Sunday, January 12, 2025

Bộ Công An 3 cấp: Trung Ương- Tỉnh -Xã

Nói Với Người Cộng Sản

Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.

Tiến Văn

12/01/2025

Thưa quí vị đảng viên lão thành cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,

Cách đây vài ngày, báo chí, truyền thông của bọn chóp bu Hà Nội lại làm cho dư luận chú ý bởi sự hốt hoảng, bất nhất trong việc đưa tin về bộ máy chính trị của chúng.

Nhiều tờ báo và cả cơ quan báo chí của Bộ Công An đều đưa tin Bộ Công An cũng sẽ phải tinh gọn bộ máy giống như các bộ, các ban nghành khác của hệ thống.

Bản tin đưa rằng Bộ Công An sẽ rút gọn lại chỉ còn 3 cấp: Trung Ương, Tỉnh và Xã. Tức là sẽ không có Công An cấp huyện như hiện nay.

Nhưng sau đó chỉ vài giờ cái tin ''tinh gọn” này đã bị xóa bỏ mà không có bất cứ lời xin lỗi hay giải thích nào.

Những người đã theo dõi chính trường Việt Nam đều biết rõ kể từ cướp được ghế tổng bí thư, Tô Lâm đã cố sức đánh bóng bản thân bằng những phát ngôn, những ý định nhằm chứng tỏ rằng Tô Lâm có đầu óc cải cách triệt để hệ thống chính trị độc tài nhằm mục đích cao nhất là “mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước và dân tộc” - đúng như lời Tô Lâm phát biểu.

Trong những hành vi đánh bóng đó, Tô Lâm đưa ra rất nhiều dự định có vẻ ngoài tốt đẹp như “tiết kiệm, chống lãng phí”, “tinh gọn bộ máy hành chính” hay một khẩu hiệu rất ngô nghê và khó hiểu là “vừa chạy vừa xếp hàng”.

Dĩ nhiên, chỉ cần chúng ta áp những dự định tốt đẹp, những lời kêu gọi có tính cải cách đó vào chính những gì bản thân Tô Lâm đã sống, đã ứng xử công khai, chúng ta sẽ thấy lòi ngay ra sự giả dối, đạo đức giả của Tô Lâm.

Hơn nữa, trong suốt thời gian qua, dư luận đặt câu hỏi, tại sao kế hoạch “tinh gọn bộ máy” đối với  Bộ Công An chỉ đặt ra những chỉ tiêu lấy lệ, mặc dù đây là một bộ nổi tiếng có quá nhiều nhân lực và tiêu tốn ngân sách của quốc gia lớn hơn bẩy lần ngân sách của 2 bộ, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, gộp chung lại.

Có lẽ để đáp lại sự nghi vấn này của dư luận, bọn chóp bu đã quyết định đưa ra một thông tin nửa kín nửa hở nhằm trấn an, đánh lừa dư luận và tạo điều kiện cho bọn cò mồi, tay chân lên tiếng bênh vực cho cái “tầm nhìn vĩ đại” của ông chủ mới - Tô Lâm, tổng bí thư.

Để khách quan và khoa học, chúng ta thử cùng nhau xem xét vấn đề quản trị quốc gia nói chung như sau.

Trong tất cả mọi quốc gia hiện nay, kể cả từ cổ xưa chăng nữa, quản trị quốc gia luôn vấp phải một vấn đề nan giải là tính hiệu quả của bộ máy hành chính.

Để dễ hiểu, chúng ta sẽ cùng rút gọn vấn đề vào việc bộ máy hành chính liên quan tới việc xây dựng tuyến Metro ở Việt Nam và ở Nhật Bổn với cùng một điều kiện như nhau về độ dài của tuyến, điều kiện địa chất, địa hình và các đòi hỏi kĩ thuật khác.

Để đưa được tuyến Metro này vào hoạt động, ở Nhật Bản sẽ phải chi ra tất cả 100 đồng, trong đó riêng chi phí cho hệ thống hành chính mất 15 đồng để các công việc giấy tờ, điều hành, phối hợp giữa tất cả các bộ phận nhằm đạt được mục tiêu đưa Metro vào hoạt động, tức chiếm 15%.

Song, ở Việt Nam, tỷ lệ chi phí tương đương cho hệ thống hành chính không chỉ tăng lên gấp hai tức 30%, mà tổng chi phí còn tăng lên gấp 4 lần so với Nhật Bổn, tức 400 đồng.

Thành ra hệ thống hành chính của Việt Nam được đánh giá là có tính hiệu quả rất thấp và quá đắt như hiện nay chúng ta đã thấy rõ ở hai tuyến Metro ở Hà Nội và ở Sài Gòn.

Song, đối với Nhật Bổn, điều quan trọng là chi phí hành chính thấp như thế và tính hiệu quả cao so với Việt Nam như thế, vẫn chưa được tất cả các chuyên gia, dư luận Nhật Bổn hài lòng, chấp nhận. Vì vấn đề lãng phí, lãn công, tham nhũng, lơ là, thiếu trách nhiệm vẫn còn tồn tại. Điều khác biệt căn bản so với Việt Nam là Nhật Bổn có hệ thống cầm quyền dân chủ, tức có phe đối lập, có báo chí tự do, có tòa án độc lập, người dân có quyền biểu tình khi bất ưng, vân. Vân.

Vì vậy, các ông thủ tướng của Nhật Bổn hay bất cứ một cơ quan công quyền nào cũng bị soi xét, kiểm soát, phê bình, phản đối mọi lúc, mọi nơi và một cách tự do, bất chấp ông Thủ Tướng tự ca ngợi các dự định, dự án của mình tốt đẹp đến đâu. Kết cục cuối cùng là đồng tiền của chúng ta tức ngân sách nhà nước được chi tiêu tiết kiệm nhất và hiệu quả nhất có thể. Quan trọng hơn, người dân Nhật Bổn có thể kiểm chứng được bằng số liệu khả tín bởi các phe đối lập, các cơ quan độc lập và báo chí tự do.

Ở Việt Nam thì chúng ta chưa thể vì tất cả những quyền tự do, cơ quan độc lập, đảng phái đối lập cần thiết như thế luôn bị Tô Lâm, và các tên chóp bu tiền nhiệm, ngăn cấm, triệt hạ suốt từ năm 1954 cho đến nay.

Hoàng Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.

 

12/01/2025

 

 

No comments:

Post a Comment