Friday, January 24, 2025

NGHỊ ĐỊNH 168 LÀ BIỂU HIỆN RÕ RỆT NHẤT KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Quan Điểm

Ngay sau khi Nghị Định 168 được được áp dụng, dân chúng Sài Gòn và Hà Nội đã chứng kiến cảnh tượng mà một số bài báo đã mô tả là“Chờ 5 nhịp đèn chưa thoát khỏi ngã tư ùn tắc, tài xế ngủ gục trên xe!”

Mời quý thính giả theo dõi bài Quan Điểm của Lực Lượng Cứu Quốc liên quan đến sự kiện này, tựa đề “Nghị Định 168 Là Biểu Hiện Rõ Rệt Nhất Khả Năng Quản Trị Đất Nước Của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sẽ do HẢI NGUYÊN trình bày sau đây ....

Ngày 26 tháng 12 năm 2024, nhà cầm quyền CSVN ban hành Nghị Định số 168/2024/NĐ-CP, tựa đề “Quy Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Trật Tự, An Toàn Giao Thông Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ; Trừ Điểm, Phục Hồi Điểm Giấy Phép Lái Xe”. Nghị Định này do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký tên, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2025.

Nội dung chính của nghị đinh dài 111 trang này có thể tóm gọn là tăng cường việc quản lý giao thông và vận tải tại các khu vực đô thị lớn như Hà Nội và Sài Gòn bằng các biện pháp sau:

- Thứ nhất là hạn chế giờ lưu thông - Các phương tiện vận tải, đặc biệt là xe tải và xe khách lớn, bị cấm lưu thông trong các khung giờ cao điểm tại trung tâm thành phố, nhằm giảm ùn tắc giao thông.

- Thứ hai là áp đặt phí lưu thông cao - Các tuyến đường trọng điểm tại đô thị áp dụng mức phí mới, được gọi là “phí điều tiết giao thông”, với mức giá cao để hạn chế xe cộ cá nhân đi vào khu vực này.

- Thứ ba là tăng cường kiểm tra kỹ thuật phương tiện - Nghị định yêu cầu các xe tải và xe khách phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe hơn, nhằm bảo đảm an toàn giao thông và giảm khí thải.

- Và thứ tư là siết chặt cấp phép vận tải - Các doanh nghiệp vận tải phải trải qua quy trình phê duyệt nghiêm ngặt hơn, kèm theo nhiều thủ tục hành chính phức tạp.

Như vậy, Nghị Định 168 rõ ràng nhắm các mục tiêu là giảm ùn tắc giao thông; cải thiện chất lượng không khí; và tạo nguồn thu để đầu tư vào hạ tầng giao thông.

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng các quy định này đã gây ra nhiều vấn đề ngoài ý muốn của nhà cầm quyền CSVN.

Chỉ sau vài tuần áp dụng, Nghị định 168 đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, bao gồm:

-Một là tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng hơn.  Các khung giờ cấm lưu thông khiến lượng xe dồn về những khung giờ khác tăng đột biến. Thay vì giảm ùn tắc, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt vào sáng sớm và chiều tối.

- Hai là tăng chi phí sinh hoạt. Phí điều tiết giao thông cao đã đẩy chi phí vận tải lên mức không hợp lý. Hệ quả là giá cả hàng hóa tại các đô thị lớn tăng vọt, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân, đặc biệt là tầng lớp thu nhập thấp.

- Ba là doanh nghiệp nhỏ phá sản. Nhiều doanh nghiệp vận tải nhỏ không đủ khả năng tài chính để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật mới hoặc chịu được chi phí tăng thêm từ các khoản phí. Điều này dẫn đến tình trạng phá sản hàng loạt, khiến hàng nghìn lao động mất việc làm.

- Bốn là gia tăng nạn tham nhũng, đút lót. Các quy định phức tạp về cấp phép và kiểm tra kỹ thuật đã tạo điều kiện cho nạn “bôi trơn” phát triển. Tài xế và doanh nghiệp buộc phải chi tiền để được lưu thông hoặc tránh bị xử phạt.

- Và thứ năm là phản tác dụng về môi trường. Thay vì giảm khí thải như mục tiêu đề ra, tình trạng ùn tắc kéo dài tại các khung giờ không cấm đã khiến lượng khí thải từ phương tiện giao thông tăng lên đáng kể.

Những hậu quả nghiêm trọng của Nghị định 168 không phải ngẫu nhiên mà xảy ra, mà bắt nguồn từ các nguyên nhân chính sau:

Trước hết là quá trình soạn thảo thiếu minh bạch: Nghị định được ban hành mà không có sự tham vấn đầy đủ từ các chuyên gia giao thông, tổ chức xã hội, hay người dân. Các quy định mang tính chủ quan, không dựa trên khảo sát thực tế.

Kế tiếp, thiếu đánh giá dựa vào thực tế: Trước khi áp dụng, không có nghiên cứu toàn diện về tác động của nghị định lên đời sống kinh tế - xã hội. Điều này dẫn đến việc ban hành những quy định không phù hợp với thực tiễn.

Đồng thời cơ chế thực thi yếu kém: Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng không hiệu quả, dẫn đến việc thực thi nghị định thiếu đồng bộ, gây khó khăn và bất công cho người dân và doanh nghiệp.

Và cuối cùng là tư duy quản lý có tính cách áp đặt: Thay vì khuyến khích và tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp tự điều chỉnh, nghị định sử dụng biện pháp hành chính cứng nhắc, dẫn đến những phản ứng tiêu cực.

Chẳng hạn, mức phạt về các vi phạm luật giao thông đã tăng vọt nhiều lần so với trước đây, vượt quá khả năng chi trả của người dân bình thường. Ví dụ, tội danh “Mở cửa xe không đảm bảo an toàn gây tai nạn giao thông,mức phạt đối với ô tô, tăng từ 400,000 đến 600,000 đồng lên 20 đến 22 triệu đồng!

Nghị định 168 là một ví dụ điển hình về những bất cập trong quản lý tại Việt Nam. Sự thiếu minh bạch, tính khả thi thấp, và cơ chế xử lý trách nhiệm lỏng lẻo đã khiến nghị định này trở thành gánh nặng cho xã hội thay vì giải pháp cho vấn đề giao thông.

Đây là hậu quả tất yếu của việc quản lý đất nước do một tập đoàn độc tài đảng trị, đứng ngoài và đứng trên luật pháp như đảng CSVN.

Chừng nào mà tập đoàn này còn thống trị đất nước một cách tuyệt đối và vĩnh viễn như điều 4 Hiến Pháp đã quy định, thì chừng đó dân chúng Việt Nam còn phải tiếp tục cúi đầu tuân phục những luật lệ ngu dốt, trái khuấy như nghị định 168./.

No comments:

Post a Comment