Có lẽ việc chủ trương giải thể cộng sản Việt Nam là chuyện không thể, dẫu rằng đảng cộng sản hiện nay đã rệu rã, mất lòng tin của một số đông dân chúng. Song chẳng lẽ họ lại tự giải thể họ? Phần cũng vì chuyện các “thế lực thù địch” của họ có khả năng đánh đổ cũng chỉ là chuyện tào lao, vì các thế lực “thù địch” trong và ngoài nước hiện nay không có khả năng để đánh đổ cộng sản.
Chính vì thế, xu hướng trông chờ những người cộng sản sẽ tự thay đổi,
nghĩa là hy vọng rằng họ (những kẻ lãnh đạo) sẽ hiểu ra vấn đề rằng,
thể chế chính trị độc tài cộng sản khó có thể tiếp cận với thế giới văn
minh để đưa đất nước phát triển và tiến bộ. Những sự thay đổi về các
chính sách kinh tế, xã hội… ở Việt Nam gần đây đã khiến người ta càng
tin vào điều đó.
Chiều 17/11/2017, trong phiên chất vấn của Quốc hội về lĩnh vực thông
tin và truyền thông, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, với báo chí và
mạng xã hội, tinh thần chung của chính phủ là tạo điều kiện phát triển
nhưng phải tăng cường quản lý với thái độ cương quyết. Vẫn theo ông Đam,
hiện nay thị trường quảng cáo trực tuyến, Facebook và Youtube đã chiếm
80%, doanh thu của hai công ty này là 350 triệu USD.
Thực ra việc các quốc gia có yêu cầu Facebook, Twitter và Google…
đặt máy chủ ở nước sở tại là chuyện không hiếm. Nhưng việc đặt máy chủ
như thế đồng nghĩa với việc những công ty (đa quốc gia) đó phải đăng ký
tư cách pháp nhân địa phương như một công ty của nước sở tại là điều
họ không muốn và sẽ không bao giờ làm. Ví dụ vào tháng 4/2016, chính phủ
Ấn Độ yêu cầu 3 đại công ty Facebook, Twitter và Google đặt máy chủ ở
nước này với lý do chống khủng bố đã không được đáp ứng.
Cũng như trước đây, phát biểu được cho là “ngớ ngẩn” của ông Vũ Đức
Đam, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư
Việt Nam, ông Phó Thủ tướng đã có yêu cầu: Làm sao để bộ sách phải là
tri thức cơ bản về Việt Nam, đặc biệt là tri thức ứng dụng cho đất nước,
đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
với các tiêu chí là dân tộc, khoa học, hiện đại, hệ thống và đại chúng.
Nếu điểm qua tiểu sử của ông Vũ Đức Đam sinh năm 1963, là Tiến sĩ
Kinh tế từng du học ở Đại học Tự do Brussel, Vương quốc Bỉ, nói thông
thạo tiếng Anh và tiếng Pháp. Được biết, ông Vũ Đức Đam từng làm Thư ký
và Trợ lý Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho cố
Thủ tướng Võ Văn Kiệt và từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn
thông. Điều đó cho thấy khó có thể bác bỏ việc cho rằng Phó Thủ tướng
Đam là một nhân vật tây học và có xu hướng cải cách.
Câu hỏi được đặt ra là: “Vậy tại sao ông Đam lại hay có các phát biểu tiền hậu bất nhất hay lẩm cẩm như thế?”
Có không ít người đã đặt câu hỏi cho rằng, liệu ông Phó Thủ tướng Vũ
Đức Đam có biết tác dụng của mạng xã hội đã thúc đẩy sự phát triển toàn
diện trên mọi phương diện đối với Việt Nam hay không? Cũng như việc
Facebook, Google, Twitter có lợi nhuận kinh khủng, song họ không kinh
doanh ở VN, họ là những người khổng lồ kinh doanh toàn cầu thì việc đánh
thuế như thế nào còn là việc đang phải tranh cãi, trên nguyên tắc cam
kết “không đánh thuế hai lần”? v.v… và v.v…
Xin thưa, ông Đam không những biết mà còn biết rất rõ. Song Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam vì sợ ảnh hưởng đến chế độ, vì lợi ích của đảng và cái
ghế của cá nhân ông, nên ông cố tình không hiểu để đưa vấn đề thu thuế
hòng lôi kéo các ĐBQH đồng lõa với mục đích nhằm bịt miệng người dân.
Dẫu rằng trước đó ít ngày, thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công An đã
lên tiếng khẳng định: “Không thể cản trở sự phát triển của thông tin
mạng vì chúng ta sẽ không chơi được với ai cả!”.
Trong mỗi trận đánh, sau khẩu lệnh xung phong thì những người lính
bật dậy đầu tiên có khả năng trúng đạn và hy sinh rất cao. Chính trường
Việt Nam cũng như vậy, những nhân vật lãnh đạo Việt Nam có tư tưởng cải
cách trước sau cũng cùng chung một số phận xấu. Trường hợp các ông Trần
Xuân Bách, Trần Độ… là những ví dụ. Đó chính là lý do các lãnh đạo Việt
Nam trong Bộ Chính trị luôn tỏ ra ù lì và tránh né vấn đề cải cách, để
rồi họ luôn đi chậm chạp theo đội hình hàng ngang.
Đó là lý do khiến những ai quan tâm đến chính trị Việt Nam cần phải
bớt tư duy trông chờ lãnh đạo cộng sản tự thay đổi, thay vào đó cần phải
tập hợp lôi kéo quần chúng nhân dân để tạo áp lực đủ mạnh, buộc đảng
cầm quyền phải thúc đẩy cải cách./.
Kami
No comments:
Post a Comment