Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân:Bảo Trân cám ơn chị Mỹ Linh và xin chào anh Hướng Dương cùng quý thính giả.
Thưa anh Hướng Dương, để điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua, BT xin bắt đầu bằng tin tức về việc bạo quyền csvn lại gia tăng đàn áp Pháp Luân Công. Anh có ghi nhận gì về sự kiện này?
Hướng Dương: Thưa chị, vào hôm qua, Bộ Nội Vụ csvn tuyên bố rằng, tôi xin trích: “Bộ Nội vụ nói sẽ “xử lý mạnh tay” những người tham gia tập luyện Pháp Luân Công (PLC) theo nguyện vọng của các cư tri nhằm ngăn chặn “tác động xấu tới tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở nhiều địa phương.”
Tuy nhiên, thưa chị, hoàn toàn không có căn cứ nào chứng minh tính xác thực về cái gọi là “nguyện vọng của cử tri” trong tuyên bố trên của Bộ Nội vụ.
Các cơ quan trực thuộc Chính phủ trong nhiều năm đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương tăng cường quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và quản lý công chức, viên chức, không để tham gia các hoạt động phức tạp liên quan đến PLC...
Bộ Công an tuyên bố sẽ ngăn chặn không cho PLC hình thành các tổ chức “trái pháp luật”.
Pháp Luân Công (Falun Gong) là một hệ thống tập luyện thể chất và tinh thần được sáng lập bởi Lý Hồng Chí vào năm 1992 tại Trung Quốc. Nó kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng với các nguyên lý đạo đức, tinh thần và không chỉ phổ biến ở Trung Hoa mà một số quốc gia khác trong đó nhiều người ở Việt Nam theo tập.
Cuối thập niên 1990, Trung cộng bắt đầu đàn áp người tập PLC bằng chính sách hết sức tàn bạo, bao gồm cả giết chết, mổ bụng lấy nội tạng
Học theo Trung cộng, ĐCSVN cũng đàn áp những người tập PLC. Nhiều người đã bị bắt, thậm chí phải bỏ mạng trong tù như ông Vũ Hồng Tố vào năm 2014.
PLC khẳng định họ không phải tổ chức chính trị, không phải tôn giáo, không phải mối đe dọa của tổ chức hay cá nhân nào mà chỉ là tập luyện để nâng cao sức khỏe và tinh thần.
Bảo Trân:Thưa anh, sau khi lên nắm ghế TBT đảng CSVN, Tô Lâm thể hiện quyền lực của mình bằng cách thẳng tay trong việc thanh trừng phe đối nghịch, việc này ra sao thưa anh?
Hướng Dương: Thưa chị và quý thính giả,Chỉ vài giờ sau khi được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Tổng bí thư với 100% số phiếu tán thành, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm đã cách chức một Phó thủ tướng và ba Ủy viên trung ương Đảng.
Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương dưới sự chủ trì của Tô Lâm đã kết luận Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm “vi phạm các quy định của Đảng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao”.
Việc miễn nhiệm chức danh phó thủ tướng của ông Lê Minh Khái và bộ trưởng của ông Đặng Quốc Khánh sẽ được Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi bốn ông này thôi thức, Ban Chấp hành Trung ương hiện còn 171 ủy viên. Dự đoán, thời gian tới sẽ còn nhiều quan chức bị cách chức hoặc bị buộc phải từ chức trong chiến dịch thanh trừng đối thủ của Tô Lâm.
Bảo Trân:Thưa anh, liên quan đến vụ án xét xử tập đoàn FLC, một số quan chức đã bị kết án tù phải không ạ?
Hướng Dương: Đúng vậy thưa chị, Sau 14 ngày xét xử, vào chiều 5/8, ông Trịnh Văn Quyết đã bị tòa án Hà Nội kết án 21 năm tù, cùng với 49 bị can trong vụ án tập đoàn FLC.
Theo quyết định của tòa xác định ông Trịnh Văn Quyết có vai trò chủ mưutrong vụ thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Quyết bị tòa tuyên phạt 3 năm tù vớicáo buộc thao túng thị trường chứng khoán và 18 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ở tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan tố tụng xác định ông Quyết nâng khống vốn điều lệ của công ty FLC Faros để niêm yết mã cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, nhằm thu tiền của các nhà đầu tư.
Theo cáo buộc của tòa án, hơn 25 ngàn nhà đầu tư là những người đã bỏ tiền ra mua cổ phiếu của công ty Faros, mà không biết là ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm dùng thủ đoạn gian dối nâng khống giá trị cổ phiếu để chiếm đoạt tiền. Trên thực tế ông Quyết đã chiếm đoạt hơn 3600 tỷ đồng của giới đầu tư.
Bốn mươi chín người trong vụ án này bị kết án từ 18 tháng tù treo đến 14 năm tù giam. Trong số đó có hai em gái của ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga bị tòa kết án 14 và 8 năm tù.
Bảo Trân:Vâng, thưa anh, liên quan đến hãng hàng không VietJet, hình như công ty này đã bị thua kiện và buộc phải bồi thường một số tiền rất lớn, xin anh nói thêm về việc này
Hướng Dương: Thưa chị và quý thính giả,Hãng hàng không VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vừa thua kiện của tập đoàn đầu tư FitzWalter Capital và phải bồi thường 270 triệu Mỹ kim cũng như phải trả lại 4 máy bay.
Phán án dược đưa ra vào ngày hôm qua 5/8. Theo đó thì trong nhiều tháng qua, FitzWater Capital của nước Anh đã kiện VietJet tại các tòa án ở London, Hà Nội và Singapore về 4 chiếc máy bay Airbus. Vào tháng 2, hãng cho thuê máy bay FitzWater Aviation đã tuyên bố là VietJet đã mất khả năng “thanh toán tiền thuê các máy bay này” kể từ năm 2021.
Các vụ kiện trước thời điểm tháng 2 đã đi đến những phán quyết có lợi cho FitzWalter và ông chủ của tập đoàn này là ông Ben Brazil. Nhưng VietJet và một số hãng liên quan đến nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã hành xử “không phù hợp” để cản trở các phán quyết đó.
Trong tuần qua, thẩm phán Anh Simon Picken cũng ra quyết định là FitzWalter thắng kiện. Ông Picken phát biểu là VietJet trong nhiều năm đã dàn xếp và thực hiện một chiến dịch ở Việt Nam “có chủ ý can thiệp vào” các nỗ lực của FitzWalter nhằm thu hồi các máy bay này.
Theo tường thuật của số nguồn tin, thẩm phán Picken chỉ rõ thời điểm “bất thường” mà công ty Silva Star, do bà Thảo kiểm soát, đã tìm cách đề nghị nhà chức trách ngăn cản việc đưa máy bay rời khỏi Việt Nam. Ông Picken nhận thấy rằng để củng cố cho đề nghị của họ, Silva Star đã cung cấp các tài liệu mà “một cổ đông thiểu số của VietJet lẽ ra không được sở hữu”, bao gồm cả các tài liệu bí mật và không công khai liên quan gì đến các máy bay này.
Cần biết là hãng VietJet được nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo thành lập năm 2007 và bắt đầu chuyến bay đầu tiên trong năm 2011, sau đó trở thành hãng hàng không lớn nhất Việt Nam, có đường bay đến 5 thành phố ở Úc và một số nước khác trong khu vực.
Tuy nhiên, hãng gặp khó khăn trong thời kỳ đại dịch Vũ Hán, dẫn đến việc họ không thanh toán tiền thuê 4 chiếc máy bay Airbus của FitzWalter.
No comments:
Post a Comment