Thursday, March 6, 2014

Những kẻ tham nhũng làm sao chống được tham nhũng

Thứ Năm, ngày 06.03.2014    
Những khẩu hiệu chống tham nhũng ở Việt Nam ngày nay đã hoàn toàn vô nghĩa. Kính mời quí thính giả nghe quan điểm của Lực Lượng Cứu Quốc về cái gọi là chống tham nhũng tại Việt Nam của nhà cẩm quyền CS rêu rao qua giọng đọc của Hải Nguyên
Thưa quí thính giả
Tình trạng tham nhũng tại Việt Nam càng ngày càng lan rộng và rất tinh vi, nên việc chống tham nhũng chỉ là trò hề mà thôi.
Khi CSVN chưa chiếm được Miền Nam, cả Miền Bắc sống trong đói nghèo thiếu thốn, ngoại trừ một thành phần lãnh đạo cấp cao được hưởng các tiêu chuẩn đặc biệt. Họ tuyên truyền lừa dối chẳng những với người dân và ngay cả quân đội được gửi vào chiến trường Miền Nam, rằng dân chúng Miền Nam bị Mỹ Ngụy bóc lột rất tàn nhẫn, nên đói khổ lầm than thiếu thốn.
Trong thời gian chiến tranh, bộ đội còn phải lẩn trốn trong rừng rú, chưa hề nhìn thấy đời sống thật của xã hội Miền Nam, nên tin vào những điều do bộ máy tuyên truyền phỉnh gạt.
Khi chiếm được Miền Nam, phần đông họ đã bị choáng ngộp với những sự thật họ nhìn thấy. Từ đó một chiến dịch vơ vét của cải ở Miền Nam được thực hiện để hạ thấp mức sống xuống ngang hàng với Miền Bắc. Bất kể là tài sản của chính quyền Miên Nam hay của tư nhân. Hàng vạn chiếc xe tải, và các phương tiện vận chuyển khác nối đuôi nhau chở ra Bắc những thứ họ cướp được. Từ TV, tủ lạnh, đồng hồ, đến xe đạp, xe gắn máy, quạt điện, bàn ghế, kể cả gạch ngói, tôn gỗ....và những thứ quí giá như vàng bạc, nữ trang, kim cương.... Nhiều thứ họ chưa bao giờ mơ ước nhìn thấy chứ đừng nói có được trong tay.
Thời gian đầu còn đang say men chiến thắng, và mơ mộng rằng chỉ sau một thời gian ngắn chủ nghĩa CS sẽ biến VN thành thiên đàng, và ai ai cũng sẽ trở thành giàu có sung túc, nên thành phần bộ đội công an cấp thấp vẫn ôm ấp lý tưởng cách mạng, nên phải giao nộp chiến lợi phẩm cho thượng cấp để được ban khen, mà chưa bớt xén, dám giấu giếm cho riêng mình.
Theo sau giai đoạn vơ vét chiến lợi phẩm, đến những đợt đánh tư sản, và các đợt đổi tiền, rồi chiến dịch đẩy người Hoa ra biển để cướp tài sản. Đến giai đoạn tổ chức vượt biên, bán bãi. Liên tiếp những thủ đoạn như thế họ thu vào hàng trăm tấn vàng bạc, châu báu của người Miền Nam. Người dân ai còn cất giữ được chút ít thì phải bán đi để sống qua ngày trong thời gian bao cấp đói rách, và đút lót để khỏi bị khủng bố hay tìm đường vượt biên.
Chưa hết, khi Hà Nội đưa quân đánh vào Campuchia, họ lại được dịp vơ vét một đợt rất đậm nữa. Vì đã có kinh nghiệm ở Miền Nam, họ đã lấy đi không biết bao nhiêu tải sản của người Campuchia.
Suốt bao nhiêu năm chiến đấu cơm không đủ no, áo không đủ ấm, nay bỗng dưng được làm chủ những của cải một cách dễ dàng, thì cơn cám dỗ và lòng tham vô đáy của con người chỗi dậy, tội gì không kiếm chác, không hưởng thụ, bù cho những ngày cơ cực trong bưng biền. Cứ như thế mà người dân Miền Nam trở thành nạn nhân bị bòn rút, bị bóc lột đến tận cùng bằng nhiều hình thức, nhỏ nhặt như phải lo lót cho cán bộ phường, khóm để có giấy chứng đi thăm cha, thăm chồng trong trại tù, hay muốn có hộ khẩu, muốn cho con đi học .... Lên cấp cao hơn như huyện, tình, trung ương thì đút lót lại phải lớn hơn, cứ như thế cả một guồng máy cồng kềnh phức tạp ở mọi khâu, mọi cấp đều phải luồn lách và đút lót, tiền hối lộ ấy họ gọi là để "bôi trơn".
Một sự kiện mà bất cứ người Việt nào khi trở về thăm thân nhân đều biết, ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất, khi nhập cảnh mà trong sổ thông hành không kẹp sẵn Đô La thì thế nào cũng gặp phiền phức.
Từ gần ba thập niên qua, VN mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh, thì nơi đây đã trở thành môi trường tham những và hối lộ có bài bản, nói đúng hơn đó là chính sách của đảng CSVN, nên họ đã khai thác triệt để nguồn lợi này dưới nhiều hình thức hầu bòn rút làm giàu phi pháp. Từ việc đặt ra những thủ tục, những luật lệ mơ hồ phức tạp, ai muốn làm ăn suông sẻ thì đành nhắm mắt chấp nhận cho qua.
Sang giai đoạn phát triển, CSVN đã có nhiều kinh nghiệm rửa tiền, thì tình trạng tham nhũng cũng được nâng lên ở cấp cao hơn, tinh vi hơn, và mức độ tham những cũng lớn hơn, vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, như vụ in tiển Polymer.
Để bịt miệng cấp dưới và gây thêm vây cánh thế lực, họ khuyến khích khắp nơi đẻ ra rất nhiều dự án phát triển, nào là cầu, đường, bến, cảng, thủy điện....dự án nào cũng nói là để phục vụ lợi ích quốc gia. Nhưng rất nhiều dự án chẳng những vô ích mà còn tác hại đến đời sống của đồng bào trong vùng. Khi ấy có biết bao nhiêu nhu cầu thiết thực nhưng không bòn rút được thì họ bỏ qua. Những dự án là những ngõ ngách để tiền thuế của người dân chảy vào túi tham của quan chức các cấp.
Vì trong một thể chế độc tài độc đảng, mọi quyền hành đều do Bộ Chính Trị ban ra, quốc hội và tòa án chỉ là bù nhìn. Ngân hàng và các nguồn tài nguyên quốc gia nằm trọn trong tay một nhóm nhỏ thân cận với những kẻ cầm quyền. Họ chính là những người đẻ ra và nuôi dưỡng tham nhũng thì làm sao có thể chống được tham những!
Trong nước không có một thế lực chính trị làm đối trọng, không có một cơ quan độc lập giám định, kiểm soát việc làm của chính phủ. Không có tự do ngôn luận, các cơ quan truyền thông chỉ được nói những gì chính phủ cho nói, thì làm sao ngăn được tham nhũng?
Tóm lại chừng nào VN chưa có dân chủ thật sự, chưa có tam quyền phân lập, chưa có đa nguyên đa đảng thì VN vẫn là một nước tham nững thối nát.
Cứ xem vụ án tham nhũng Dương Chí Dũng và Phạm Quý Ngọ thi sẽ rõ.
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi quan điểm của chúng tôi.
LLDTCNTQ

Những kẻ tham nhũng làm sao chống được tham nhũng

Thứ Năm, ngày 06.03.2014    
Những khẩu hiệu chống tham nhũng ở Việt Nam ngày nay đã hoàn toàn vô nghĩa. Kính mời quí thính giả nghe quan điểm của Lực Lượng Cứu Quốc về cái gọi là chống tham nhũng tại Việt Nam của nhà cẩm quyền CS rêu rao qua giọng đọc của Hải Nguyên
Thưa quí thính giả
Tình trạng tham nhũng tại Việt Nam càng ngày càng lan rộng và rất tinh vi, nên việc chống tham nhũng chỉ là trò hề mà thôi.
Khi CSVN chưa chiếm được Miền Nam, cả Miền Bắc sống trong đói nghèo thiếu thốn, ngoại trừ một thành phần lãnh đạo cấp cao được hưởng các tiêu chuẩn đặc biệt. Họ tuyên truyền lừa dối chẳng những với người dân và ngay cả quân đội được gửi vào chiến trường Miền Nam, rằng dân chúng Miền Nam bị Mỹ Ngụy bóc lột rất tàn nhẫn, nên đói khổ lầm than thiếu thốn.
Trong thời gian chiến tranh, bộ đội còn phải lẩn trốn trong rừng rú, chưa hề nhìn thấy đời sống thật của xã hội Miền Nam, nên tin vào những điều do bộ máy tuyên truyền phỉnh gạt.
Khi chiếm được Miền Nam, phần đông họ đã bị choáng ngộp với những sự thật họ nhìn thấy. Từ đó một chiến dịch vơ vét của cải ở Miền Nam được thực hiện để hạ thấp mức sống xuống ngang hàng với Miền Bắc. Bất kể là tài sản của chính quyền Miên Nam hay của tư nhân. Hàng vạn chiếc xe tải, và các phương tiện vận chuyển khác nối đuôi nhau chở ra Bắc những thứ họ cướp được. Từ TV, tủ lạnh, đồng hồ, đến xe đạp, xe gắn máy, quạt điện, bàn ghế, kể cả gạch ngói, tôn gỗ....và những thứ quí giá như vàng bạc, nữ trang, kim cương.... Nhiều thứ họ chưa bao giờ mơ ước nhìn thấy chứ đừng nói có được trong tay.
Thời gian đầu còn đang say men chiến thắng, và mơ mộng rằng chỉ sau một thời gian ngắn chủ nghĩa CS sẽ biến VN thành thiên đàng, và ai ai cũng sẽ trở thành giàu có sung túc, nên thành phần bộ đội công an cấp thấp vẫn ôm ấp lý tưởng cách mạng, nên phải giao nộp chiến lợi phẩm cho thượng cấp để được ban khen, mà chưa bớt xén, dám giấu giếm cho riêng mình.
Theo sau giai đoạn vơ vét chiến lợi phẩm, đến những đợt đánh tư sản, và các đợt đổi tiền, rồi chiến dịch đẩy người Hoa ra biển để cướp tài sản. Đến giai đoạn tổ chức vượt biên, bán bãi. Liên tiếp những thủ đoạn như thế họ thu vào hàng trăm tấn vàng bạc, châu báu của người Miền Nam. Người dân ai còn cất giữ được chút ít thì phải bán đi để sống qua ngày trong thời gian bao cấp đói rách, và đút lót để khỏi bị khủng bố hay tìm đường vượt biên.
Chưa hết, khi Hà Nội đưa quân đánh vào Campuchia, họ lại được dịp vơ vét một đợt rất đậm nữa. Vì đã có kinh nghiệm ở Miền Nam, họ đã lấy đi không biết bao nhiêu tải sản của người Campuchia.
Suốt bao nhiêu năm chiến đấu cơm không đủ no, áo không đủ ấm, nay bỗng dưng được làm chủ những của cải một cách dễ dàng, thì cơn cám dỗ và lòng tham vô đáy của con người chỗi dậy, tội gì không kiếm chác, không hưởng thụ, bù cho những ngày cơ cực trong bưng biền. Cứ như thế mà người dân Miền Nam trở thành nạn nhân bị bòn rút, bị bóc lột đến tận cùng bằng nhiều hình thức, nhỏ nhặt như phải lo lót cho cán bộ phường, khóm để có giấy chứng đi thăm cha, thăm chồng trong trại tù, hay muốn có hộ khẩu, muốn cho con đi học .... Lên cấp cao hơn như huyện, tình, trung ương thì đút lót lại phải lớn hơn, cứ như thế cả một guồng máy cồng kềnh phức tạp ở mọi khâu, mọi cấp đều phải luồn lách và đút lót, tiền hối lộ ấy họ gọi là để "bôi trơn".
Một sự kiện mà bất cứ người Việt nào khi trở về thăm thân nhân đều biết, ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất, khi nhập cảnh mà trong sổ thông hành không kẹp sẵn Đô La thì thế nào cũng gặp phiền phức.
Từ gần ba thập niên qua, VN mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh, thì nơi đây đã trở thành môi trường tham những và hối lộ có bài bản, nói đúng hơn đó là chính sách của đảng CSVN, nên họ đã khai thác triệt để nguồn lợi này dưới nhiều hình thức hầu bòn rút làm giàu phi pháp. Từ việc đặt ra những thủ tục, những luật lệ mơ hồ phức tạp, ai muốn làm ăn suông sẻ thì đành nhắm mắt chấp nhận cho qua.
Sang giai đoạn phát triển, CSVN đã có nhiều kinh nghiệm rửa tiền, thì tình trạng tham nhũng cũng được nâng lên ở cấp cao hơn, tinh vi hơn, và mức độ tham những cũng lớn hơn, vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, như vụ in tiển Polymer.
Để bịt miệng cấp dưới và gây thêm vây cánh thế lực, họ khuyến khích khắp nơi đẻ ra rất nhiều dự án phát triển, nào là cầu, đường, bến, cảng, thủy điện....dự án nào cũng nói là để phục vụ lợi ích quốc gia. Nhưng rất nhiều dự án chẳng những vô ích mà còn tác hại đến đời sống của đồng bào trong vùng. Khi ấy có biết bao nhiêu nhu cầu thiết thực nhưng không bòn rút được thì họ bỏ qua. Những dự án là những ngõ ngách để tiền thuế của người dân chảy vào túi tham của quan chức các cấp.
Vì trong một thể chế độc tài độc đảng, mọi quyền hành đều do Bộ Chính Trị ban ra, quốc hội và tòa án chỉ là bù nhìn. Ngân hàng và các nguồn tài nguyên quốc gia nằm trọn trong tay một nhóm nhỏ thân cận với những kẻ cầm quyền. Họ chính là những người đẻ ra và nuôi dưỡng tham nhũng thì làm sao có thể chống được tham những!
Trong nước không có một thế lực chính trị làm đối trọng, không có một cơ quan độc lập giám định, kiểm soát việc làm của chính phủ. Không có tự do ngôn luận, các cơ quan truyền thông chỉ được nói những gì chính phủ cho nói, thì làm sao ngăn được tham nhũng?
Tóm lại chừng nào VN chưa có dân chủ thật sự, chưa có tam quyền phân lập, chưa có đa nguyên đa đảng thì VN vẫn là một nước tham nững thối nát.
Cứ xem vụ án tham nhũng Dương Chí Dũng và Phạm Quý Ngọ thi sẽ rõ.
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi quan điểm của chúng tôi.
LLDTCNTQ

No comments:

Post a Comment