Sunday, November 27, 2011

Phỏng vấn Luật sư Lê Thị Công Nhân về Giáo Xứ Thái Hà (phần 2)

Ngày 26.11.2011     

HS: Đây không phải là lần đầu tiên tài sản cơ sở tôn giáo bị chiếm đoạt, giáo dân bị trấn áp, bạo hành, luật sư có thể cho biết vài hình thức hiệp thông chia sẻ về mặt tinh thần, các giáo dân nói riêng và đồng bào nói chung còn phải làm gì để biểu tỏ sự phản kháng đối với những hành động bạo ngược của nhà cầm quyền CSVN?
LTCN: Tôi nghĩ rằng việc biểu tình là để đối kháng với sự đàn áp của chính quyền Việt Nam. Việc người dân Việt Nam của chúng ta phải xuống đường biểu tình là điều tất yếu và không còn có cách nào khác. Và tôi nghĩ thế là điều rất là tự nhiên, một cách nôm na ngắn gọn nhất đó là việc nhiều người tập trung lại với nhau để biểu thị thái độ, tình trạng và chính kiến của họ đối với sự việc nào đó mà họ cảm thấy là bất bình và đối tượng mà họ muốn tiến tới là nhà cầm quyền.

Câu chuyện của giáo xứ Thái Hà tôi nghĩ cũng như các câu chuyện khác tương tự như vậy. Thứ nhất là phải biểu tình trường kỳ, tôi nhấn mạnh đến chữ trường kỳ là bởi vì đối với hoàn cảnh ở trong nước nếu chúng ta không trường kỳ, chúng ta không biết theo một cách lâu dài kiên nhẫn thì tôi e rằng những việc làm chỉ thời gian một hai lần thì nó sẽ dễ bị mất đi hiệu quả. Khi chúng ta biểu tình trường kỳ thì sẽ dần thành một khối quanh và nâng lên hành vi của chúng ta. Những người tham gia thì cũng rất sợ nhưng người ta dần dần cảm thấy bình thường và khi đó thì chúng ta mới mau tiến đến mục tiêu thành công của mình. Đối với giáo dân thì chúng ta vận động tham gia càng nhiều càng tốt, còn đối với giới tu sĩ và chức sắc thì tôi nghĩ rằng mình phải khuyến khích để coi đây là một nhiệm vụ cũng bình thường như những nhiệm vụ khác.
Chỉ có một cuộc biểu tình hôm thứ sáu vừa rồi của giáo xứ Thái Hà có các linh mục và người dân tham gia mà tôi có nghe những giọng điệu xuyên tạc tôi có thể nói là một cách rất thâm độc và đểu cáng khi có người nói rằng biểu tình không phải là của các linh mục. Câu này ý là để gây ra sự chia rẽ mất đoàn kết làm cho các linh mục nghĩ ngợi và có thể người ta liên lạc và cho rằng mình không cần tham gia vào những việc này. Tôi nghĩ rằng hiểu như vậy là hoàn toàn sai bởi vì để duy trì cuộc sống và công việc bình thường của một giáo xứ thì tôi nghĩ rằng những người tu hành ở đó, các linh mục ở đó ngoài những công việc tu hành, cầu nguyện là điều chính được thực hiện một cách định kỳ và tự nhiên như cơm ăn nước uống thì các tu sĩ và linh mục cũng phải có sự tự tin phục trách các công việc khác của giáo hội, của nhà Chúa. Có thể là họ không trực tiếp làm nhưng họ là người giám sát và có quyết định cuối cùng trước cộng đồng đó.
Tôi thấy câu nói 'biểu tình không phải là việc của các linh mục', có một số giáo dân có nói chuyện với tôi họ nói rằng họ cũng thấy hoang mang rằng bây giờ linh mục đi biểu tình như vậy hoặc dẫn đầu đoàn biểu tình thì có nên hay không, thì tôi nói với họ rằng đây là một việc rất bình thường. Biểu tình là quyền của con người và quyền của công dân. Mục đích của việc biểu tình mới là điều quan trọng và ai cũng có quyền tham gia biểu tình. Việc đi biểu tình để đòi lại tài sản của giáo hội là điều rất bình thường và có thể nói là một việc rất tốt. Và tôi tin chắc rằng những sự việc xảy ra thì cũng phải có một người nào đó, là một ông Cha Cố phải đảm nhận vị trí nào đấy để bảo vệ quyền lợi của giáo hội thì là chuyện tự nhiên. Khi tôi nói như vậy thì những người giáo dân đó họ có vẽ rất đồng tình và ủng hộ. Tôi mong rằng những cuộc biểu tình sẽ được diễn ra một cách trường kỳ và thành một thói quen và ngày càng thu hút được đông đảo các giáo dân, các Cha, các Linh Mục quyết tâm theo đuổi sự việc đến cùng là cách thức tôi thấy rằng hết sức là văn minh mà nó cũng thể hiện sự dân chủ. Một sự rất đặc biệc tức là mình lấy bản thân mình ra để làm một ví dụ sống động, làm thí nghiệm trực tiếp để cho những người xung quanh thấy rằng biểu tình là một điều bình thường, một điều đương nhiên của một con người, của một công dân.
Ngoài ra thì tôi nghĩ rằng ở giáo xứ Thái Hà cũng cần phải tiếp tục tăng trưởng về tuyên truyền để dành lợi thế về thời gian trong việc thông tin. Thứ hai tiếp theo là vận động, yêu cầu giáo hội các cấp phải có thái độ dứt khoát, mạnh mẽ trong việc ủng hộ cho giáo xứ Thái Hà làm những công việc chính đáng như vậy. Chớ không thể nào so việc im lặng là trách nhiệm được, bởi vì toàn bộ những giấy tờ, những bằng chứng của giáo xứ Thái Hà để bảo vệ quyền lợi của họ. Những bất động sản họ đang đòi là hoàn toàn đầy đủ và chính đáng. Điều này không cần các luật sư nhìn ra mà ngay cả một người bình thường cũng nhận ra.
Tôi muốn nói nếu có một Cha Cố hay Linh Mục nào đó mà theo dõi chương trình phát thanh của chúng ta thì sẽ thấy rằng chính xác 100% ở đất nước Việt Nam từ thời Pháp cho đến thời bây giờ, tức là nữa thế kỷ dưới chế độ cộng sản thì cũng hoàn toàn không có một chính sách nào là tịch thu hay lấy những bất động sản của giáo hội để biến nó thành công hữu – không hề có. Và tất cả đều dưới hình thức 'mượn', mà đã mượn thì phải trả cho dù bất kỳ theo một luật nào, theo bất kỳ chính sách đất đai nào cũng là như vậy. Và đến bây giờ thì chính quyền CSVN cho dù có tham lam mãnh đất đó đến mấy cũng không thể nào thay đổi sự thật đó ngay trong chính pháp luật mà họ đã ban hành ra. Với những bằng chứng của giáo xứ Thái Hà thì phải nói là quá đẹp để chúng ta thắng kiện, nhưng việc xét xử ở Việt Nam thì quý vị cũng biết là cực kỳ không khách quan và gần như không có sự công bằng khi đảng cộng sản nhúng tay vào. Đấy là câu chuyện khác, bây giờ là chúng ta xây dựng một niềm tin, sự mạnh mẽ và tạo áp lực lớn lên sự việc của chúng ta và chúng ta có thể dành thắng lợi. Tôi nghĩ rằng thắng lợi đó chỉ có thể có được khi có áp lực lớn đến mức độ như vậy, chớ không phải về mặt lý lẽ, về mặt lý lẽ thì họ nếu họ làm đúng thì giáo xứ Thái Hà đã chiến thắng từ lâu lắm rồi.
Ngoài việc vận động tuyên truyền về các cách hành chính của giáo xứ Thái Hà để đi đòi đất thì tôi nghĩ rằng giáo xứ Thái Hà nên có những vận động chính trị rộng khắp để tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức và chính phủ của các nước dân chủ trên thế giới, bởi vì đây thật sự là câu chuyện liên quan về nhân quyền một cách trực tiếp, không phải gián tiếp. Chúng ta không thể có tự do tôn giáo khi thậm chí các cơ sở tôn giáo bị chiếm một cách bạo lực như vậy.
Việc người dân hoặc các tu sĩ đi biểu tình biểu lộ thái độ của họ với các sự việc thì cũng bị chụp cho là vi phạm pháp luật thì thậm chí là câu chuyện về nhân quyền.

No comments:

Post a Comment