Thứ Tư, ngày 18.06.2014
Là một người Việt Nam, chúng ta cần
sáng suốt để nhìn ra sự tàn bạo không tiếng súng, không bạo lực, không
đổ máu -- nhưng có thể làm nguy hại cả một thế hệ, làm cả một dân tộc
thối lùi trước sự tiến hóa của các nước làng giềng. Nguyên Hồng sẽ trình
bày sự tàn bạo không vũ khí, không tiếng súng này
Tuần trước đó chúng ta tìm hiểu về sự tàn bạo của con người và cuối
cùng chúng ta đặt câu hỏi là người Việt Nam có tàn bạo hay không? Dĩ
nhiên sự tàn bạo của người Việt Nam đối với người VN xem ra có và vẫn
tiếp tục xảy ra trong nước lẫn ngoài nước. Ở đây, chúng ta không nói đến
sự tàn bạo sử dụng bạo lực. Mà trong kỳ phát thanh này, cũng như kỳ
phát thanh sắp tới, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về một sự tàn bạo khác
của người Việt Nam, cho dù sống trong nước hay sống ngoài nước, sự tàn
bạo này đều xảy ra mà thoạt nhìn, chúng ta lầm tưởng là không tàn bạo.
Nhưng nếu nhìn kỹ và đánh giá hành động của sự tàn bạo này -- thì kết
quả của nó đưa đến không thua gì sự tàn bạo sử dụng bằng bạo lực, đôi
khi nguy hiểm cao hơn sự tàn bạo bằng bạo lực.
Là một người Việt Nam, chúng ta cần sáng suốt để nhìn ra sự tàn bạo
không tiếng súng, không bạo lực, không đổ máu -- nhưng có thể làm nguy
hại cả một thế hệ, làm cả một dân tộc thối lùi trước sự tiến hóa của các
nước làng giềng.
Hình ảnh tàn bạo thứ nhất được nói đến đó là có những ông/bà chủ Việt
Nam, giựt tiền lương của nhân viên làm việc cho mình hoặc giựt tiền
lương khi nhân viên nghỉ việc. Điều này xảy ra ở trong nước lẫn ngoài
nước đối với những ông-bà chủ người Việt Nam. Có người sẽ không đồng ý
đây là một hình ảnh tàn bạo. Có thật như thế không?
Một cá nhân giựt lương của nhân viên mình sẽ tạo ra hình ảnh bóc lột
của thời nô lệ và làm cho kẻ khác nghĩ rằng chuyện giựt lương là chuyện
bình thường -- do dù biện minh với bất cứ lý do nào đó. Chưa kể hành
động giựt lương sẽ làm cho nạn nhân cảm thấy quá nhỏ bé, quá tầm thường.
Và khi Con Người bị dồn nén, bị lợi dụng thì Con Người sẽ có những hành
động có hại chính bản thân, hoặc có hại đến người khác bởi chuyện giựt
lương của người chủ. Đây là một sự tàn bạo không dùng đến vũ lực và gợi
lại hình ảnh bóc lột thời xa xưa của những người dân lao động chân tay.
Hình ảnh tàn bạo thứ hai là có những người khoa bảng Việt Nam, đem
bằng cấp mình ra hù doạ những kẻ kém học hơn mình, hoặc giả lợi dụng
ngành điều tra trong cơ quan công lực để che lấp tội lỗi của kẻ khác
nhằm mục mình hưởng lợi từ kẻ mà mình che đậy tội lỗi. Và khi cái hưởng
lợi đó mất đi thì -- đem kẻ tội lỗi ra tố cáo để chứng minh cho mọi
người thấy rằng mình công minh trong công việc công lực.
Lợi dụng sự có học của mình trong ngành công lực để che đậy tội lỗi
của một vị lãnh đạo tôn giáo nhằm mục đích được nắm vị thế lãnh đạo. Và
khi vị thế lãnh đạo không còn nữa thì tố cáo vị lãnh đạo tôn giáo này.
Đây là sự tàn bạo của người khoa bảng có bằng cấp. Sự tàn bạo này tạo ra
nhiều sự nguy hại đến xã hội và lòng tin tôn giáo. Nếu vị lãnh đạo tôn
giáo thực sự làm điều bậy (sách nhiễu tình dục trẻ em) mà người khoa
bảng này, nằm trong ngành công lực, che đậy hơn 20 năm thì đây là hành
động tàn bạo làm cho niềm tin vào cơ quan công lực của người Việt không
còn nữa, đặc biệt những người Việt Nam làm trong ngành công lực tại Hoa
Kỳ. Nếu vị lãnh đạo tôn giáo không làm điều bậy và bây giờ bị tố cáo bởi
người khoa bảng này -- thì đây là hành động tàn bạo không những chỉ đối
với vị lãnh đạo tôn giáo, mà là đối với niềm tin của giáo dân, tạo ra
một sự nghi ngờ về tôn giáo, về tín ngưỡng, về cá nhân lãnh đạo tôn giáo
của bất cứ ai đó. Đây là điều đã xảy ra tại thành phố Irving, Texas.
Hình ảnh tàn bạo kế đến đó là có những công ty Việt Nam trong ngành
sản xuất -- tạo ra sản phẩm mà không cần biết sản phẩm đó độc hại ra
sao, môi sinh sẽ ảnh hưởng đến xã hội ra sao.
Sản xuất những sản phẩm nguy hại đến sức khoẻ của Con Người hoặc ảnh
hưởng đến môi sinh sẽ tạo ra một hệ lụy cho cả một thế hệ lâu dài. Sự
tàn bạo này gia tăng hơn khi chính nhà cầm quyền Việt Nam sẵn sàng bao
che những công ty, những cá nhân tạo ra những sản phẩm nguy hại đến sức
khoẻ và đời sống của Con Người. Gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam nói đến
chuyện xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà nhà cầm quyền không hề quan tâm
đến ảnh hưởng của nó ra sao -- nếu nhà máy hạt nhân của Việt Nam xảy ra
tai nạn như tại Nhật, tại Nga. Liệu VN có đầy đủ nhân lực, tài lực, trí
lực để đối chọi với tai nạn hạt nhân xảy ra? Điều này xem ra hoàn toàn
không có -- bởi đa số giới trí thức, khoa bảng VN chỉ làm theo điều đảng
và nhà cầm quyền muốn chứ họ chưa hề có được tiếng nói trên bất cứ lãnh
vực nào của đất nước. Hơn nữa, với hệ thống hối lộ, quan ô từ trên
xuống dưới thì chuyện xây dựng nhà máy điện hạt nhân là một nguy hiểm
rất lớn -- làm ảnh hưởng đến sự sống còn của dân tộc -- bởi tại nạn hạt
nhân sẽ xảy ra dưới một chế độ độc tài, tham ô tại VN. Chuyện xây cầu
bắt qua con sông Hậu Giang giữa Vĩnh Long và Cần Thơ là chuyện nhỏ, thế
mà cầu xây chưa xong là đã sập đỗ làm chết biết bao nhiêu công nhân. Vậy
thì lấy tư cách gì, lấy gì để bảo đảm với nhân dân VN là lò điện hạt
nhân sẽ không gây ra tai nạn và khi tại nạn xảy ra -- lấy gì bảo đảm để
nhà cầm quyền VN có đủ tài lực, nhân lực để giảm thiểu sự thiệt hại của
nó? Đây là sự tàn bạo khủng khiếp nhất sẽ làm hại cả dân tộc VN lẫn dân
tộc láng giềng khi mà lò điện hạt nhân tại VN trong tương lai xảy ra tai
nạn.
Trong tuần tới, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích những hình ảnh tàn bạo
của người Việt Nam để chúng ta có một cái nhìn về sự tàn bạo của người
VN ở một khía mới, một cái nhìn mới bởi sự nguy hiểm của nó rất lớn lao
trước những sự tàn bạo không tiếng súng, không đổ máu.
No comments:
Post a Comment