Chỉ có bạo quyền CSVN không có chính danh mới sợ hãi quốc kỳ của chế độ VNCH, mới dùng hình phạt để xử những người mà chúng có thể xử khi họ vô tình có dính líu tới lá cờ này tại bất kỳ nơi đâu. Liên tục chương trình, qua chuyên mục Chuyện Nước Non Mình, mời quý thính giả theo dõi tiếp (phần cuối) bài viết của tác giả Hoàng Lan Mộc Châu đăng trên Việt Nam Thời Báo với tựa đề: “Chính Quyền Việt Nam Sợ Cờ Vàng Tới Vậy Sao?” qua giọng đọc của Ngọc Sương.
Hoàng Lan Mộc Châu/ Việt Nam Thời
Báo.
Cờ của người lưu vong.
Các lá cờ đã xuất hiện trong nhiều nền văn minh cổ đại. Khái niệm về “quốc kỳ” hiện đại như một biểu tượng chính thức của quốc gia, thường đại diện cho chủ quyền và lãnh thổ quốc gia, bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thời kỳ cận đại, đặc biệt là trong thời kỳ các quốc gia châu Âu mở rộng thuộc địa và thương mại toàn cầu.
Lưu vong! Có hàng triệu, hàng trăm triệu người lưu vong trên thế giới. Người lưu vong mất tổ quốc, nhưng không mất tình yêu tổ quốc, không thể không nghĩ về quê hương.
Lá cờ mà một thời những người lưu vong đã từng nhận là linh hồn của quốc gia, đã từng hy sinh mạng sống để dùng nó đánh dấu từng tấc đất của tổ tiên, trước kia đã là và bây giờ, vẫn là một biểu tượng cho sự đoàn kết, vượt cao hơn cả đảng phái cả tôn giáo.
Người Tây Tạng lưu vong trên toàn thế
giới, trải qua mấy thế hệ, đoàn kết đấu tranh cho độc lập của họ dưới ngọn cờ “Tuyết Sư” (Sư
tử tuyết), chứ không dưới ngọn cờ Trung Quốc. Người Lào lưu vong vẫn đoàn kết
dưới lá cờ Voi Ba Đầu Vương quốc Lào. Người Kampuchia hải ngoại vẫn dùng lá cờ
vương quốc Khmer, thời trước năm 1975, làm biểu tượng của cộng đồng.
Cờ Cuba.
Người Cuba lưu vong quyết tâm lật đổ chính quyền Cộng sản Cuba. Một đám đông người Cuba tụ tập ở Florida dưới lá cờ Cuba, nhận ra ngay họ là người Cuba ‘lưu vong, chống cộng’.
Một nhóm người khác thấy ở một phần đất nào trên thế giới, cũng dưới lá cờ Cuba, khó biết họ ở phía nào, thân cộng hay chống cộng. Người Cuba chống Cộng, lẫn người thân cộng trong nước hay ngoại quốc đều dùng chung một lá cờ.
Quốc kỳ của họ được ông cha họ công nhận hơn trăm năm trước, từ 20 tháng 5, năm 1902. Fidel Castro, dù là người cộng sản, nhưng không vong bản, vẫn giữ biểu tượng quốc gia này.
Người Cuba chống cộng vẫn đoàn kết dưới lá cờ này chống lại nhà nước Cuba. Lá cờ Cuba là biểu tượng của đất nước, không phải của một hệ thống chính trị cụ thể. Chính quyền cộng sản Cuba hiện tại không phải là thực thể duy nhất được gắn liền với lá cờ này.
Người Cuba, dù ở trong hay ngoài nước, coi lá cờ là một phần của bản sắc dân tộc, không phụ thuộc vào quan điểm chính trị của họ.
Người Cuba, dù có khác biệt về chính trị (cộng sản hay chống cộng), đều có chung một nền tảng về lịch sử và văn hóa. Lá cờ là một biểu tượng gắn kết, đại diện cho lòng tự hào dân tộc, lòng trung thành với đất nước. Dù người Cuba lưu vong hay ở trong nước, lá cờ này vẫn là biểu tượng cho lòng yêu nước và sự đoàn kết giữa họ, dù họ có thể bất đồng về quan điểm chính trị.
Lá cờ Cuba đã vượt qua ý nghĩa của các
tranh chấp chính trị và trở thành biểu tượng mạnh mẽ của lịch sử, tinh thần dân
tộc và khát vọng độc lập. Dù là người Cuba theo phe cộng sản hay chống cộng,
tất cả đều giữ lá cờ này như một biểu tượng về nguồn gốc và tình yêu đối với
quê hương
Cờ Nga.
Trước khi chế độ cộng sản sụp đổ, người Nga lưu vong đoàn kết và cùng đấu tranh cho quốc gia của họ dưới màu cờ của Đế Quốc Nga. Lá cờ này được những người Bạch Vệ trước kia dùng làm biểu tượng chống cộng. Lá cờ này được dùng phủ quan tài thủ lãnh quân Bạch Vệ, tướng Anton Denikin, khi ông qua đời ở New York năm 1947.
Liên bang Nga đã chấp nhận lại quốc kỳ Nga màu trắng-xanh-đỏ chính thức vào ngày 21 tháng 8 năm 1991, bốn tháng trước khi Liên Xô chính thức giải thể.
Hình ảnh vị Tổng thống tương lai Nga Boris Yeltsin đứng trước quốc hội, Duma, với lá cờ ba màu Đỏ, Xanh da trời, Trắng, được người Nga chống cộng hải ngoại chấp nhận ngay.
Sau năm 1993, quốc kỳ Đỏ, Xanh nước biển, Trắng của thời đế chế Nga lại tung bay tên toàn lãnh thổ xứ bạch dương. Người Nga hải ngoại từng chống cộng nhận ngay làm biểu tượng quốc gia tôn kính thay cho lá cờ của Yeltsin. Linh cữu Boris Yeltsin được dàn chào bởi cả hai lá quốc kỳ khác nhau chỉ một chút màu xanh.
Biết đâu lịch sử Việt Nam sẽ diễn ra như
lịch sử Nga. Biết đâu một ngày đẹp trời nào đó, một Yeltsin, một Gorbachev, một
Thánh Gandhi, một Martin Luther King người Việt sẽ lật trang lịch sử mới cho
dân Việt. Một ngày nào đó, Quốc Hội của nước “Việt Nam dân chủ, tự do thật sự”
công bố một quốc kỳ nào đó, người Việt hải ngoại chắc hẳn sẽ hân hoan, hãnh
diện nhận mình là công dân của đất nước với lá quốc kỳ đó.
Cờ Việt Nam Cộng Hòa.
Lá cờ VNCH vẫn tung bay ở nước ngoài và trong nước giữa “đạn lửa” của chính quyền cộng sản. Những người chống cộng, hay chỉ không ưa chính quyền cộng sản, thường giữ lá cờ này với mong muốn một Việt Nam tự do thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền hiện tại, họ luôn tôn trọng lá cờ như biểu tượng của quê hương. Với họ, lá cờ tượng trưng cho một Việt Nam mà họ hy vọng sẽ trở lại với tự do và thịnh vượng trong tương lai, không nhất thiết phải đi kèm với hệ tư tưởng cộng sản.
Người Việt Nam từng là công dân VNCH, hay từ trong nước ra chưa một ngày được vinh dự là công dân VNCH, chọn lựa đứng chung dưới lá cờ vàng với người hải ngoại.
Dưới góc nhìn của nhà cầm quyền Việt Nam thì lá cờ của VNCH đại diện cho một chính thể mà chính quyền là ngụy quyền, quân đội là ngụy quân, dân chúng là ngụy dân, phản động theo đế quốc Mỹ.
Việc treo cờ VNCH, hay ngay cả để lá cờ này trong phòng ngủ, hay ra nước ngoài chụp hình tại nhà thờ, đình chùa, nơi trình diễn nghệ thuật có lá cờ vàng, ba sọc đỏ v..v bị xem là hành động ủng hộ chế độ cũ hoặc thậm chí là hành động ảnh hưởng đến an ninh chính trị.
Vì những lý do trên, chính quyền hiện tại xem việc liên quan đến lá cờ VNCH là hành động chống đối chế độ và đe dọa sự ổn định chính trị, dẫn đến các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, bao gồm cả việc xử phạt tù.
Từ góc độ quyền tự do ngôn luận, việc chụp
hình hay trình diễn, thậm chí treo cờ VNCH phải
được xem là một biểu hiện chính trị cá nhân. Quyền tự do ngôn luận được ghi
nhận trong nhiều văn kiện quốc tế như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước
Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mà Việt Nam là một bên tham
gia, mỉa mai thay, Việt Nam hiện nay đang trong Ủy Ban Nhân Quyền
LHQ.
Quyền tự do cá nhân.
Theo các nguyên tắc này, mỗi cá nhân có quyền tự do bày tỏ quan điểm, gồm cả các biểu hiện chính trị. Quyền tự do ngôn luận dù được ghi nhận tại điều 25 trong Hiến pháp 2013, nhưng đi kèm với điều kiện rằng các quyền này không được sử dụng để chống phá nhà nước, làm tổn hại đến an ninh quốc gia hoặc gây xáo trộn trật tự xã hội.
Điều này cho thấy rằng quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam có giới hạn nhất định và thường được điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích của chính quyền. Chính quyền cho rằng họ không vi phạm quyền tự do ngôn luận mà là bảo vệ lợi ích quốc gia.
Chính quyền Việt Nam hiện tại xử phạt việc treo cờ VNCH vì lý do chính trị và an ninh, xem đây là biểu hiện của hành vi chống đối chế độ hiện hành và đe dọa an ninh chính trị.
Trong khi quyền tự do ngôn luận được bảo vệ theo các tiêu chuẩn quốc tế, chính quyền Việt Nam có những quy định hạn chế về việc sử dụng quyền này, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Vấn đề này phản ánh sự lệch lạc, vô lý, kỳ lạ trong cách tiếp cận, diễn đạt quyền tự do ngôn luận của chính quyền độc tài.
Xử phạt người treo cờ VNCH, hay chụp hình, biểu diễn văn nghệ bên lá cờ VNCH cho thấy chính quyền Việt Nam sợ hãi hành động ủng hộ chế độ VNCH, phản đối chế độ cầm quyền hiện hành.
Việc xử
phạt những người liên quan đến cờ VNCH khi ở nước ngoài có thể tạo ra hình ảnh
tiêu cực về chính sách đối nội của Việt Nam trong mắt cộng đồng quốc tế. Đặc
biệt trong một thế giới mà quyền tự do biểu đạt và quyền cá nhân được coi
trọng, hành động xử phạt này có thể bị xem là vi phạm quyền tự do ngôn luận và
can thiệp quá mức vào cuộc sống cá nhân của công dân.
No comments:
Post a Comment