Thursday, April 21, 2016

NỢ CÔNG SỢI DÂY THÒNG LỌNG ĐANG SIẾT CỔ CSVN

Thứ Năm, 21.04.2016
Theo World Bank thì nợ công 2016 của Việt Nam sẽ tăng lên đến 64,4% GDP vào năm 2017,nợ công này đã ở mức 63,8% năm 2015 nhưng đến năm 2018 sẽ là 64,7%. Nhưng nhiều chuyên viên kinh tế am tường thời cuộc thì cho rằng vì lý do nào đó (có lẽ họ sợ bứt dây động rừng chăng?) con số báo cáo của WB về nợ công của csVN vẫn chưa đúng và đủ. Trong tiết mục Người Dân Tự Quyết hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài "Nợ công sợi dây thòng lọng đang siết cổ csVN " của Lý Trần Công sẽ do Hướng Dương trình bày sau đây.
Theo tính toán của các chuyên gia mà cụ thể là tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn, đã trả lời trên báo Thanh Niên trong nước ngày 13/4/2016, mức nợ công của Việt Nam đã vượt 100% GDP. Điều đó có nghĩa là mỗi người dân không phải chỉ gánh 29 triệu mà là hơn 45,7 triệu đồng, tính theo mức bình quân GDP.
Người dân giờ đang bắt đầu gánh chịu đợt sưu cao thuế nặng mới, khi dàn lãnh đạo mới của csVN ngồi chưa nóng ghế. Theo công bố của tổng cục thống kê trong quý 1/2016, thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với mức tăng 24,34%; Giáo dục tăng 0,66%, giá lương thực tăng 0,23%. Các cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế, từ 1-1-2016 sẽ phải đóng thuế cao hơn hiện tại. Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế môn bài được điều chỉnh tăng nhằm bù vào thâm thủng ngân sách.
Tuy nhiên điều đáng nói là trong lĩnh vực nông nghiệp, người nông dân phải gánh 937 khoản phí và 90 lệ phí và đang có chiều hướng tăng lên mà không hề giảm đi. Năm 2015, csVN chi trả nợ và viện trợ là 150 nghìn tỷ đồng, tăng 31,25 nghìn tỷ đồng so với năm 2014. Trong số này, có đến 83.410 tỷ đồng chỉ để trả tiền lãi. Nguồn vốn ODA và các khoản vay khác nay đến kỳ hạn phải thanh toán cả vốn lẫn lời, và con số này sẽ ngày càng tăng lên. Trong khi đó csVN không có thể vay dễ dàng từ các tổ chức tài chính quốc tế, dù với lãi suất cao, vì chỉ số tín nhiệm và minh bạch bị xếp hạng ngày càng thấp.
Một bản báo cáo từ tổ chức quốc tế Global Financial Integrity có tên: "Luồng tài chính phi pháp từ các quốc gia đang phát triển: 2004-2013" của 2 tác giả Dev Kar và Joseph Spanjers cho thấy trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013, có tới 92,93 tỷ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài. Vào thời điểm 2013, lượng tiền chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài lên tới 17,837 tỷ USD. Ngày 6/4/2016, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ cho biết, hiện chưa có thông tin cụ thể nào cho thấy các cá nhân, tổ chức người Việt Nam có tên trong "Hồ sơ Panama". Tuy nhiên trên trang website Đối Thoại có đăng tải tên hàng trăm cá nhân và các công ty Việt Nam đăng ký tại nước ngoài có liên hệ đến hồ sơ Panama Papers.
Trước áp lực của dư luận, Ngân hàng Nhà nước thừa nhận có 7,3 tỷ USD "cất giấu" ở nước ngoài theo số liệu thống kê đến quý III/2015, nhưng đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Tô Huy Vũ - Vụ trưởng Vụ dự báo Thống kê - cho biết, con số này không chỉ bao gồm tiền gửi ra nước ngoài, mà còn có khoản vay trả nợ nước ngoài ngắn, trung dài hạn của nền kinh tế.
Ở Việt Nam người dân thừa biết quan chức chống tham nhũng rất tích cực, bằng cách ban hành các luật lệ để hợp pháp hóa tiền tham nhũng của họ, kể cả cất giấu ở nước ngoài qua hình thức đầu tư, mua sắm bất động sản. Ngay cả tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bị tố là có hai căn biệt thự ở Mỹ, bởi với đồng lương cho dù là chức vụ Thủ tướng, thì mất cả trăm năm nữa ông Phúc cũng chưa mua nổi một căn biệt thự ở Mỹ, chứ đừng nói là hai căn.
Năm 2016 là kỳ hạn trả khoản nợ trái phiếu 750 triệu đô la Mỹ mà csVN đã phát hành 10 năm trước, góp phần làm phá sản nhanh hai tập đoàn Vinashin và Vinalines, mà đến giờ này việc thu hồi nợ chỉ là con số không tròn trĩnh. Chuyện vỡ nợ công của Việt Nam không còn là chuyện giả tưởng nữa, mà đang có nguy cơ lớn trong những ngày sắp tới. Sự vỡ nợ của các Quĩ bảo hiểm xã hội (tức là Quĩ Hưu trí của công nhân viên chức nhà nước) liên tục được đưa ra và cảnh báo là có thể vỡ sớm hơn so với dự báo. Lý do là có nhiều doanh nghiệp hoạt động èo uột dẫn đến việc nợ đóng tiền cho Quĩ bảo hiểm xã hội. Chỉ mới trong 3 tháng đầu năm 2016 đã có gần 23.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, báo hiệu năm nay tiếp tục thất thu thuế và thâm thủng ngân sách càng nặng hơn.
Guồng máy cai trị song hành của csVN chính là nút thắt không thể tháo gỡ hiện nay. Với 2,8 triệu công chức mà trong đó 30% không làm việc những vẫn lãnh lương hàng tháng, chính là lực lượng đục khoét ngân sách nhà nước hợp pháp. Tiền thuế của người dân còn phải nuôi cả guồng máy của đảng mà chẳng giúp ích gì, chỉ kết bè kéo cánh, tham ô, tham nhũng, trộm cắp, lộng quyền và tàn ác với dân. Chỉ một Văn phòng trung ương đảng một năm phung phí hàng trăm triệu Dollar Mỹ, thế mà ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng suốt ngày ra rả kêu gọi phải thực hành tiết kiệm, chống tiêu cực, lãng phí.
Vì thấy lòng dân quá chán ghét chế độ thối nát, vong bản, bán nước, csVN nuôi dưỡng một lực lượng công an hùng hậu kết hợp với côn đồ, xã hội đem nhằm trấn áp người dân và hy vọng bảo vệ được chế độ đang đến hồi suy vong.
Với ngân sách thâm thủng nặng nề như hiện nay việc duy trì hoạt động cho lực lượng công an, côn đồ này là việc không dễ dàng gì. Chính vì vậy mà công an các loại được đảng cho tràn ra đường phố, thôn làng dùng luật rừng để trấn lột dân đen, từ mãi lộ giao thông, tịch thu hàng rong, cho đến tranh giành quán phở với dân..v.v...
Khi nguồn lực trong dân không còn đủ để nuôi đảng cộng sản bán nước, hại dân này, thì người dân cũng đang chờ xem csVN còn thoi thóp được bao lâu trước khi về chầu Các Mác-Lê nin.
Lý Trần Công
21/4/2016.

No comments:

Post a Comment