Thứ Sáu, ngày 06.06.2014
Sau hơn một thángTC đưa dàn khoan
vào vùng đặc quyền kinh tế của VN, phản ứng của VN vẫn chỉ giới hạn và
xem ra mỗi lúc mỗi yếu dần, mà không thấy Hà Nội có những biện pháp
quyết liệt nào khác, khiến người dân hoang mang và hoài nghi có những bí
ẩn sau vụ việc này. Kính mời quí thính giả nghe quan điểm của LLCQ về
nghi vấn nêu trên, qua sự trình bày của Hải Nguyên.
Thưa quí thính giả,
Đã hơn một tháng từ ngày TC đem dàn khoan vào khai thác trong vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam, người dân mỗi lúc mỗi hoang mang và và
hoài nghi đến mất kiên nhẫn trước các phản ứng lạ lung của CSVN.
Trong bài phát biểu của Đại Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc
phòng Việt Nam đọc trong Hội Nghị An Ninh tại Shangri-la ngày 31 tháng 5
vừa qua, toàn bộ bản văn lặp lại hầu hết những gì ông đã phát biểu cũng
tại diễn đàn này năm 2011, trong ấy có đoạn như sau:
"Tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định, nhưng đôi khi vẫn xảy ra
các va chạm, gây lo ngại cho các quốc gia ven biển, gần đây nhất là vụ
ngày 26/5/2011, tàu khảo sát Bình Minh 02 của Việt Nam bị cắt cáp thăm
dò dàu khí bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việ
Nam".
Nói như thế ông Thanh đã phủ nhận những hoạt động trái phép của Trung
Cộng tại Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt những năm qua như xây cất hạ
tầng cơ sở, thiết lập huyên Tam Sa, ra lệnh cấm ngư dân VN đánh bắt hải
sản, bắt giữ, đánh đập, giết hại ngư dân Việt Nam.
Lần này Phùng Quang Thanh còn đi xa hơn nữa khi cho rằng "trên thực
tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình còn có những mâu thuẫn, bất
đồng huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về
biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tranh khỏi". Một đoạn
khác ông Thanh còn xác nhận rằng:"quan hệ Việt Nam và nước bạn láng
giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đep".
Phát biểu như thế ông Thanh đã đơn giản hóa vấn đề tranh chấp chủ
quyền biển đảo giữa TC với Việt Nam, và các quốc gia khác trong khu vực.
Và việc TC đưa dàn khoan vào lãnh hải VN chỉ là những chuyện va chạm
nho nhỏ không đáng quan tâm.
Người dân Việt Nam và ngay cả các quốc gia ít liên hệ đến khu vực
cũng rất ngạc nhiên trước nhận định của đại diện nhà nước CHXHCN và đảng
CSVN, ngưới nắm quân đội của VN trong tay, lại có những đánh giá khác
lạ như thế. Những lời phát biểu ấy đã ngược hẳn với nhận định của ông Bộ
Trưởng Quốc Phong Hoa Kỳ Chuck Hagel khi ông này thẳng thừng chỉ trích
TC đang gây bất ông trong khu vực.
Nhận định của ông Thanh cũng trái với những gì Thủ Tướng Nhật Sinzo
Abe nêu ra. Nếu như ông Thanh nói, hay đúng hơn đó là lập trường của Hà
Nội, thì những gì Nhật cũng như Hoa Kỳ cam kết muốn đóng góp vào sự ổn
định trong vùng Đông Nam Á là hoàn toàn không cần thiết, và trở nên lố
bịch! Tại sao lại phải đổ tiền của và công sức vào một vùng đang ổn
định? Thật là mâu thuẫn và rõ ràng hàm chứa nhiều điều thiếu minh bạch
làm cho người dân thêm hoang mang.
Người dân hoang mang trước thái đô im lặng khó hiểu của các nhà lãnh
đạo đảng CSVN, nhất là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ Tịch Nước
Trương Tấn Sang. Ai cũng biết rằng trong một chính phủ, nhất là chính
phủ độc tài, độc đảng theo chế độ CS như Việt Nam thì không có tiếng nói
nào là tiếng nói cá nhân, nhất là nói về chính sách ngoại giao của quốc
gia.
Từ hoang mang dẫn đến hoài nghi, dựa vào những bằng chứng cụ thể về
các lời phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở hội nghị
Shangri-lacũng tại Singapore này năm ngoái 2013 về xây dựng "lòng tin
chiến lược";đã được nhiều nhà bình luận tỏ vẻ hy vọng một luồng gió mới
đang đến với người dân Việt. Tiếp theo trong thông điệp đầu năm 2014,
ông Dũng lại nói đến kiện toàn thể chế, xây dựng dân chủ và nhà nước
pháp quyền. Vì đó là thông điệp đầu năm mang tính cam kết danh dự của
một chính phủ với nhân dân, nhưng những lời ấy cũng đã cuốn theo chiều
gió, vì chẳng thấy bất cứ một động thái nào chứng tỏ lời nói đi đôi với
việc làm.
Tại Philippines, ông Nguyễn tấn Dũng đã lớn tiếng nói rằng VN sẽ xem
xét khả năng áp dụng pháp lý trong việc tranh chấp chủ quyền Biển Đảo
với TC. Ai cũng hiểu và chờ đợi xem VN có đưa vụ việc ra trước cơ quan
trong tài quốc tế như Philippines đã làm hay không, và có dứt khoát quốc
tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông như các chuyên viên và trí thức để
nghị không? Cho đến nay xem ra mọi chuyện đang từ từ chìm dần, còn TC
vẫn tiến hành những gì họ đã vạch ra.
Dựa vào những điều dẫn chứng trên đây, cộng với những vụ đàn áp khủng
bố những người chống TC xâm lược, chúng ta có quyền hoài nghi về những
gì ông Nguyễn tấn Dũng cũng như ông Phùng Quang Thanh phát biểu.
Nếu một kịch bản va chạm quân sự không được sử dụng vì có quá nhiều
rủi ro cho cả TC lẫn CSVN, thì vài tháng nữa TC sẽ dời dàn khoan đến một
vị trí khác, Biển Đông tạm thời lắng dịu, Hà Nội sẽ chứng minh rằng
cuộc tranh đấu mềm dẻo khôn khéo và kiên trì bằng con đường ngoại giao
và hòa bình đã thành công tốt đẹp. Mối bang giao hai nước CS anh em vẫn
tiếp tục nồng ấm. Kinh tế tuy có chậm nhưng chưa đến hồi phá sản, các
nhà đầu tư TC vẫn giữ vị trí hàng đầu ở VN, và các dự án đang tiến hành
vẫn được thi công tốt đẹp.
Thế là Đảng CSVN vẫn tồn tại để độc quyền lãnh đạo và đóng tiếp vở
tuồng mà TC đã viết kịch bản kiêm đạo diễn trong kế hoạch thôn tính nước
ta.
Là hững người VN yêu quê hương, yêu tổ quốc chúng ta không thể để cho
kẻ thù Phương Bắc sử dụng thành phần vong bản bán nước phản bội quê
hương tiếp tục bán rẻ đất nước này.
Cám ơn quí thính giả đã lắng nghe quan điểm của chúng tôi.
LLDTCNTQ
No comments:
Post a Comment