Thứ Hai, ngày 09.06.2014
Đảng CSVN đã hèn với giặc Tàu Cộng
và ác với chính người dân Việt, thì làm gì có tiêu chuẩn nhân đạo với
những người tỵ nạn Duy NGô Nhĩ bất hạnh, khi quốc của họ bị chà đạp dưới
gót dày của Bá Quyền Hán Tộc. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình
Luận của Nguyệt Quỳnh với tựa đề: "Từ Thiên An Môn đến Bắc Phong
Sinh."sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh
DLSN tối hôm nay.
Hai mươi lăm năm đã trôi qua, kể từ cái đêm 3/6 và suốt ngày 4/6/1989
khi quân đội theo lệnh lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp đẫm máu
phong trào đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn. Xe tăng cán nát tất
cả, từ xe đạp đến xương thịt, đến sọ não sinh viên. Nhiều cựu lãnh tụ
sinh viên, dù còn trong nước hay đang sống lưu vong, vẫn không quên được
hình ảnh các bạn học của họ bị sát hại.
Nhân nhắc đến cuộc vượt thoát của những cựu lãnh tụ sinh viên Thiên
An Môn, người ta không khỏi bồi hồi nhớ lại những cái chết ở cửa khẩu
Bắc Phong Sinh chỉ mới hai tháng trước. Ngày 18/4 năm 2014 đã có những
người Duy Ngô Nhĩ tị nạn, tuyệt vọng tự sát tại cửa khẩu Quảng Ninh.
Hình ảnh thi thể của họ bị vất nằm ngổn ngang trên những chiếc xe lôi đã
đem đến cho chúng ta cái cảm giác bất nhẫn, thương tâm. Có người dường
như còn chưa chết, tay bấu chặt vào thành xe; cho thấy rõ công an Việt
Nam và công an Trung Quốc cố tình làm ngơ mặc cho họ chết dần. Tất cả
quang cảnh trên cùng thái độ giải giao lập tức những người còn sống -
toàn phụ nữ và trẻ em - cho công an Trung Quốc, đã cho thế giới thấy sự
tuân phục đối với Bắc Kinh, sự vô nhân đạo và yếu kém của một nước chủ
nhà. Ngoài việc trao trả ngay những người tị nạn đáng thương kia cho
công an Trung Quốc, nhà nước còn chỉ đạo không được dùng chữ Tân Cương
khi nói về nhóm người tị nạn này, để tránh nhắc đến quê hương của họ,
nơi đang bị Trung Cộng xâm lấn và đàn áp.
Họ không thể là nhóm người khủng bố hay bạo động khi dẫn theo cả vợ,
con gái cùng con nhỏ. Nhưng khi biết là sẽ bị trao trả lại cho công an
Trung Quốc, những con người tuyệt vọng này đã giật súng kháng cự, gây ra
cái chết cho hai sĩ quan biên phòng, và đưa đến cái kết quả đau thương
sau đó - hai người Duy Ngô Nhĩ tự bắn vào mình tự sát và ba người khác
đã nhảy lầu tự tử! Điều gì đã làm cho những người Duy Ngô Nhĩ này chọn
cái chết thay vì để cho công an Trung Quốc dẫn độ về quê hương của họ?
Duy Ngô Nhĩ hay còn gọi là Uighur, là một dân tộc từng sống và làm
chủ đất nước Tân Cương. Dân tộc này xưa kia đã từng thống trị vùng Trung
Á hơn một ngàn năm, còn gọi là Đế Chế Duy Ngô Nhĩ. Trong quá trình lịch
sử vùng Trung Á, dân tộc Duy Ngô Nhĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc, đậm nét
về cả văn hóa và truyền thống trong các sắc dân sinh sống tại đây. Các
nhà thám hiểm Âu Châu, Âu Mỹ và Nhật Bản đã từng kinh ngạc trước những
tác phẩm giá trị và một nền văn minh phát triển của dân tộc Duy Ngô Nhĩ.
Tuy nhiên, một quốc gia với một lịch sử lẫy lừng và một nền văn hoá lâu
đời không có gì bảo đảm là dân tộc đó không bị đồng hóa. Duy Ngô Nhĩ đã
tuột dốc nhanh chóng sau khi bị nhà Thanh xâm lược. Từ đó, họ đã luôn
bị các triều đại Trung Hoa nhiều lần tiêu diệt đẫm máu để ngăn ngừa sự
trỗi dậy giành độc lập của họ.
Ngày nay, Tân Cương cũng như Tây Tạng đều bị Trung Quốc chiếm đóng
dưới danh nghĩa "tự trị". Tân Cương là vùng đất giàu tài nguyên thiên
nhiên như dầu khí, kim loại và Uranium. Mỗi năm Tân Cương đã cung ứng
một số lượng dầu thô khổng lồ đứng vào hàng thứ hai cho Trung Quốc.
Chiếm Tân Cương, Bắc Kinh cho thực hiện mưu đồ bành trướng dần dần bằng
cách cho di dân ồ ạt đến nơi này, biến dân bản địa trở thành nhóm dân
thiểu số. Nhiều cuộc xung đột đẩm máu đã xảy ra giữa người Hán và người
Duy Ngô Nhĩ, đến nỗi Bắc kinh có lúc đã huy động đến 10 ngàn cảnh sát có
vũ trang và xe bọc thép đến để đàn áp 1 cuộc biểu tình. Tiếp sau những
lần xung đột, là hàng trăm bản án tử hình dành cho người Duy Ngô Nhĩ.
Những người Duy Ngô Nhĩ ở bước đường cùng đã đi qua cửa ngõ VN để tìm
một con đường sống với thế giới bên ngoài, nhưng ước mơ của họ đã lụi
tàn ngay ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, trên một đất nước vẫn tự hào rằng
lòng nhân ái là đạo lý ngàn đời của dân tộc. Đó là chưa kể từ năm 1986
cho đến nay, tức từ khi có chính sách mở cửa ra với thế giới tự do, Việt
Nam đã và đang nhận biết bao nhiêu khoản tiền viện trợ nhân đạo của thế
giới hàng năm. Đặc biệt là nỗ lực cứu đói sau 10 năm (1975 đến 1985)
xây dựng khuôn mẫu xã hội XHCN thuần tuý.
Số phận của những người Duy Ngô Nhĩ 2 tháng trước cũng nhắc nhở chúng
ta về thân phận người tị nạn Việt trong quá khứ. Hơn ba mươi năm về
trước, cả thế giới đã rúng động về làn sóng người tị nạn Việt Nam. Rúng
động vì sự ra đi bất chấp hiểm nguy, bất chấp mạng sống của họ; không
biết có bao nhiêu con tàu mong manh đã biến mất trên biển đông đầy sóng
gió! Một dạo các ngư phủ Thái Lan khi ra khơi đã hãi hùng vội quay tàu
trở về đất liền khi phải chứng kiến những thi thể của người Việt tị nạn
bị vướng vào lưới cá. Tuy nhiên, thế giới lúc đó đã mở rộng vòng tay
nhân ái đối với người Việt, như họ đã mở rộng vòng tay đối với những
sinh viên Thiên An Môn. Những chiếc thuyền xác xơ vì cướp biển, những
khuôn mặt sợ hãi, tuyệt vọng, thất thần sau đoạn đường dài xuyên qua Cam
bốt đã được chào đón bằng vòng tay nhân hậu, nồng ấm của các nước tây
phương, ngay đến cả những đất nước xa xôi nhỏ bé như như Israel và New
Zealand. Riêng quốc gia Thụy Sĩ, ngày đó đặc biệt đã ghé vai gánh cái
gánh nặng của nhân loại bằng cách chỉ nhận riêng những gia đình có con
em bị bệnh tâm thần.
Đối với mọi loại người tỵ nạn, nhà cầm quyền Việt Nam, nay đã vào làm
thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, họ có biết các quyền của những
người tỵ nạn này không? Tại sao nhẫn tâm để những người đàn ông Duy Ngô
Nhĩ bị giết chết trên đất Việt Nam và nhẫn tâm hơn nữa là đẩy vợ con họ
trở vào bàn tay tàn ác của công an Trung Quốc? Như vậy họ có khác gì
những tên hải tặc Thái trên biển, và những tên cướp Miên trên bộ gần 4
thập kỷ trước? Chưa kể dân tộc Việt hiện nay cũng đang trong nguy cơ bị
Trung Quốc xâm chiếm như dân tộc Duy Ngô Nhĩ.
Nhìn sự nhẫn tâm của những kẻ cầm quyền đối với người tỵ nạn Việt Nam
sau 1975 đến các sinh viên Trung Quốc tỵ nạn sau biến cố Thiên An Môn
1989, đến những người Duy Ngô Nhĩ tỵ nạn năm 2014, liệu khi các lãnh tụ
CSTQ và CSVN cùng gia đình họ chạy ra nước ngoài xin tỵ nạn như đã thấy ở
các nước cựu độc tài, chính phủ các nước tự do có ghi nhớ cách hành xử
vô nhân đạo của họ hôm nay không?
Nguyệt Quỳnh
No comments:
Post a Comment