Ngày 26.04.2012
Lời dẫn: Theo ước lượng của Liên Hiệp Quốc, có đến 3 triệu rưỡi trong số 22 triệu dân Bắc Hàn bị đói, và gần 20% trẻ em nước này trong tình trạng thiếu dinh dưỡng. Còn Nam Hàn, dù dân số chỉ gần 50 triệu nhưng tổng sản lượng đứng hàng thứ ba tại Đông Nam Á. Tại sao cũng cùng một chủng tộc, cũng cùng một truyền thống, một ngôn ngữ, trên cùng một giải giang sơn mà hai nửa của bán đảo Triều Tiên lại có sự chênh lệch lớn lao như vậy? Chúng tôi kính mời quý thính giả nghe bài Quan điểm " DÂN CHỦ VÀ ĐỘC TÀI" của LLDTCNTQ do Hải Nguyên trình bày sau đây để kết thúc chương trình tối hôm nay.
Trong thời gian vừa qua hai sự kiện mang cùng một danh nghĩa nhưng lại hoàn toàn khác nhau về bản chất đã diễn ra trên bán đảo Triều Tiên. Đó là việc chọn lựa thành phần lãnh đạo đất nước.
Tại Bắc Triều Tiên, Kim Chánh Âu,Tư lệnh tối cao quân lực, dù mới 28 tuổi, đã tiếp nhận thêm 2 chức vụ lãnh đạo tối cao nữa. Một là Đệ nhất Bí Thư của đảng duy nhất cầm quyền tại Bắc Hàn. Và hai là Đệ nhất Chủ tịch Quân Ủy Hội. Lý do Kim Chánh Âu chỉ được phong chức vụ Đệ nhất Bí Thư và Đệ nhất Chủ tịch Quân Ủy Hội vì Thân phụ của Âu là Kim Chánh Nhựt đã là Tổng Bí Thư vĩnh viễn của Đảng Lao Động và Chủ tịch vĩnh viễn Quân Ủy Hội.
Việc nhận thêm các chức vụ lãnh đạo này chỉ diễn ra vài ngày trước khi Kim Chánh Âu đọc diễn văn mừng ngày sinh nhật thứ 100 của Kim Nhật Thành, ông nội của Ưng và cũng là người sáng lập ra Cộng hòa Dân Chủ Nhân dân Triều Tiên, tức chế độ CS Bắc hàn.
Và mặc dù vụ thử phi đạn mừng sinh nhật thất bại một cách nhục nhã, chẳng những tiêu tốn mấy chục triệu mỹ kim mà còn bị Hoa Kỳ hủy bỏ kế họach trợ giúp 250,000 tấn thực phẩm, Kim Chính Âu vẫn dõng dạc đọc diễn văn trước hàng vạn quân nhân đứng theo đội ngũ chỉnh tề, vỗ tay đồng nhịp vang lừng cả một góc trời. Sau lưng Âu là hàng trăm tướng lãnh, xếp hàng ngang duới chân hai bức tượng khổng lồ của Kim Nhật Thành và Kim Chánh Nhật. Cảnh tượng này khiến người xem nhớ đến quang cảnh cả một rừng người khóc la thảm thiết trước cái chết của Kim Chánh Nhật vào tháng 12 năm ngoái.
Cũng vào thời điểm này, dân chúng Nam Triều Tiên đi bầu 300 đại biểu Quốc Hội theo quy định của Hiến Pháp dân chủ ban hành năm 1987. Cuộc bầu cử đã diễn ra rất sôi nổi, với các cuộc vận động ráo riết giữa các ứng cử viên thuộc hai khuynh hướng chính. Một là cánh bảo thủ đang ủng hộ Tổng Thống Lý Minh Bác, với chủ trương cứng rắn đối với chế độ CS Bắc Triều tiên. Cánh thứ hai có khuynh hướng thiên tả, ảnh hưởng từ chủ trương hòa giải với Bình Nhưỡng từ thời cố Tổng thống Kim Đại Trọng với cái gọi là "chính sách Ánh Dương" bắt tay làm hòa với Bắc Hàn. Sau khi đắc cử vào năm 1997, tổng thống Kim Đại Trong đã đến Bình Nhưỡng thăm lãnh tụ Kim Chánh Nhật. Nếu chính sách đặc biệt này đem lại cho Ông giải Nobel Hoa Bình thì về mặt thực tế, một số không nhỏ dân chúng Nam Hàn cho rằng nó chỉ làm lợi cho Bắc Hàn.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội này rất quan trọng trong sinh họat chính trị của Nam Hàn vì nó được xem là chỉ dấu để nhận biết khuynh hướng nào sẽ thắng thế trong cuộc bầu cử Tổng Thống diễn ra vào cuối năm nay khi mà ông Lý Minh Bác mãn nhiệm. Hiến pháp năm 1987 quy định Tổng Thống chỉ phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất dài 5 năm.
Khác với dự đóan của nhiều người là cánh hữu sẽ thua đậm, mặc tả phái chiếm thêm được vài ghế dân biểu, nhưng Quốc Hội vẫn do cánh hữu chiếm đa số. Như vậy có nhiều phần chắc là trong kù bầu cử tổng thống tới đây, ứng cử viên đại diện cho Đảng Đại Dân Tộc, đảng của Tổng thống Lý Minh Bắc hiện nay, có triển vọng sẽ thắng cử.
Mặc dù thể chế dân chủ ở Nam Triều Tiên không phải là tòan hảo, như nó đã thể hiện trong cuộc bầu cử dân biểu vừa qua, trong đó những cảnh ứng cử viên tố cáo lẫn nhau, nào là tham nhũng, gian lận, mất đạo đức, vân vân... Thế nhưng rõ ràng kết quả bầu cử đã thể hiện được sự chọn lựa của người dân. Và thành phần lãnh đạo đất nước, từ những người làm luật, tức lập pháp, đển những người điều hành guồng máy chính phủ, tức hành pháp, đều do dân chúng chọn lựa qua hình thức bầu cử tự do. Nhờ vậy, thành phần lãnh đạo đất nước luôn luôn lắng nghe tiếng nói của Dân, và luôn luôn bị dân chúng theo dõi, đánh giá qua lá phiếu.
Trong khi đó, tại Bắc Triều Tiên, một chế độ cai trị theo cung cách cha truyền con nối đang diễn ra. Người dân không những bị kềm kẹp về tinh thần, mất tất cả những quyền tự do căn bản, mà lại còn bị bỏ đói. Theo ước lượng của Liên Hiệp Quốc, có đến 3 triệu rưỡi trong số 22 triệu dân Bắc Triều Tiên bị đói, và gần 20% trẻ em nước này trong tình trạng thiếu dinh dưỡng. Còn Nam Hàn, dù dân số chỉ gần 50 triệu nhưng tổng sản lượng đứng hàng thứ ba tại Đông Á.
Tại sao cũng cùng một chủng tộc, cũng cùng một truyền thống, một ngôn ngữ, trên cùng một giải giang sơn mà hai nửa của bán đảo Triều Tiên lại có sự chênh lệch lớn lao như vậy?
Câu trả lời rõ ràng là do thể chế chính trị. Con người chỉ có thể thăng hoa, đất nước chỉ có thể giầu mạnh khi áp dụng thể chế chính trị dân chủ, trong đó nhân quyền được tôn trọng. Ngược lại, nếu đất nước chìm đắm trong sự tăm tối của thể chế độc tài – dù mang chiêu bài gì, quân phiệt, hay chủ nghĩa cộng sản độc đảng—thì con người thui chột, đất nước bị tụt hậu.
Sự kiện này đã trở thành một định luật mang tính phổ quát và bất di bất dịch./.
LLDTCNTQ
No comments:
Post a Comment