Sunday, November 20, 2016

Việt Nam Tuần Qua, 20.11.2016


Kính thưa quý thính giả, để điểm lại những sự kiện nổi bật tuần qua xin mời các bạn thính giả theo dõi buổi hội luận giữa ĐPV Hoàng Ân và PV Trường An.
ĐPV Hoàng Ân: Thưa quí thính giả, trong tuần qua có nhiều sự kiện đáng chú ý đã xảy ra, nhưng vì thời gian không cho phép, nên hôm nay Hoàng An cùng PV Trương An sẽ trình bày một số sự kiện đáng chú ý sau;
Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc bạo quyền VN đứng hạng chót về quyền tự do xử dụng Internet?
PV Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN.
Vào hôm thứ ba vừa qua,Tổ chức Freedom House đã công bố một phúc trình thường niên về quyền tự do xử dụng internet, theo đó thì VN bị xếp hạng 76 trong số 86 quốc gia xử dụng dịch vụ mạng lưới truyền thông này.

Theo phúc trình thì sở dĩ VN bị xếp hạng chót là vì chính sách kiểm soát nghiêm ngặt mạng lưới Internet, thường xuyên đánh sập các trang mạng lề dân và bắt bớ những người hành xử quyền tự do ngôn luận.
Trong danh sách xếp hạng, các nước có mức độ tự do xử dụng internet cao nhất, nằm trong bảng màu xanh là Hoa Kỳ, Canada, Đức, Úc, Nhật, Anh, Pháp, kể cả Philippines. Kế đến là những quốc gia có một vài hạn chế nằm trong danh sách màu vàng. Trong khi đó VN nằm trong bảng màu tím, tức các quốc gia đã và đang tước đoạt quyền tự do xử dụng internet của người dân. Cùng bảng với VN là Trung Cộng và Saudi Arabia.
Giám đốc Freedom House, bà Sanja Kelly, cho biết là nhà cầm quyền VN kiểm soát hầu như toàn bộ mạng lưới internet trong mấy năm qua và tiếp tục chế độ bắt bớ giam cầm nhiều nhà báo lề dân nhất thế giới. Trong số đó có nhiều người đã lãnh án từ 5 đến 10 năm tù chỉ vì vài bài viết phê bình đảng và nhà nước VN.
ĐPV Hoàng Ân: Thưa anh TA, việc CSVN chống người dân lên tiếng tố cáo tham nhũng thay vì chống tham nhũng là sao thưa anh?
PV Trường An: Đúng như chị vừa nói, ngày 16/11, trong phiên họp của các đại biểu Quốc hội, nhiều câu hỏi đặt ra về cách nhà nước xử lý những sai phạm của các cán bộ cao cấp, cụ thể như vụ Vũ Huy Hoàng, nguyên bộ trưởng Bộ Công thương. Đối với các cán bộ cao cấp, dù có sai phạm gây thiệt hại nặng nề cho đất nước, thì nhà nước lại nêu ra những lý do buồn cười như ‘chưa có tiền lệ’, phạm nhân không còn tại chức hoặc đã xuất cảnh sang nước ngoài để chữa bệnh, để hoãn hoặc ngưng xử lý họ trước pháp luật. Còn người dân lên tiếng tố cáo những sai phạm của họ hoặc phản đối sự nhân nhượng của nhà nước đối với những sai phạm nặng nề ấy thì lại bị thẳng tay bắt bỏ tù với tội danh “chống phá nhà nước”. Vì thế, tuần qua, dư luận bàn tán rôm rả sự việc này và đều cảm thấy buồn cười cho cái nhà nước không còn biết thế nào là hợp lý này.
ĐPV Hoàng Ân: Báo chí lề đảng VN loan tin về tình trạng hơn 300 ngàn sinh viên VN tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng khi ra trường không có việc làm. Anh có suy nghĩ như thế nào về việc này?
PV Trường An: Theo tôi được biết vào hôm 17/11 vừa qua, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã ú ớ khi bị quốc hội chất vấn về con số 300 ngàn sinh viên ra trường nhưng không tìm được việc làm.
Theo như ông Nhạ tuyên bố là khoảng 80% sinh viên tốt nghiệp đại học là có việc làm, nhưng một số đại biểu quốc hội không tin ở con số này. Một đại biểu trích dẫn số liệu cho thấy là VN hiện có 6 triệu rưởi công chức, trong khi đó 300 ngàn cử nhân lại không được tuyển dụng.
Tuy nhiên Giáo sư Lân Dũng, giám đốc sở đào tạo và dạy nghề của bộ giáo dục VN, cho rằng số lượng sinh viên ra trường ở VN quá nhiều so với như cầu của thị trường. Ông Dũng cũng đổ thừa là giới sinh viên không có định hướng đúng đắn khi chọn ngành theo học, và phẩm chất giảng dạy không đồng đều tại các trường đại học khiến cho giới sinh viên khó kiếm được việc làm khi ra trường.
Xin được nói thêm là theo thống kê của bộ giáo dục VN thì chỉ có 7% trong lực lượng lao động trên toàn quốc là có bằng đại học, trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển là từ 25 đến 30%.
ĐPV Hoàng Ân: Dư luận VN đang sôi sục về vụ các cô giáo ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, bị giới quan chức ép buộc làm chiêu đãi viên phục dịch rượu bia trong buổi tiếp tân của cái gọi là Liên hoan Dân ca Nghệ – Tĩnh. Anh vui lòng nói rõ hơn về việc này?
PV Trường An: Sự kiện 21 nữ giáo viên có nhan sắc bị các quan chức nắm đầu đi tiếp khách, chiêu đãi rượu đã làm cho dư luận lên cơn sốt. Cái chuyện nhỏ như con thỏ trong thiên đường XHCN cái gì cũng có thể xảy ra đâu phải chỉ là lần đầu.
Khi ông Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ lên tiếng phê bình các cô giáo và đòi truy hỏi trách nhiệm của các cô giáo có nhan sắc đã không biết “giữ phẩm chất” để các quan tỉnh ép buộc, người ta ùn ùn lên án ông bộ trưởng không có giáo dục đã đâm sau lưng các “nạn nhân” và che ô dù cho các quan chức địa phương.
Tuy nhiên, cứ tưởng các cô giáo “không biết giữ phẩm chất” đã bỏ nhà trường chạy ra nhà hàng tiếp khách chỉ có một lần vào hôm tháng 8; nào ngờ cái vụ “bị ép” làm mất phẩm chất này đã kéo dài nhiều năm.
Theo ông quan cộng sản Nguyễn Văn Hồ, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh thì trò cô giáo là chiêu đãi viên đã có từ nhiều năm qua. Ông này tuyên bố “huy động là cần thiết, không chỉ thể hiện sự quan tâm, mến khách mà còn tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về quê hương.” Chỉ có ở cái xứ mà cán bộ từ trên xuống dưới “sống, chiến đấu, học tập theo gương bác Hồ vĩ đại” mới có cái chuyện cô giáo xinh xinh bị ép đi “làm nhiệm vụ chính trị” là một “hình ảnh tốt đẹp cho quê hương
ĐPV Hoàng Ân: Thưa anh TA, việc lãnh đạo cộng sản VN lại ve vãn và ca tụng người Việt hải ngoại là sao thưa anh?
PV Trường An:Thưa chị cùng quý thính giả của đài.
Trong khi bí thư thành uỷ Sài Gòn, Đinh La Thăng, tuyên bố cộng đồng người Việt hải ngoại là “ngân hàng sáng kiến” trong công cuộc xây dựng đất nước, thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại hô hào mỗi người Việt ở hải ngoại nên là một đại sứ của VN ở các nước.
Các lời ca tụng trên được đưa ra trong cái gọi là “hội nghị người Việt ở nước ngoài”, gồm khoảng 500 người, vào hôm thứ Bảy tuần qua tại Sài Gòn. Phát biểu trong hội nghị này, ông Đinh La Thăng kêu gọi cộng đồng VN hải ngoại hãy đóng góp ý kiến để phát triển thành phố Sài Gòn trong nhiều lãnh vực khác nhau. Trong khi ông Nguyễn Xuân Phúc không chỉ kêu gọi trợ giúp cho Sài Gòn, mà còn hô hào mỗi người Việt hải ngoại hãy trở thành một đại sứ VN trong mắt thế giới.
Theo thống kê, cộng đồng người Việt hải ngoại hiện có khoảng 4 triệu người, gồm hàng triệu người Việt vượt biên tỵ nạn CS sau năm 1975 và hàng triệu người di dân dưới các hình thức như kết hôn, du học hay xuất cảng lao động. Mỗi năm cộng đồng này gửi về trong nước khoảng 12 tỷ Mỹ kim, trong số đó có khoảng 7 tỷ Mỹ kim là đến từ cộng đồng người Việt ở Mỹ.
ĐPV Hoàng Ân: Do thời gian có hạn nên TA và HA xin được tạm dừng cuộc nói chuyện tại đây. Kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại anh và quý thính giảtrong chương trình tuần tới.

No comments:

Post a Comment