Thứ Tư, ngày 25.06.2014
Nguyên Hông sẽ tiếp tục trình bày
những hình ảnh tàn bạo của người Việt Nam ở trong nước lẫn ngoài nước.
Cái nhìn của sự tàn bạo ở một góc nhìn mới để chúng ta học hỏi từ sự tàn
bạo này.
Tuần này chúng ta sẽ tiếp tục phân tích những hình ảnh tàn bạo của
người VN, sự tàn bạo không tiếng súng, không đổ máu nhưng hệ quả của nó
rất là to lớn, ảnh hưởng đến cả một thế hệ, cả một dân tộc VN.
Hình ảnh tàn bạo kế đếnđó là có những người Việt Nam tham quyền cố
vị, sẵn sàng bỏ tù bất cứ ai lên tiếng nói của lương tâm trên lãnh vực
của xã hội, của Con Người -- bởi những tiếng nói đó làm ảnh hưởng đến
địa vị cầm quyền của họ, ảnh hưởng đến quyền tham nhũng, hối lộ của
chính họ.
Vì tham quyền cố vị, các nhà cầm quyền độc tài trên thế giới, gồm có
cả nhà cầm quyền Việt Nam, sẵn sàng đàn áp những tiếng nói của lương
tâm. Hành động tàn bạo trên tạo ra một xã hội, một thế hệ chỉ biết lắng
nghe, chấp nhận sự tham quyền cố vị, chấp nhận sự ăn cắp tài sản quốc
gia cho chính bản thân và sẵn sàng a dua với nhà cầm quyền để thi đua
nhau cướp lấy mạng sống, tài sản của đất nước, của dân tộc với một danh
nghĩa "yêu nước".
Bởi ham quyền cố vị, nhà cầm quyền dùng tất cả mọi thủđoạn để lấp đi
những tiếng nói đòi tự do dân chủ bằng cách cho các loại công an chìm
vào đám đông thực hiện chuyện phá phách bằng cách quăng mấm tôm vào
những người đi dự, hoặc giựt đi những tờ giấy nói về nhân quyền. Đây là
một hành động thiếu văn hoá và tạo cho giới trẻ quan niệm chuyện thiếu
văn hóa này cũng là chuyện bình thường để kết quả là chúng ta có một xã
hội thiếu văn hóa.
Hành động tàn bạo kế đến đó là có những người Việt Nam sẵn sàng thủ
tiêu kẻ khác để che lấp tội lỗi của mình, hoặc vì bất đồng chính kiến
với kẻ khác mà sẵn sàng dùng bọn du đảng thanh toán kẻ mình không thích.
Hình ảnh tàn bạo này được thấy rất nhiều tại VN do nhà cầm quyền VN
chủ trương. Chuyện ông Thứ Trưởng Bộ Công An VN,ông Phạm Quý Ngọ, đột
nhiên từ trần do sự sắp sếp của nhà cầm quyền VN để che lấp đi một vụán
hối lộ. Chuyện nhà cầm quyền VN dùng bạo lực để giết ông Thứ Trưởng Bộ
Công An Phạm Quý Ngọ, không phải là chuyện để nói ởđây. Điều muốn nói
ởđây là cái chết của ông Phạm Quý Ngọ nhằm mục đích chôn vùi vụán tham
nhũng, hối lộở cấp trung ương, mà nếu ông Ngọ còn sống, thì sẽ còn nhiều
vị trong cơ cấu trung ương sẽ bịđưa ra ánh sáng và hổng chừng dính đáng
đến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoặc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Chính
vì thế để che lấp tội lỗi của mình, nhà cầm quyền VN thực hiện chuyện
giết người bị miệng, để những cá nhân tại trung ương tiếp tục tham
nhũng, lấy tiền của dân, của đất nước và bỏ tù những ai cóýđịnh tố cáo
tham nhũng. Bao nhiêu vụ giết người bịt miệng để che lấp tội lỗi của
thành phần lãnh đạo trung ương? Điều này cũng là sự bí mật quốc gia,
không được nói đến. Xem ra tất cả những điều xấu màđảng CSVN, nhà cầm
quyền VN làm đều xếp vào loại bí mật quốc gia. Từđó, tạo ra một thế hệ
bảo che lẫn nhau với danh nghĩa bí mật quốc gia.
Chuyện dù công an Việt Nam sử dụng côn đồđánh đập hoặc hành hung các
nhà đấu tranh dân chủ, ngay cảđánh trẻ em, cũng là hành động tàn bạo của
công an, không ra mặt mà dùng côn đồ để thực hiện ýđịnh của mình. Hành
động này vừa tránh tai tiếng tàn ác của công an, vừa hăm dọa các nhà
tranh đấu dân chủ bất bạo động trong nước.
Có những người làm trong ngành giáo dục tại Việt Nam, tung đề thi ra
thị trường trước kỳ thi để lấy tiền bỏ túi, hoặc cung cấp bằng giả cho
các vị lãnh đạo nằm trong bộ máy cầm quyền.
Tung đề thi ra thị trường là một hành động tàn bạo trí tuệ. Hành động
này tạo ra một thế hệ chỉ biết cóp nhặt, tìm cách dễ nhất mà không cần
suy nghĩ để tạo ra một mảnh bằng nuôi thân, hay một mảnh bằng để tiến
thân trong cơ chế của nhà cầm quyền.
Hành động buôn bán bằng cấp giả là một tàn bạo trí tuệ làm hư hại đến
cả một hệ thống giáo dục, chính trị, quản lý, suy tư của một dân tộc.
Có lẽ chính vìởđiểm này, những người thiếu học nhưng có bằng cấp cao
đang nắm những quyết định quan trọng của đất nước và bởi những cái bằng
giả, không có khả năng, đãđưa đất nước có một truyền thống làm láo, báo
cáo hay; hoặc làm giả nói dóc là làm thật để mặc sức tiêu tiền của đất
nước, của người dân.
Tương quan của Con Người với Con Người là một tương quan hữu tương.
Một hành động nhỏ bé của mỗi Con Người Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến gia
đình, xã hội, và cả một thế hệ mai sau. Là một người Việt Nam vẫn còn
quan tâm đến Con Người Việt Nam, chúng ta phải nhìn sự tàn bạo ở một
khía cạnh khác với mục đích tạo ra một thế hệ mới, một lối suy nghĩ mới
trong cách ứng xử hằng ngày.
Mỗi hành động tàn bạo của một Con Người sẽ có tác động vào cuộc sống
và xã hội. Mỗi hành động tàn bạo của một cơ chế cầm quyền sẽ có tác động
đến cả một thế hệ và cả dân tộc.
Phải chăng chính sự tàn bạo của người Việt Nam, ngày hôm nay Con
Người Việt Nam đã trở thành ù lỳ trước những tàn bạo trên; trở thành
những người máy chỉ biết nghe và phục vụ người chủ; trở thành những kẻ
tàn bạo sẵn sàng sử dụng bất cứ hình thức nào để đối chọi lại những ý
kiến khác biệt?
Nếu nhìn sự tàn bạo ở một góc nhìn mới này thì có thể nói rằng -- sự
tàn bạo của Người Việt Nam đã trở thành một "truyền thống". Một thứ
"truyền thống" cần phải phải mỗ xẻ và cùng nhau đi tìm phương pháp giải
quyết vấn đề. Chỉ khi nào chúng ta nhìn ra được vấn đề, nhìn ra được sự
tàn bạo của người Việt Nam đối với người Việt Nam -- thì lúc đó chúng ta
mới có thể cùng nhau thảo luận, cùng nhau đi tìm một phương pháp khả
thi để chấp dứt sự tàn bạo của người Việt Nam đối với người Việt Nam.
Ai là người có lỗi trong sự tàn bạo này? Lỗi là mỗi người trong chúng
ta. Chúng ta im lặng hoặc đồng loã với sự tàn bạo trên. Lỗi là lỗi của
nhà cầm quyền bởi nhà cầm quyền dùng thủ đoạn tàn bạo để đàn áp tiếng
nói khác biệt và chúng ta, số đông sống trong xã hội, làm ngơ trước sự
tàn bạo của kẻ cầm quyền.
Giờ phút này không phải để nói lỗi của ai. Trái lại, giờ phút này là
lúc chúng ta cần mạnh dạn nhìn ra sự tàn bạo của Người Việt Nam đối với
Người Việt Nam để cùng nhau tìm ra phương cách giải quyết vấn đề, chấp
dứt sự tàn bạo này.
Làm được điều đó hay không là câu hỏi mỗi người trong chúng ta phải tìm câu trả lời cho chính mình.
Nguyên Hồng
No comments:
Post a Comment