Sunday, January 12, 2025

Việt Nam Tuần Qua: Chủ Nhật 12.01.2025

Việt Nam Tuần Qua

Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua

Bảo Trân:  Bảo Trân xin kính chào quí thính giả của đài DLSN và chào anh Hướng Dương, rất vui được cùng anh điểm qua những tin VN đáng chú ý trong tuần.

Hướng Dương: Hướng Dương cũng xin kính chào quí thính giả của đài DLSN và chào chị Bảo Trân.

Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương, lại thêm một luật sư bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam bị nhà cầm quyền tuyên phạt theo điều 331 của BLSH… xin anh nói thêm về việc này.

Hướng Dương: Thưa chị Bảo Trân và quý thính giả, đúng vậy. Tòa án nhân dân Tp Hà Nội hôm 10/1 đã tuyên phạt luật sự Trần Đình Triển (nguyên phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội, trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân) 3 năm tù giam. Ông Triển bị cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331- BLHS, điều luật vốn bị các tổ chức nhân quyền cáo buộc là tùy tiện nhằm tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân.

Theo cáo trạng, từ ngày 23/4 đến ngày 9/5/2024, ông đăng ba bài viết trên Facebook cá nhân mang tên “Trần Đình Triển” phê phán các việc làm của ông Nguyễn Hòa Bình, khi đó đang giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam và hiện đang giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

Trong một bài viết công khai trên mạng xã hội, luật sư Trần Đình Triển cho rằng dưới sự lãnh đạo của Chánh án Nguyễn Hòa Bình, các tòa án đã ngăn cản không cho thân nhân các bị cáo tới dự một số phiên tòa, và ông cũng phê phán quyết định cấm nhà báo và luật sư ghi hình trong các phiên xử công khai.

Ông Truyển là một trong những luật sư mạnh mẽ bênh vực tử tù Hồ Duy Hải bằng những bài viết phân tích, chứng minh các yếu tố bất thường trong vụ án, đồng thời quy trách nhiệm cho người đứng đầu ngành Tòa án đã tạo ra bản án bất công này.

Cáo trạng nói rằng ông Trần Đình Triển phạm tội lần đầu, có thái độ thành khẩn khai báo, nhận thức được sai phạm và đã có thư xin lỗi gửi Chánh án tòa tối cao nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ.

Một trong những luật sư bào chữa cho ông Triển nói với đài RFA rằng ông vô tội và khẳng định bản án đối với ông Triển là án “chính trị” chứ không phải án hình sự đơn thuần.

Truyền thông quốc doanh không nêu tên ông Nguyễn Hòa Bình mà chỉ nêu chức danh của ông là Chánh án, người hiện đang giữ chức Phó Thủ tướng, trong các bản tin tường thuật về vụ án.

Bảo Trân:Ngoài ra, tại Bình Phước, 2 công dân khác bị công an triệu tập vì họ chỉ thực thi quyền biểu đạt. Anh có tin thêm gì về việc này không?

Hướng Dương: Thưa chị, đó là việc hai người dân ở Bình Phước vừa bị công an tỉnh này mời làm việc và lập hồ sơ vi phạm vì “đăng tải thông tin xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức trên mạng xã hội”. Truyền thông quốc doanh không cho biết tên của cơ quan, tổ chức mà hai công dân này “xúc phạm” cũng như điều luật nào được áp dụng để xử phạt.
Hai công dân được báo chí viết tắt tên khi bình luận, cũng bị ký cam kết “không tái phạm”.
Một trong hai người bị cáo buộc đã dùng điện thoại cá nhân để đăng tải lời lẽ xúc phạm lực lượng công an sau khi bị xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm trong khi điều khiển xe gắn máy.
Vài năm trở lại đây, công an gia tăng việc triệu tập, đàn áp những người đăng tải các nội dung mang tính chỉ trích giới lãnh đạo, quan chức trên mạng xã hội với lý do “vi phạm pháp luật”. Luật An ninh mạng và một số nghị định được ban hành sau này đã cho phép công an xử phạt bất cứ ai mà họ cho là “vi phạm” với số tiền lên đến 7,5 triệu đồng. Rất nhiều công dân, trong đó có các nhà hoạt động nhân quyền đã phải ngồi tù vì Luật An ninh mạng, vốn được đảng cộng sản viết ra để triệt tiêu quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam.

Bảo Trân:Thưa anh, chỉ sau vài ngày đăng tãi, báo chí lề đảng bất thần xóa bỏ lời phát biểu của bộ trưởng công an về tin dẹp bỏ công an huyện… anh có ghi nhận gì về việc này.

Hướng Dương:Thưa chị và quý thính giả, giới báo chí lề đảng tại VN đồng loạt xóa bỏ lời phát biểu của của Bộ trưởng công an Lương Tam Quang về đề nghị dẹp bỏ công an cấp huyện, chỉ một ngày sau khi loan tải tin này.

Nội vụ xảy ra vào ngày 7/1 khi nhiều báo chí lề đảngloan tin là Đại tướng công an Lương Tam Quang đã đề nghị tại hội nghị tổng kết ngành công an năm 2024 làphải sắp xếp lại bộ máy công an các cấp.

Ông Quang được cho là đã đề nghị tổ chức lực lượng công an theo mô hình công an ba cấp. Cấp trung ương là bộ công an, sau đó là công an tỉnhthành trực thuộc trung ương, và cấp cuối cùng là công an xã – phường – thị trấn.

Trong mô hình này không còn công an cấp huyệnquận, mục đích là nhằm tăng cường hiệu quả quản trị và chỉ huy trực tiếp từ cấp tỉnhthành đến cấp xã – phường – thị trấn.Tuy nhiên vào ngày 8/1, thông tin về việc dẹp bỏ công an cấp huyệnquận đã bị lược bỏ trong các bản tin về hội nghị nói trên.

Trước đó một ngày, người đọc vẫn còn có thể thấy các tiêu đề “bộ công an đề nghị tinh gọn bộ máy, không tổ chức công an cấp huyện” hay “Đề nghị xây dựng công an 3 cấp, không tổ chức công an cấp huyện”. Đề nghị hủy bỏ cơ quan công an cấp huyện đã được bàn luận sôi nổi trên mạng sau khi tin này được loan tải.

Bảo Trân:Cuối cùng, thưa anh, về việc csvn phát lện truy nã ông Đoàn Bảo Châu, một tổ chức quốc tế là Phóng Viên Không Biên Giới lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền csvn… xin anh nói thêm về việc này.

Hướng Dương: Thưa chị, Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) vừa lên án các hành động đe dọa bắt bớ và sách nhiễu của bạo quyền Việt Nam nhằm vào nhà báo độc lập Đoàn Bảo Châu, khiến ông này phải đi lánh nạn.

Trong thông cáo đưa ra, tổ chức này cho biết nhà báo Đoàn Bảo Châu tiết lộ ông đã lẩn trốn vì có nguy cơ bị bắt. Ông Châu chia xẻ trên mạng là bạo quyền Việt Nam đã triệu tập ông và loan báo là ông có thể bị truy tố vì đã thực hiện 6 bài phỏng vấn các nhà hoạt động từ nhiều năm trước.

Bà Đặng Thị Huệ, một trong những nhà hoạt động được ông Đoàn Bảo Châu phỏng vấn, cho biết là nhà báo này chỉ đơn thuần làm công việc của một nhà báo độc lập. Theo bà Huệ, bài phỏng vấn của ông Châu hoàn toàn thực hiện quyền tự do báo chí, mang tính ôn hòa và phản ánh hiện trạng đất nước.

Theo trang Facebook của ông Châu, vào tháng 6 năm ngoái, công an Hà Nội mời ông lên làm việc và thông báo việc ông bị cấm xuất cảnh và đề nghị truy tố ông, dựa trên 6 đoạn video ghi lại phỏng vấn của ông với nhiều người hoạt động khác, trong đó có buổi phỏng vấn với bà Huệ từ tháng 4 năm 2019.

Từ đó, ông Châu 59 tuổi đã rời nhà đi lánh nạn. Hai tháng sau, công an lại gửi giấy triệu tập, và do ông không đến nên họ bắt đầu truy lùng ông.

Vào hôm 6/1, ông Châu trích thông tin từ gia đình là công an địa phương nhắn ông nên “xin lỗi công khai” và quay về nước, nếu không, ông sẽ bị “truy tố” và “bị truy nã”.

Ông Đoàn Bảo Châu là một võ sư Karate, tác giả đã xuất bản sáu tiểu thuyết, nhiếp ảnh gia tự do và phiên dịch viên.

 

 

No comments:

Post a Comment