Thưa quý thính giả, sống trong một thể chế độc tài đảng trị như tại Việt Nam, người dân hoàn toàn bị bưng bít thông tin, không biết căn nguyên thật sự của các diễn biến chính trị, mặc dù những diễn biến này ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của dân chúng. Mặc khác, với sự tranh chấp quyền lực một mất một còn giữa các phe phái của đảng cầm quyền, người dân không khỏi hoang mang, sống trong sự phập phồng, không biết đâu đúng, đâu sai!
Tâm trạng này của người dân Việt đã được thể hiện qua bài viết của tác giả Trà My, đăng trong trang nhà Thời Báo Đức quốc, liên quan đến sự xuất hiện gần đây của Cựu Thủ Tướng NGUYỄN TẤN DŨNG, người được xem là “kẻ thù không đội trời chung” của cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Chính cái “hỗn danh” 3X của Nguyễn Tấn Dũng cũng do mối liên hệ không lấy gì làm tốt đẹp giữa Dũng và Nguyễn Phú Trọng mà có!
Bài Bình Luận có tựa đề “Vì sao tân Tổng Bí thư Tô Lâm cần phải sát cánh với cựu Thủ tướng Ba Dũng?”, sẽ do Miên Dương trình bày sau đây ...
Trà My
Theo giới quan sát, sau khi Tổng Trọng qua đời, cựu Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mau chóng trở thành tâm điểm của công luận. Không chỉ
bởi vì nụ cười “bí hiểm” đầy ẩn ý, tại lễ viếng chính thức Tổng Trọng,
mà trong 3 tuần sau đó, ông Ba Dũng đã xuất hiện ở vị trí trung tâm, trong lễ
khánh thành đền thờ Liệt sĩ Rừng Sác tại Cần Giờ – Sài Gòn. Theo giới thạo tin,
đây là “điều bị cấm” của ông Dũng sau khi về hưu.
Mới đây, ông Ba Dũng đã xuất hiện liên tiếp 2 lần
trong 3 ngày, cùng với Tô Tổng, trong các sự kiện quan trọng của Đảng và nhà nước.
Đáng chú ý là thái độ được cho là “thành kính” của Tô Tổng đối với Ba
Dũng, đã khiến dư luận xôn xao.
Giới thạo tin đánh giá, ông Ba Dũng luôn theo sát Tô
Lâm, kể cả lúc Tô Lâm còn là Bộ trưởng Công an, đồng thời là “tay sai” đắc
lực của Tổng Trọng.
Sau khi thất bại trong cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư tại
Đại hội 12, Ba Dũng đã về quê làm “người tử tế”, và được cho là vẫn tiếp
tục duy trì một hệ thống nhân sự “hậu Ba Dũng”. Trong đó, có các nhân vật
tên tuổi, như: Phạm Minh Chính, Tô Lâm, Hoàng Trung Hải, và kể cả Tướng Phan
Văn Giang.
Ông Dũng được cho là đã âm thầm, bền bỉ, không khoa
trương, trong vòng 8 năm, cho đến khi Đại tướng Tô Lâm chính thức trở thành
nhân vật quyền lực nhất trên chính trường Việt Nam. Trong 3 ngày liên tiếp, sự
xuất hiện của ông Dũng sát cánh cùng Tô Tổng trong 2 sự kiện lớn, khiến công luận
bất ngờ.
Có một số ý kiến cho rằng ông Tô Lâm là người nghĩa
khí, đúng là một chính nhân quân tử, đã không phản lại thầy cũ của mình.
Ông Trọng đã không thể xử lý kỷ luật được ông Dũng, là
nhờ công “tham mưu” của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – Thứ trưởng Bộ Công an.
Chính vì thế, năm 2013, Tổng Trọng và Bộ Chính trị đã ép ông Dũng phải cho Tướng
Hưởng nghỉ hưu. Đây chính là nguồn cơn dẫn tới việc Đại tá Nguyễn Duy Linh –
Phó tổng Cục trưởng Tổng cục V – Tổng cục Tình báo Bộ Công an, con trai duy nhất
của Tướng Hưởng, bị Tổng Trọng tống vào tù với bản án hơn 13 năm.
Đáng chú ý, vào thời điểm đó, Tướng Hưởng từng bị giới
chức chính trị Hoa Kỳ đánh giá thấp, thua xa ông Tô Lâm. Nhắc lại điều vừa kể để
thấy, ông Tô Lâm không phải là một tay mơ.
Trên trang Facebook cá nhân, gần đây, cựu Tổng Biên tập
báo Thể thao thành phố Hồ Chí Minh – bà Hồ Thu Hồng – một người được cho là người
tình của Thượng Hưởng, đã có một bài viết gây xôn xao mạng xã hội.
Bà Hồng dẫn nhận xét của một Facebooker rằng:
“Tôi nhận thấy, hiện nay, người quyền lực
lớn nhất thật sự không phải Tô Lâm hay một ai trong Bộ Chính trị. Mà là ông
3X.”
Bà Hồng bình luận:
“Tôi thì thấy, người ta đã bỏ phí gần 10
năm, loay hoay việc khôi phục đạo đức của một nhúm người, con đẻ của chính thế
chế. Giờ đã đến lúc phải quay về với trị nước bằng kỹ trị, con đường mà ông Khải,
và ông Ba Dũng đã vạch ra và đã dấn thân.”
Điều đó cho thấy, quan điểm của các cựu thủ tướng gốc
Nam Bộ trước đây, có lẽ sẽ trở thành đường hướng mà Tô Tổng theo đuổi. Quan trọng
hơn, bà Hồ Thu Hồng tiết lộ:
“Ngày cuối rời ghế, ông Phan Văn Khải nói
với ông Nguyễn Tấn Dũng, có 2 việc ông muốn mà chưa làm được, một là giải tán đội
tư vấn; hai là đổi tên nước, lấy lại tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như trước
đây.”
Đây là lý do, theo nhận định của một số người, để thực
hiện công cuộc cải cách toàn diện, có lẽ, Tô Tổng cần một người thầy làm quân
sư. Người đó, không ai khác, chính là cựu Thủ tướng 2 nhiệm kỳ Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Ba Dũng có lẽ sẽ chung tay để tiếp tục sự nghiệp cải cách – điều mà ông phải
bỏ dở sau Đại hội 12./.
No comments:
Post a Comment