Mở đầu chương trình mời quý vị theo dõi phần Tin Tức với Phụng Hoàng & Phú Hải
1/FACEBOOK CAM KẾT GIẢM BỚT KIỂM DUYỆT NỘI DUNG
Tập đoàn Meta vào hôm qua 7/1 tuyên bố sẽ giảm đáng kể việc kiểm duyệt nội dung trên các trang Facebook, Instagram và Thread, đồng thời thay cơ chế kiểm duyệt cũ bằng cơ chế kiểm duyệt cộng đồng giống như trang mạng X của tỷ phú Elon Musk.
Trong một video dài khoảng 5 phút đăng tải trên trang Facebook, tỷ phú Mark Zuckerberg, tổng giám đốc Meta, cam kết Facebook sẽ quay lại đúng mục tiêu trước kia của mình là cho mọi người có cơ hội cất tiếng nói và đề cao quyền tự do bày tỏ ý kiến. Theo ông Zuckerberg, những người kiểm duyệt nội dung đã quá thiên lệch về chính trị và đã phá huỷ niềm tin nhiều hơn là tạo dựng.
Người cầm đầu Meta đưa ra các thay đổi lớn được thực hiện trên các nền tảng mạng của công ty, bao gồm việc loại bỏ cơ chế kiểm duyệt cũ, đơn giản hóa các chính sách nội dung, giảm việc chọn lọc nội dung để giảm phần lớn những lỗi kiểm duyệt, đưa lại các nội dung tin chính trị và bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến toàn cầu.
Quyết định mới của Meta được đưa ra trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị tuyên thệ trong nhiệm kỳ bốn năm tiếp theo.
Cần biết trang mạng xã hội Facebook của Meta là mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam với khoảng 72 triệu người xử dụng. Con số này ở một số nguồn khác là 86 triệu người chiếm khoảng 84% dân số.
Tuy nhiên, Facebook những năm gần đây đã phải đối mặt với các chỉ trích của một số tổ chức nhân quyền và người dùng mạng xã hội ở Việt Nam vì chính sách kiểm duyệt dựa theo các báo cáo của bạo quyền VN.
2/ PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI CHỈ TRÍCH VIỆC TRUY NÃ ÔNG ĐOÀN BẢO CHÂU
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) vừa lên án các hành động đe dọa bắt bớ và sách nhiễu của bạo quyền Việt Nam nhằm vào nhà báo độc lập Đoàn Bảo Châu, khiến ông này phải đi lánh nạn.
Trong thông cáo đưa ra, tổ chức này cho biết nhà báo Đoàn Bảo Châu tiết lộ ông đã lẩn trốn vì có nguy cơ bị bắt. Ông Châu chia xẻ trên mạng là bạo quyền Việt Nam đã triệu tập ông và loan báo là ông có thể bị truy tố vì đã thực hiện 6 bài phỏng vấn các nhà hoạt động từ nhiều năm trước.
Bà Đặng Thị Huệ, một trong những nhà hoạt động được ông Đoàn Bảo Châu phỏng vấn, cho biết là nhà báo này chỉ đơn thuần làm công việc của một nhà báo độc lập. Theo bà Huệ, bài phỏng vấn của ông Châu hoàn toàn thực hiện quyền tự do báo chí, mang tính ôn hòa và phản ánh hiện trạng đất nước.
Theo trang Facebook của ông Châu, vào tháng 6 năm ngoái, công an Hà Nội mời ông lên làm việc và thông báo việc ông bị cấm xuất cảnh và đề nghị truy tố ông, dựa trên 6 đoạn video ghi lại phỏng vấn của ông với nhiều người hoạt động khác, trong đó có buổi phỏng vấn với bà Huệ từ tháng 4 năm 2019.
Từ đó, ông Châu 59 tuổi đã rời nhà đi lánh nạn. Hai tháng sau, công an lại gửi giấy triệu tập, và do ông không đến nên họ bắt đầu truy lùng ông.
Vào hôm 6/1, ông Châu trích thông tin từ gia đình là công an địa phương nhắn ông nên “xin lỗi công khai” và quay về nước, nếu không, ông sẽ bị “truy tố” và “bị truy nã”.
Ông Đoàn Bảo Châu là một võ sư Karate, tác giả đã xuất bản sáu tiểu thuyết, nhiếp ảnh gia tự do và phiên dịch viên.
3/ ĐỘNG ĐẤT LỚN Ở TÂY TẠNG KHIẾN 126 NGƯỜI CHẾT
Một trận động đất mạnh có cường độ 6.8 Richter đã xảy ra ở chân dãy núi Hy mã Lạp sơn, gần một trong những thành phố linh thiêng nhất của Tây Tạng vào hôm 7/1. Trận động đất này đã khiến ít nhất 126 người thiệt mạng và 188 người khác bị thương, tính đến 7 giờ tối hôm qua 7/1.
Tâm chấn của trận động đất nằm cách đỉnh Everest, ngọn núi cao nhất thế
giới, khoảng 80 cây số về phía bắc. Các đợt rung lắc cũng làm rung chuyển các
tòa nhà ở nước láng giềng Nepal, Bhutan và Ấn Độ.
Trung tâm địa chấn Trung Cộng xác định tâm chấn là ở quận Tingri, vốn được biết
đến là cửa ngõ phía bắc để đi vào khu vực Everest, ở độ sâu 10 cây số. Sở địa
chất Hoa Kỳ cho biết cường độ của trận động đất là 7.1Richter, xảy ra vào lúc 9
giờ sáng.
Tổng cộng có 126 người được xác nhận đã tử vong và 188 người khác bị thương.
Chưa có báo cáo về tử vong ở những nơi khác.
Người dân trên khắp khu vực Shigatse của Tây Tạng, nơi sinh sống của 800 ngàn người,
đều cảm nhận được tác động của trận động đất. Vùng này nằm dưới sự quản lý của
thành phố Shigatse, nơi sinh sống của đức Ban Thiền Lạt Ma, một trong những
nhân vật quan trọng nhất trong Phật giáo Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, người đã chạy trốn
khỏi quê hương vào năm 1959 sau khi Tây Tạng bị Trung Cộng tấn chiếm, cho biết
là ông vô cùng đau buồn vì biến cố này.
Có ba thị trấn và 27 ngôi làng trong bán kính 20 cây số từ tâm chấn, với tổng
dân số khoảng 7 ngàn người và hơn 1 ngàn ngôi nhà đã bị hư hại.
https://www.voatiengviet.com/a/dong-dat-manh-o-tay-tang-khien-126-nguoi-chet-188-nguoi-bi-thuong/7927278.html
4/ Việt Nam kết tội luật sư Trần Đình Triển vì chỉ trích ông Nguyễn Hòa Bình
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 7/1 kêu gọi chính quyền Việt Nam nên hủy bỏ mọi cáo buộc đối với luật sư Trần Đình Triển, người sắp bị đưa ra xét xử chỉ vì chỉ trích nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, nay là Phó Thủ tướng Chính phủ.
Vào ngày 9 /1/ 2025, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội dự kiến xét xử luật sư Trần Đình Triển, người bị bắt ngày 1/6/2024 và bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ Luật Hình sự. Nếu bị kết án, ông Triển có thể phải đối mặt với án tù 7 năm.
Trong một bài viết, ông Trần Đình Triển lưu ý rằng dưới sự giám sát của Chánh án Nguyễn Hòa Bình, các tòa án đã ngăn cản thành viên gia đình của các bị cáo tham dự các phiên tòa, và ông chỉ trích quyết định cấm các nhà báo và luật sư quay video tại các phiên tòa công khai, theo HRW.
Theo bản cáo trạng được luật sư Nguyễn Duy Bình, một người bào chữa cho ông Triển, công bố trên Facebook hôm 29/12, ba bài viết của ông bị cáo buộc có tựa đề: “Nguyễn Hòa Bình – những cái nhất khi làm Chánh án”, “Cần mở rộng điều tra vụ án Lê Đức Thọ, có liên quan con trai Nguyễn Hòa Bình hay không?”, và bài “Nguyễn Hòa Bình nói đúng hay sai?!”
Ngoài ra, ông Trần Đình Triển còn viết bài chỉ trích vị chánh án vì đã ra phán quyết đối với tử tù Hồ Duy Hải, bất chấp có nhiều bằng chứng về những sai phạm trong quá trình điều tra vụ án, vẫn theo HRW.
Theo quan sát của HRW, chính quyền Việt Nam ngày càng sử dụng Điều 331 để bịt miệng những người chỉ trích chính phủ, với việc các tòa án kết án và tuyên án ít nhất 24 người theo điều khoản này chỉ trong năm 2024.
Ông Trần Đình Triển đứng đầu Công ty Luật Vì Dân, do ông thành lập năm 2006. Ông cũng là Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội từ năm 2013-2018. Năm 2011, ông tham gia nhóm bào chữa cho nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ và cùng các luật sư đồng nghiệp bước ra khỏi phòng xử án để phản đối sự đối xử bất công đối với nhóm luật sư bào chữa.
Ông Trần Đình Triển là người mới nhất trong hàng loạt luật sư nổi tiếng bị chính quyền nhắm tới vì các bài đăng công khai trên internet. Trong năm 2023 và 2024, ít nhất bốn luật sư Việt Nam đã xin tị nạn tại Hoa Kỳ vì sợ bị bắt, theo HRW.
https://dieu4hp.blogspot.com/2025/01/hrw-viet-nam-ket-toi-luat-su-tran-inh.html#more
No comments:
Post a Comment