cầu chống khủng bố, bảo vệ sinh mạng và quyền
lợi của dân chúng Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, quyết định này chỉ cho phép NSA
được khai thác nội dung các cuộc điện đàm hoặc các emails nếu người gửi
hay người nhận có bằng cớ cụ thể cho thấy có liên hệ đến hành động khủng
bố.
So sánh sự kiện trên với hành động trấn áp, bắt bớ những người bất
đồng chính kiến của nhà cầm quyền CSVN, anh Long cũng thấy khác biệt
hoàn toàn. Sự khác biệt quan trọng nhất là tại VN, việc trấn áp, bắt bớ
đều do một mình Đảng CSVN tuỳ tiện quyết định và thi hành, mà mục tiêu
là nhằm bảo vệ quyền lợi của Đảng chứ không phải ích lợi của đất nước,
xã hội. Chính vì vậy mà chúng ta thấy những người biểu tình rất ôn hoà
để lên án các hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Cộng, cũng bị nhà
cầm quyền CSVN đánh đập, bắt giữ
Hỏi: Ông Hoàng Thắng, Hà Đông: Có tin là Chủ tịch nước sẽ qua
thăm Mỹ. Xin quý Đài nói rõ về tin này và ý nghĩa của chuyến đi này ra
sao?
Đáp: Thưa Ông Hoàng Thắng, Về ý nghĩa của chuyến đi này, hiển nhiên
là nó đã nói lên sự quan tâm của Mỹ đối với VN, một quốc gia có khả năng
giúp Mỹ ngăn chận ảnh hưởng của TC tại Á Châu-Thái Bình Dương. Còn đối
với CSVN, nó có thể có 2 ý nghĩa. Một là, qua chuyến đi Hoa Thịnh Đốn
của Ông Sang, Hà Nội muốn chúng tỏ không phải hoàn toàn lệ thuộc vào Bắc
Kinh. Thứ hai, đây cũng là dịp để phe cánh các Ông Sang, Ông Trọng
giành lại phần nào uy thế vốn đã bị phe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lấn
lướt trong thời gian qua.
Hỏi: Ông Lê Công Hoà, Đalat: Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới
vừa phát động một thỉnh nguyện thư trên mạng kêu gọi mọi người khắp nơi
chống lại tình trạng kiểm duyệt Internet tại Việt Nam và đòi nhà cầm
quyền VN phải trả tự do cho các blogger bị giam cầm. Xin Đài ĐLSN cho tổ
chức này là gì và ảnh hưởng của nó ra sao?
Đáp: Thưa ông Hòa, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, thường được
gọi tắt là RSF (viết tắt từ tên Pháp là Reporters Sans Frontières) từ ,
tức là do một số ký giả và nhà báo Pháp thành lập năm 1985, là một tổ
chức dân sự và bất vụ lợi, có trụ sở đặt tại Paris, thủ đô Pháp, và có
chi nhánh tại một số quốc gia . RSF có mục tiêu cổ súy và bảo vệ sự tự
do thông tin và tự do báo chí. Ngoài việc lên tiếng can thiệp cho các ky
giả, nhà báo các bloggers bị trấn áp, bi tù tội, RSF còn soạn thảo và
phổ biến các bản phúc trình hàng năm về mức độ tự do báo chí của các
nước trên thế giới, so sánh và xếp hạng chế độ kiểm duyệt các quốc gia,
trao các giải thưởng về báo chí, như giải Công Dân Mạng 2013 mà blogger
Huỳnh Ngọc Chênh nhận lãnh tháng 3 vừa qua.
Dù ngân sách rất khiêm nhường, chỉ vào khoảng 5 triệu euro một năm,
RSF có ảnh hưởng rất lớn. Vì liên quan đến lãnh vực truyền thông, tức có
khả năng phổ biến, quảng bá rộng rãi đến quảng đại quần chúng, nên các
tin tức, các chiến dịch vận động của RSF có thể tác động đến khối lượng
đông đảo dân chúng khắp nơi, cũng như với chính phủ của nhiều quốc gia,
đặc biệt là các nước dân chủ, trong đó giới truyền thông báo chí được
xem là "đệ tứ quyền". Ngoài ra, vì RSF được công nhận là một cơ quan tư
vấn chính thức của Liên Hiệp Quốc, những bản tin, các cuộc vận động, can
thiệp của tổ chức này đã ảnh hưởng đến các quyết định của LHQ, như việc
cấm vận, viện trợ, vv...
Hỏi: Bà Lê Thị Thắm, Rạch Giá: Chỉ một ngày trước phiên xử LS Lê
Quốc Quân thì nhà cầm quyền cho biết phải đình hoãn vì Chánh án bị bênh
bất thường. Xin Đài ĐLSN cho biết ý kiến về việc đình hoãn này. Liệu lý
do mà nhà cầm quyền nêu ra có phải thật sự như vậy không?
Đáp: Thưa Bà Thắm, theo Thông báo số 1571của Toà án Nhân Dân thành
phố Hà Nội đề ngày 8 tháng 7, nêu lý do hoãn phiên toà hình sự sơ thẩm
xử LS Lễ Quốc Quân là vì thẩm phán Lê Thị Hợp, chủ tọa phiên tòa, bị cảm
đột ngột, phải đi cấp cứu. Vì vậy thay vì xử ngày 9 tháng 7, nay hoãn
lại vô hạn định.
Không phải chỉ có Bà Thắm đặt nghi vấn về lý do "bị cảm đột ngột"
này, mà đây là nghi ngờ của rất nhiều người. Số đông cho rằng, Đảng phải
hoãn phiên xử vì dư luận phản đối quá mạnh, từ trong nước đến hải
ngoại, đặc biệt là từ các tổ chức nhân quyền đến chính giới các quốc gia
Tây Phương. Đảng phải hoãn để tìm cách giải quyết sao cho xoa dịu dư
luận, mà lại không bị mất mặt! Cũng có dư luận cho rằng, trong khi chuẩn
bị phiên xử thì xẩy ra việc Chủ tịch nước Trương tấn Sang được mời qua
thăm Hoa Kỳ. Hiển nhiên là giáng một bản án nặng với LS Lê Quốc Quân
trước khi ông Sang đến Hoa Th.nh Đốn thì khó ăn khó nói, cho nên phải
hoãn lại đến sau chuyến đi rồi mới tính!
Tóm lại, trong chế độ mà dối gạt là một thói hành sử hàng ngày của kẻ
cầm quyền thì những dự đoán trên không phải là không có cơ sở./.
No comments:
Post a Comment