Sự Kiện: Trước lễ phai mạc Olympic, cả thế giới hồi hộp chờ đợi những màn trình diễn nghệ thuật đầy sáng tạo, có giá trị văn hóa, văn minh, lịch sử...hướng đến xây dựng một tương lai tốt đẹp cho nhân loại. Nhưng kết cục đã không diễn ra như mong đợi, ngược lại nó còn tàn phá những giá trị luân lý, đạo đức đã được nhân loại tôn vinh từ ngàn xưa.....
Kịch bản:
HS- Chào anh BC và MN. Anh chị vẫn theo dõi các cuôc
tranh tài ở Olympic chứ. Có gì mới lạ không?
MN- Chào anh HS và anh BC. Hôm trước chúng ta mới giới
thiệu về Olympic lần thứ 33, chứ chưa được chứng kiến những gì diễn ra. Hôm nay
đã hơn một tuần kể từ ngày khai mạc, các vận động viên đang cố gắng đạt được
những huy chương cao quí, nhưng rất nhiều người đã lên tiếng chỉ trích một số
tiết mục trong Lễ Khai Mạc đấy, hai anh có thấy không?
BC- MN nói đúng. Trước khi Lễ Khai Mạc diễn ra, người ta
rất kỳ vọng sẽ được chứng kiến những màn trình diễn nghệ thuật đầy sáng tạo, có
một không hai, vì như lời quảng cáo, mọi tiết mục đều được dàn dựng rất công
phu, tốn kém, và hoàn toàn giữ bí mật cho đến phút cuối. Vì vậy, cả thế giới nín
thở chờ đợi. Khi mọi sự đã lần lượt diễn ra, thì người ta lại có những nhận xét
trái chiều, người khen cũng lắm mà người chê cũng nhiều đấy anh chị ạ.
HS- Đó chính là mục đích mà HS muốn đề nghị chúng ta thảo
luận về những lời khen tiếng chê về Lễ Khai
Mạc Olympic 2024 này. Còn về thành tích thi đua của các vận động viên thì thay
đổi từng giờ, từng ngày, chúng ta hãy chờ đến ngày cuối mới tổng kết được. Vì
Olympic là đại hội thể thao lớn nhất thế giới, lại được tổ chức tại Pháp, nên
chắc chắn phải có nhiều điều đặc biệt chứ?
MN: Dĩ nhiên rối, nhưng trước hết, Olympic 2024 có 206 ủy ban Olympic quốc gia và vùng lãnh thổ
tham gia thi đấu. Trong số ấy 10 quốc gia có con số vận động viên đông đảo,
đứng đầu là HK của chúng ta với 594 vận động
viên. Theo sau là nước chủ nhà Pháp với 572. Úc, tuy dân số ít, nhưng cũng gửi (460), rồi
đến Đức (427), Nhật (410), Trung Cộng (388), Tây Ban Nha (382), Anh ( 327)
Canada (316), Brazil (277).Bốn quốc gia – Belize, Liechtenstein, Nauru và
Somalia – mỗi nước chỉ cử một vận động viên.
BC- Có nhiều điều rất đặc biệt chưa từng thấy được dàn
dựng rất công phu. Một là Lễ Khai Mạc không diễn ra ở một địa điểm mà đã biến thủ
đô Paris thành một sân khấu không lồ, lấy dòng sông Seine và tháp Effel làm nơi
trình diễn. Vì các tiết mục diễn ra ở nhiêu nơi khác nhau mà không có sự nối
kết nên thiếu tính liên tục, biến thành các lễ hội địa phương rời rạc. Đó là nhận
xét đầu tiên của BC.
HS- HS rất đồng ý với anh BC. Bên cạnh đó còn có những
sai sót kỹ thuật, lẽ ra không đáng xẩy ra, thí dụ như đoàn vận động của Hàn
Quốc thì lại giới thiệu là của Bắc Truều Tiên, rồi lẫn lộn giữa Sudan và Nam
Sudan, hay treo ngược lá cờ Olympic, rồi giới thiệu quốc kỳ Argentina thành ra
China......Chứng tỏ các xướng ngôn viên chưa học thuộc bài cho lắm hay kiến
thức về địa lý còn hơi kém đây!
MN- Thì cứ tạm xem đó là những hạt sạn đi. Theo MN thì
còn có những điều đáng nói hơn thế cơ. Thí dụ trong phần quảng bá thì ẩm thực
cho vận động viên là khâu hết sức quan trọng, thế nhưng hầu hết các đoàn thể
thao đều phàn nàn cả về phẩm lẫn lượng các bữa ăn chẳng ra gì cả, làm các vận động
viên thất vọng về các đầu bếp của Pháp, thấy cũng buồn cho nước chủ nhà chứ!
BC- BTC Olympic bào chữa là họ không muốn sử dụng
những thứ làm biến đổi khí hậu, nên các
sản phẩm chỉ lấy từ những vùng nuôi trồng trong nội địa nước Pháp, vì vậy mà có
đến 2/3 trong 500 món theo thực đơn là các món chay. Rồi ở làng Olymnpic và
trên các xe Bus chở vận động viên không sử dụng hệ thống làm lạnh bình thường,
nên các vận động viên không chịu nổi sức nóng của mùa hè, khiến Mỹ và Anh phải gấp
rút cung cấp máy lạnh di động cho các vận động viên của họ đấy.
HS- Về an ninh và an toàn là mối lo hàng đầu của chính
phủ Pháp, nhưng rồi cũng không thể ngăn chận hết được các vụ phá hoại và trôm
cắp, ngoài những du khách là nạn nhân ra, cũng có vận động viên bị nẫng mất bóp, nữ trang và tiền mặt lên đến hơn nửa triệu Euro đấy! Thật đáng buồn!
MN- Những thứ chúng ta được biết như trên, mới chỉ là
những vết sơn lạc lõng vương vãi trên bức tranh đẹp thôi. Thế rồi một nắm bùn đen ném vào giữa bức tranh khiến
nhiều người phẫn nộ, đó là màn trình diễn gọi là lễ hội “‘Festivité’’ được dàn
dựng mô phỏng bức họa Bữa Tiêc Ly (The Last Supper) của danh họa Leonardo da
Vinci từ thế kỷ 15. Xem đến đây thì những người Kitô Giáo vừa sững sờ, vừa ngạc
nhiên và phẫn nộ, khi thấy những diễn viên là những người chuyển giới, ăn mặc
lõa lồ, diễn tả những cử chỉ khiêu dâm thô tục, rõ ràng đây là một màn chế
diễu, phỉ báng hạ đẳng, nhắm thẳng vào hơn hai tỷ rưỡi người Kitô Giáo trên thế
giới. MN không thể hiểu được tại sao BTC Olympic lại chủ ý dàn dựng màn trình
diễn quái đản này.
BC- Quả thật đây là vết nhơ, đã phá hủy cả một công trình
nghệ thuật của bao nhiêu người thiện chí muốn xây dựng một Olympic tốt đẹp. Giám
đốc nghệ thuật Thomas Jolly thì bào chữa rằng ông không lấy cảm hứng từ bức
danh họa “Bữa Tiệc Ly” của Da Vinci. Còn bộ trưởng nội vụ Pháp Darmanin đã ngụy
biện rằng” “để bảo vệ giá trị “tự do”
của nước Pháp, và rằng “Pháp là một nước của tự do, tự do về tình dục, tự do
về tôn giáo, tự do chế giễu, tự do châm biếm”. Té ra nước Pháp được khuyến
khích sử dụng tự do để làm tổn thương đến tín ngưỡng, đến đời sống tâm linh của
bất cứ ai họ muốn chế diễu? Cả Thomas
Jolly và Darmanin đều biết rất rõ “Bữa Tiệc Ly” là cực điểm của đức tin Kitô
Giáo, vì chính Chúa Giesu đã lập Bí Tích Thánh Thể trước khi Ngài bị nộp, bị tử
hình và phục sinh mà.
HS- Hèn chi mà khắp nơi đều lên tiếng phản đối tiết mục này, như vậy hậu quả rất khó lường, và người ta sẽ đánh giá lại về ý nghĩa các thông điệp do Ban Tổ Chức Olympic 2024 muốn gửi đi. Rất tiếc là chúng ta không còn giờ để bàn thêm về đề tài này, xin hẹn quí thính giả lần tới.
No comments:
Post a Comment