Monday, April 9, 2012

Thế nào là quốc nhục

Ngày 09.04.2012    
Định nghĩa một cách vắn tắt, quốc nhục là khi chúng ta so sánh quốc gia của mình với các quốc gia khác, hoặc lãnh đạo của nước ta so với lãnh đạo của những nước khác và cảm thấy xấu hổ.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhì về An toàn Nguyên tử tại Hán Thành (Nam Hàn), diễn ra vào ngày 26 và 27 tháng 3 vừa qua, gồm có nguyên thủ của 53 quốc gia trên thế giới. Chúng ta cảm thấy vô cùng tủi nhục cho dân tộc Việt Nam khi nhìn thấy cung cách của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong hội nghị này.

Hình ảnh đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng là một trùm công an, rón rén bước đến bắt tay nữ Thủ tướng Úc, Julia Gillard. Bà là Thủ tướng của một nước dân chủ thực sự, được dân chúng bầu lên trong một cuộc bầu cử công khai và công bằng.
Trông ông Dũng oai vệ, hùng hổ bao nhiêu với thái độ "mục hạ vô nhân" đối với dân chúng trong nước nhờ có đội ngũ công an mật vụ đông đảo, nhưng lại mặc cảm, rụt rè bấy nhiêu khi đứng trước các nguyên thủ quốc gia dân chủ chân chính. Ông làm cho người Việt Nam cảm thấy nhục khi so sánh với các dân tộc khác trên thế giới, nhất là trên phương diện bang giao, kinh tế và chính trị. Cử chỉ của ông Dũng khi bắt tay bà Gillard cho thấy một điều nghịch lý, trong thời điểm đó địa vị của ông vững như bàn thạch, vì có điều 4 hiến pháp và bộ máy công an với gần 2 triệu cán bộ chống lưng. Trong khi bà Gillard chỉ lãnh đạo một chính phủ thiểu số trong quốc hội Úc, và các cuộc thăm dò cử tri cho thấy đảng Lao Động của bà hầu như sẽ bị thất cử vào năm 2013. Hơn nữa, bà đang bị chấn động bởi sự thất bại thảm thương của đảng Lao Động, trong cuộc bầu cử vào ngày 24 tháng 3 vừa qua tại tiểu bang Queensland.
Vậy tại sao ông Dũng phải khép nép, rụt rè trước mặt bà Gillard?
Lý do đơn giản, vì "tà" không thể thắng "chánh" và cũng không thể so sánh với "chánh" được. Dù ông Dũng và đảng của ông bề ngoài có vững mạnh đến đâu, nhưng chế độ cai trị dân bằng bạo lực thì muôn đời vẫn là tà đạo. Cái chết bất đắc kỳ tử của bạo quyền này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. So với Thủ tướng nước Úc thì khác một trời một vực, bà Julia Gillard và đảng của bà phải thuận theo ý dân để trị nước và chịu nhiều áp lực từ môi trường chính trị đa nguyên. Nhưng đảng Lao Động Úc sẽ bền vững trong dòng lịch sử và những đóng góp của bà Gillard sẽ trường tồn.
Thật vậy, đảng Lao Động đã nắm quyền tại tiểu bang Queensland trong 2 thập niên. Tại các quốc gia dân chủ, việc một chính đảng lên nắm quyền trong 2 thập niên là điều hiếm hoi. Quần chúng muốn thay đổi chính quyền để một chính đảng mới sẽ có nhiều chính sách sáng tạo hơn. Thay đổi chính quyền là chuyện bình thường xảy ra ở các xứ văn minh và dân chủ, lẽ đương nhiên đảng Lao Động tại Queensland phải chấp nhận. Tuy nhiên, mức độ thất cử của đảng này đã vượt xa dự đoán của bà Gillard.
Trong quốc hội Queensland được bầu vào năm 2009 tổng cộng có 89 ghế, đảng Lao Động được 51 ghế. Không ngờ, sau cuộc bầu cử vừa qua thì đảng Lao Động chỉ còn có 7 ghế, và đảng đối lập là đảng Tự do Quốc gia đã chiếm được 78 ghế, với chiến thắng vô cùng vẻ vang. Dù bị thất bại ê chề nhưng con người của bà Gillard vẫn tỏa ngời "chính khí", thế nên "tà khí" của Nguyễn Tấn Dũng phải chùng bước khi trực diện với bà.
Không biết ông Dũng khi gặp nguyên thủ của các nước Á Châu khác như thế nào? Liệu có khúm núm, rụt rè như khi gặp bà Gillard hay không?
Chẳng hạn khi gặp Tổng thống Nam Hàn, Lee Myung-Bak, không biết ông Dũng có nhận thức được là Nam Hàn may mắn trãi qua nhiều thập niên dưới sự lãnh đạo của các chính quyền dân chủ, giờ nghiễm nhiên trở thành một cường quốc kỹ nghệ, có thể sánh ngang hàng với các nước tây phương không? Và so với Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng CS và của chính ông hiện nay đã làm cho đất nước bị tụt hậu tang thương trên mọi phương diện đến cở nào không?
Điều trớ trêu là Tổng thống Lee Myung-Bak và đảng của ông vẫn có thể bị thất cử trong kỳ bầu cử tới. Trong khi đó ông Dũng và đảng CSVN sẽ trường trị, cho đến khi toàn dân nổi dậy lật đổ chế độ thì họ mới chịu buông tay.
Xét trên các tiêu chuẩn kinh tế bình thường, tính đến tháng 2 năm nay thì lạm phát tại Việt Nam là 16.44%, so với Nam Hàn là 3.1%. Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới thì mức tổng sản lượng đổ đầu người tại Nam Hàn vào năm 2010 là 20,757 mỹ kim, so với Việt Nam là 1,224 mỹ kim. Có nghĩa rằng dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN và ông Dũng, thì lợi tức của một người Việt Nam chỉ bằng 1/20 lợi tức của người dân Nam Hàn, nhưng vật giá lại leo thang gấp 5 lần so với Hàn Quốc.
Điều đáng tủi nhục cho tổ quốc Việt Nam là gỉa như ngày mai có một cuộc tổng tuyển cử, thì ông Dũng và đảng của ông không những sẽ thắng nhiều ghế hơn đảng Lao Động tại Queensland, mà còn toàn thắng từ 90% đến 100% số phiếu dân bầu nữa!
Ông Dũng và chế độ CSVN không biết xấu hổ! Nhưng toàn thể dân Việt cho đó là một quốc nhục nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương năm nay, nhằm ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch.
Đà Giang
1/4/2012

Thế nào là quốc nhục

Ngày 09.04.2012    
Định nghĩa một cách vắn tắt, quốc nhục là khi chúng ta so sánh quốc gia của mình với các quốc gia khác, hoặc lãnh đạo của nước ta so với lãnh đạo của những nước khác và cảm thấy xấu hổ.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhì về An toàn Nguyên tử tại Hán Thành (Nam Hàn), diễn ra vào ngày 26 và 27 tháng 3 vừa qua, gồm có nguyên thủ của 53 quốc gia trên thế giới. Chúng ta cảm thấy vô cùng tủi nhục cho dân tộc Việt Nam khi nhìn thấy cung cách của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong hội nghị này.
Hình ảnh đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng là một trùm công an, rón rén bước đến bắt tay nữ Thủ tướng Úc, Julia Gillard. Bà là Thủ tướng của một nước dân chủ thực sự, được dân chúng bầu lên trong một cuộc bầu cử công khai và công bằng.
Trông ông Dũng oai vệ, hùng hổ bao nhiêu với thái độ "mục hạ vô nhân" đối với dân chúng trong nước nhờ có đội ngũ công an mật vụ đông đảo, nhưng lại mặc cảm, rụt rè bấy nhiêu khi đứng trước các nguyên thủ quốc gia dân chủ chân chính. Ông làm cho người Việt Nam cảm thấy nhục khi so sánh với các dân tộc khác trên thế giới, nhất là trên phương diện bang giao, kinh tế và chính trị. Cử chỉ của ông Dũng khi bắt tay bà Gillard cho thấy một điều nghịch lý, trong thời điểm đó địa vị của ông vững như bàn thạch, vì có điều 4 hiến pháp và bộ máy công an với gần 2 triệu cán bộ chống lưng. Trong khi bà Gillard chỉ lãnh đạo một chính phủ thiểu số trong quốc hội Úc, và các cuộc thăm dò cử tri cho thấy đảng Lao Động của bà hầu như sẽ bị thất cử vào năm 2013. Hơn nữa, bà đang bị chấn động bởi sự thất bại thảm thương của đảng Lao Động, trong cuộc bầu cử vào ngày 24 tháng 3 vừa qua tại tiểu bang Queensland.
Vậy tại sao ông Dũng phải khép nép, rụt rè trước mặt bà Gillard?
Lý do đơn giản, vì "tà" không thể thắng "chánh" và cũng không thể so sánh với "chánh" được. Dù ông Dũng và đảng của ông bề ngoài có vững mạnh đến đâu, nhưng chế độ cai trị dân bằng bạo lực thì muôn đời vẫn là tà đạo. Cái chết bất đắc kỳ tử của bạo quyền này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. So với Thủ tướng nước Úc thì khác một trời một vực, bà Julia Gillard và đảng của bà phải thuận theo ý dân để trị nước và chịu nhiều áp lực từ môi trường chính trị đa nguyên. Nhưng đảng Lao Động Úc sẽ bền vững trong dòng lịch sử và những đóng góp của bà Gillard sẽ trường tồn.
Thật vậy, đảng Lao Động đã nắm quyền tại tiểu bang Queensland trong 2 thập niên. Tại các quốc gia dân chủ, việc một chính đảng lên nắm quyền trong 2 thập niên là điều hiếm hoi. Quần chúng muốn thay đổi chính quyền để một chính đảng mới sẽ có nhiều chính sách sáng tạo hơn. Thay đổi chính quyền là chuyện bình thường xảy ra ở các xứ văn minh và dân chủ, lẽ đương nhiên đảng Lao Động tại Queensland phải chấp nhận. Tuy nhiên, mức độ thất cử của đảng này đã vượt xa dự đoán của bà Gillard.
Trong quốc hội Queensland được bầu vào năm 2009 tổng cộng có 89 ghế, đảng Lao Động được 51 ghế. Không ngờ, sau cuộc bầu cử vừa qua thì đảng Lao Động chỉ còn có 7 ghế, và đảng đối lập là đảng Tự do Quốc gia đã chiếm được 78 ghế, với chiến thắng vô cùng vẻ vang. Dù bị thất bại ê chề nhưng con người của bà Gillard vẫn tỏa ngời "chính khí", thế nên "tà khí" của Nguyễn Tấn Dũng phải chùng bước khi trực diện với bà.
Không biết ông Dũng khi gặp nguyên thủ của các nước Á Châu khác như thế nào? Liệu có khúm núm, rụt rè như khi gặp bà Gillard hay không?
Chẳng hạn khi gặp Tổng thống Nam Hàn, Lee Myung-Bak, không biết ông Dũng có nhận thức được là Nam Hàn may mắn trãi qua nhiều thập niên dưới sự lãnh đạo của các chính quyền dân chủ, giờ nghiễm nhiên trở thành một cường quốc kỹ nghệ, có thể sánh ngang hàng với các nước tây phương không? Và so với Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng CS và của chính ông hiện nay đã làm cho đất nước bị tụt hậu tang thương trên mọi phương diện đến cở nào không?
Điều trớ trêu là Tổng thống Lee Myung-Bak và đảng của ông vẫn có thể bị thất cử trong kỳ bầu cử tới. Trong khi đó ông Dũng và đảng CSVN sẽ trường trị, cho đến khi toàn dân nổi dậy lật đổ chế độ thì họ mới chịu buông tay.
Xét trên các tiêu chuẩn kinh tế bình thường, tính đến tháng 2 năm nay thì lạm phát tại Việt Nam là 16.44%, so với Nam Hàn là 3.1%. Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới thì mức tổng sản lượng đổ đầu người tại Nam Hàn vào năm 2010 là 20,757 mỹ kim, so với Việt Nam là 1,224 mỹ kim. Có nghĩa rằng dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN và ông Dũng, thì lợi tức của một người Việt Nam chỉ bằng 1/20 lợi tức của người dân Nam Hàn, nhưng vật giá lại leo thang gấp 5 lần so với Hàn Quốc.
Điều đáng tủi nhục cho tổ quốc Việt Nam là gỉa như ngày mai có một cuộc tổng tuyển cử, thì ông Dũng và đảng của ông không những sẽ thắng nhiều ghế hơn đảng Lao Động tại Queensland, mà còn toàn thắng từ 90% đến 100% số phiếu dân bầu nữa!
Ông Dũng và chế độ CSVN không biết xấu hổ! Nhưng toàn thể dân Việt cho đó là một quốc nhục nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương năm nay, nhằm ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch.
Đà Giang
1/4/2012

No comments:

Post a Comment