Thứ Tư, ngày 04.06.2014
Ngày 4 tháng 6 năm 2014 kỷ niệm
đúng 25 năm đảng CS Trung Hoa đã đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ tại
quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, giết chết hàng ngàn sinh viên.
Chúng tôi kính gửi đến quí thính giả bài tóm lược về sự kiện kinh hoàng
này qua bài bình luận "25 năm biến cố Thiên An Môn" của Đằng Giang qua
sự trình bày của Hướng Dương
Năm 1989 Trung Cộng dưới sự lãnh đạo tối cao của Đặng Tiểu Bình, mặc
dù ông ta chỉ nắm chức vụ Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương. Còn Dương Thượng
Côn trên danh nghĩa là Chủ Tịch Nước, và cũng là Tư Lệnh tối cao Quân
Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa. Triệu Tử Dương đương kim Tổng Bí Thư
Đảng đảng CS Trung Hoa, người kế nhiệm Hồ Diệu Bang đã bị buộc ngưng
chức trước đó.
Ngày 15 tháng Tư, Hồ Điệu Bang,một nhân vật thuộc khuynh hướng cải
cách qua đời ở tuổi 73 vì bệnh tim. Nhiều người có cảm tình với ông yêu
cầu nhà nước tổ chức quốc tang cho ông, nhưng đảng CS tỏ ra lạnh nhạt.
Từ sự bất bình ấy nhiều nhóm đã tổ chứcbiểu tình để bày tỏ lòng quí mến,
nhưng đồng thời cũng để phản đối tình trạng tham nhũng trong chính phủ
và nạn lạm phát lên cao. Trong lúc chính sách kinh tế do Đặng Tiểu Bình
phát động chưa có những thành quả đáng kể.
Ngày 16 và 17 sinh viên và giới trí tổ chức biểu tình, đã có hàng
ngàn người tham dự, họ kêu gọi Đảng CS Trung Hoa sửa đổi quan điểm đối
với Hồ Diệu Bang. Sang ngày 18, có đến trên 10,000 sinh viên biểu tình
ngồi tại quảng trường Thiên An Môn, và vài ngàn người khác tụ tập trước
tòa nhà chính phủ gần đó, nhưng đã bị lực lượng an ninh giải tán.
Cơ quan truyền thông nhà nước có bài xuyên tạc mục đích của nhóm biểu
tình, như thêm dầu vào lửa. Tình trạng phẫn nộ mỗi lúc mỗi gia tăng.
Hai ngày trước tang lễ Hồ Điệu Bang,sinh viên kêu gọi bãi khóa, đã có
trên 100,000 sinh viên biểu tình tuần hành. Ngày 22-4 sinh yêu yêu cầu
gặp thủ tướng Lý Bằng, người đối thủ của Hồ Diệu Bang, nhưng đã bị từ
chối.
Các cuộc biểu tình lan rộng đến nhiều thành phố, thành phần chủ lực
không còn là sinh viên và giới trí thức nữa mà đã có đông đảo giới công
nhân lao động tham gia trước viễn ảnh kinh tế hết sức ảm đạm.
Mặc dầu chính quyền cố gắng ngăn chận thông tin, kiểm duyệt báo chí,
giới hạn tự do ngôn luận, nhưng tin tức phong trào biểu tình đòi dân chủ
ở Bắc Kinh đã được gửi ra bên ngoài, khiến cả thế giới hồi hộp theo
dõi. Đặc biệt là chuyến viếng thăm cấp nhà nước của ông Milhail
Gorbachyov sẽ diễn ra vào ngày 15/5/1989 được rầm rộ chuẩn bị.
Hai ngày trước đó 13, 14 tháng 5, sinh viên đã chiếm giữ quảng trường
Thiên An Môn, và phát động giai đoạn tranh đấu mới bằng các cuộc tuyệt
thực tập thể. Lời kêu gọi đã có hàng ngàn sinh viên hưởng ứng, và quần
chúng lên tiếng ủng hộ. Nhiểu trường đại học, cao đẳng ở bắc Kinh đã
hướng ứng. Sinh viên từ các tỉnh cũng bỏ học kéo vể Bắc Kinh nhập cuộc
tranh đấu.
Đứng trước nguy cơ có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, Bộ Chính Trị họp
để tìm cách giải quyết, nhưng vì chuyến viếng thăm của ông Gorbachoyov,
lại có sự hiện diện của nhiều thông tín viên quốc tế, nên Bắc Kinh một
mặt muốn chứng tỏ cho thế giới thấy tại Trung Hoa có dân chủ, nên không
có động thái nào. Đổng thời cũng để thách thức người lãnh đạo Ngavới
chính sách mở cửa tại Liên Xô.
Cuốc tuyệt thực mỗi lúc mỗi đông người hưởng ứng, lại được dân chúng ở
Bắc Kinh yểm trợ. Yêu sách của sinh viên cũng mội lúc mỗi cụ thể hơn,
trọng điểm đòi hỏi là mở rộng dân chủ, cải tổ thể chế chính trị, bài trừ
tham những. Những đòi hỏi này rất chính đáng, và được nhiều người hưởng
ứng, kể cả những đảng viên CS cấp tiến. Tin tức nhận được trên toàn
quốc đã có biểu tình tuần hành ở hơn 400 thị trấn, chưa kể vùng Ngoại
Mông, Hồng Kông và Đài Loan cũng biểu tình lên tiếng ủng hộ.
Lúc 4g50 sáng ngày 19 tháng 5, 1989 ông Triệu Tử Dương và Ôn Gia Bảo
đến Quảng Trường gặp sinh viên để thuyết phục họ đàm phán với chinh phủ
bằng những lời lẻ ôn hòa. Nhưng các cuộc thương thảo chưa có kết quả gì.
Hôm sau, ngày 20 chính phủ ban lệnh thiết quân luật .
Tại Thượng Hải, sinh viên cũng rầm rộ xuống đường hưởng ứng sinh viên
Bắc Kinh, Giang Trạch Dân lúc ấy là bí thư thành ủy, một mặt diễn
thuyết để trấn an sinh viên, một mặt huy động công an triệt hạ những
đảng viên CS ủng hô sinh viên.
Để có một biểu tượng, ngày 30 tháng 5, sinh viên đã dựng một bức
tượng "Nữ Thần Dân Chủ" ngay trước bức ảnh lớn của Mao Trạch Đông, na ná
như tượng Nữ Thần Tự Do ở New York. Hình ảnh này đã nhanh chóng truyền
đi khắp thế giới, lại càng làm cho đảng CSTC lúng túng hơn.
Bộ chính trị họp, phe cứng rắn thắng thế, Triệu Tử Dương có khuynh
hướng ủng hộ sinh viên, bị gát ra bên lề, và cũng vắng bóng cho tới lúc
qua đời. Biện pháp đàn áp được sử dụng, dĩ nhiên tiếng nói quyết định là
Đặng Tiểu Bình.
Thay vì huy động quân đoàn 38 có nhiệm vụ an ninh vùng thủ đô, nhưng
lực lượng này không tiến vào được, một phần vì các cuộc biều tình tuần
hành ngăn chận, nhưng lý do chính là tướng lãnh quân đoàn này không muốn
tàn sát sinh viên. Đặng Tiểu Bình đã điều quân đoàn 27 và 28 từ ngoại
biên về thi hành lệnh.
Đêm mồng 3 tháng 6, màn đen trùm xuống Bắc Kinh, tất cả đèn điện bị
tắt, xe tăng và quân đội với sung gắn lưỡi lê đã tiến vào quảng trường,
vượt qua những thứ vật dụng do người biểu tỉnh dựng lên làm rào cản.
Tiếng súng chát chúa, tiếng la hét thất thanh, thây người gục ngã, xác
người bị nghiền nát dưới xích xe, máu chảy đầm đìa, thịt xương vung vãi.
Một cảnh tượng hãi hùng ghê rợntrên khắp quảng trường.
Những người biểu tình người bị bắt, người chạy thoát thân. Người bị thương cũng tìm đường lẩn trốn.
Sau cuộc tàn sát, xác người chết bị đem đi nơi nào không ai biết, xe
vòi rồng đến phun nước rửa sạch những dấu vết diễn ra trong đêm. Sáng
ngày 4-6 quảng trường vắng lặng không một bóng người, nhưng mùi thuốc
súng, trộn lẫn mùi máu thịt vẫn còn tanh nồng bao trùm một không gian
tang tóc.
Cho đến nay số người bị giết không ai biết rõ, các nguồn tin độc lập
ước đoán khoảng 2600 đến 3000, thân nhân những người biểu tình tin rằng
có đến gần 5000 người bị giết và hơn 10000 bị thương tích?
Chính quyền TC cấm tất cả người dân Trung Hoa, cũng như các cơ quan truyền thông tuyệt đối không được nhắc đến biến cố này.
Ở VN tuy không có một biến cố Thiên An Môn, nhưng lại có hàng trăm
hàng ngàn những Thiên An Môn khác cũng có chung một tính chất phi nhân
như vậy.
Đằng Giang
No comments:
Post a Comment