Kính thưa quý thính giả,
Sử Việt ghi, vào thời nhà Lý
có nhiều danh tướng nổi tiếng, trong đó có một thượng tướng phục vụ 3 triều vua, vì dân dẹp nội loạn tại Thăng Long và cầm quân “phá Tống,
bình Chiêm”, dựng lại ngọn cờ tự chủ cho dân tộc.
Lê Phụng Hiểu sinh năm 982 tại Băng Sơn, tổng Dương Sơn, huyện Cổ Đằng, Thanh Hóa. Thưở nhỏ ông không được đi học, nhưng nổi tiếng là người sức mạnh phi thường và là một võ sĩ đô vật nổi tiếng tại Dương Sơn.
Theo sách sử ghi lại, vào
mùng 3 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028), khi vua Lý Thái Tổ băng hà, theo di chiếu để lại, Thái tử Lý Phật
Mã được lên ngôi hoàng đế, nhưng 3 hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương đã đem quân đến
vây thành Thăng Long để tranh ngôi báu. Lê Phụng Hiểu lúc ấy đang giữ chức Võ
vệ tướng quân cùng một số tướng lãnh khác như Lý Nhân Nghĩa, Dương Bình, Quách Thịnh... đưa quân ra
thành ngăn chận.
Khi quân của Thái tử và quân
của 3 hoàng tử xáp trận, Lê Phụng
Hiểu đã vung đao chém chết Võ Đức Vương, các cánh quân của 3 hoàng tử rối loạn hàng ngũ bỏ chạy, nên
triều đình nhà Lý được ổn định.
Sau lễ đăng quang, vua Lý Thánh Tông thăng cho tướng Lê
Phụng Hiểu lên chức Đô thống Thượng tướng quân và phong tước Hầu.
Từ đó, Đô thống Lê Phụng Hiểu thường
cầm quân ra trận đánh đuổi giặc phương
Bắc ra khỏi bờ cõi nên Đại Việt không còn triều cống nhà Tống.
Năm 1044, quân
Chiêm Thành đem quân sang xâm lược, Đô thống Lê Phụng Hiểu hộ giá vua Lý Thánh
Tông đích thân ra trận và được ông giao ấn tiên phong, chỉ huy đánh quân Chiêm Thành. Ông chiến thắng nhiều
trận liên tiếp, lập được đại công.
Khi đoàn quân chiến thắng trở về, vua khen thưởng, Lê Phụng Hiểu tâu rằng: “Thần không muốn phong tước, cũng như không
dám nhận vàng bạc làm hao hụt công khố, chỉ xin về núi Băng Sơn ném đao, đao rơi
đến đâu thì bệ hạ thưởng cho thần để con cháu về sau có sản nghiệp”.
Vua Lý Thánh
Tông đồng ý, ông lên núi ném đao. Đao của ông bay xa hơn mười dậm rơi xuống
thôn Đa Mi. Từ đó dân chúng vùng Thanh Hóa gọi ruộng của ông là “ruộng thác đao”.
Thời gian sau,
ông nhiều lần cầm quân đi đánh giặc Chiêm Thành và đều chiến thắng.
Năm 1059, Đô thống Lê Phụng Hiểu qua đời, hưởng thọ 77 tuổi. Nhiều làng
xã xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh lập đền thờ ông và hằng năm cứ đến ngày mùng 6 tháng
2 âm lịch, các nơi đều mở hội dâng hương hoa quả, để tưởng nhớ đến công lao chống giặc ngoại xâm gìn giữ
non sông đất nước.
Ngày nay, tại Hà Nội,
Thanh Hóa và nhiều đô thị khác đều có những con đường và nhiều khu phố mang tên ông.
***
Vương triều nhà Lý
kéo dài hơn 200 năm đã khẳng định vị thế độc lập tự chủ
của nước Đại Việt từ thời bấy giờ. Trong bài
hịch “Nam Quốc Sơn Hà”, đức Lý Thường Kiệt đã dõng dạc tuyên bố 4 câu thơ bất hủ, nói lên ý chí quật cường và tự chủ
của giòng giống Lạc Hồng.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Lời thơ của ngài
đã khiến quân dân Đại Việt bừng lên ý chí quyết chiến để giữ nước, đồng thời cũng khiến quân
Tống nao núng hoảng sợ.
Đời sau xem 4
câu thơ này là bản Tuyên Ngôn Độc Lập về chủ quyền đất nước, tinh thần độc lập từ đời Lý, qua
đời Trần, Lê... và nước Việt là nước duy nhất trong giòng Bách Việt ở phía Nam sông
Dương Tử không bị Hán hóa.
Từ thời nhà Lý, nước Việt đổi quốc hiệu
thành Đại Việt, trước đó đổi tên kinh đô là Thăng Long. Trong nước có minh
quân, nhiều
văn thần và võ tướng giỏi, người dân trọng tín nghĩa, có cuộc sống ổn định, nên Đại Việt trở
thành một nước duy nhất ở phương Nam chận đứng được các đoàn quân xâm lược
phương Bắc và là một nước có độc lập tự chủ thật sự.
Bài thơ của đức Lý
Thường Kiệt làm cho tinh thần dân tộc tự chủ phát khởi và gia tăng hùng khí cho
phương Nam trước giặc ngoại xâm phương Bắc. Trong thời điểm đất nước đang bị “Thảm Họa Đỏ”, con dân Việt cần nhắc đến những danh tướng
chống ngoại xâm như đức Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt .v.v. để ôn lại những trang sử oai hùng của dân tộc, khơi
lại giòng máu quật cường bất khuất trước sự độc tài đảng trị của bạo quyền cộng sản Việt Nam, một
chế độ đã và đang đẩy dân tộc vào một thời kỳ tối tăm và tồi tệ chưa từng có
trong sử sách.
Trước nguy cơ bị xóa tên trên bản đồ thế
giới, con dân Việt trong và ngoài nước cần noi gương chống ngoại xâm của các
ngài, vùng lên giải thể chế độ cộng sản và đồng tâm hiệp lực chống lại hiểm họa
“Bắc thuộc mới”, để Việt Nam mãi mãi trường tồn và thế hệ con cháu khỏi phải hổ
thẹn với Tổ tiên cùng các bậc Tiền nhân, những người đã dầy công dựng nước và
giữ nước.
No comments:
Post a Comment