Thursday, March 13, 2014

CSVN VÀ TRUNG QUỐC PHÁ NÁT KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thứ Năm, ngày 13.03.2014    
Tình trạng kinh tế bi đát đầu năm làm cho người nông dân lâm vào cảnh túng quẫn. Nhưng đáng lên án hơn cả là CSVN âm thầm tiếp tay "giặc" thương lái Trung quốc tràn vào tàn phá nông nghiệp, nông thôn và nông dân, dẫn đến việc người nông dân ngày càng trở nên khốn khổ cùng cực. Trong tiết mục Người dân tự quyết hôm nay, nời quý thính giả theo dõi bài CSVN VÀ TRUNG QUỐC PHÁ NÁT KINH TẾ NÔNG NGHIỆP của Lý Trần Công qua sự trình bày của Hải Nguyên.
Từ dịp Tết Giáp Ngọ đến nay, những người trồng rau lâm cảnh bi đát vì rau sản xuất không bán được, phải cho bò ăn hoặc cày làm phân xanh. Không chỉ riêng mặt hàng rau, quả, mà những mặt hàng nông sản khác như: gạo, tiêu, điều ,cao su, gia súc, gia cầm, thủy hải sản.v..v... cũng đang đối mặt với khó khăn tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước.
Nông dân sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long không thể bán được gạo trong vụ lúa đông xuân, giá đã thấp nhưng không có người mua vì xuất khẩu bị đình trệ.Tính đến cuối tháng 2, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết có rất ít hợp đồng được ký do gạo thế giới đang bị khủng hoảng thừa.
Kể từ ngày dịch cúm A/H5N1 được công bố rộng rãi cách nay hai tháng, cánh cửa thị trường liền đóng sập lại với tất cả sản phẩm gia cầm. Hàng triệu con gia cầm đến lứa xuất chuồng nhưng người dân lại không thể bán được. Giá gà đang sụt giảm xuống dưới mức chi phí sản xuất.
Còn ngành cá tra, đang có 70 nhà máy chế biến. Nhưng từ đầu năm 2014, số hoạt động thường xuyên chưa đến 10 nhà máy, còn lại thì đang phải hoạt động cầm chừng, công suất giảm 60 – 70%. Khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp ngành cá tra đang đối mặt đó là thiếu vốn, thiếu nguyên liệu vì người dân đã không còn nuôi cá tra do bị lỗ nặng kéo dài nhiều năm liền.
Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông sản giảm mạnh cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Đứng đầu danh sách là mặt hàng cao su xuất khẩu giảm 17,5% về lượng và 32,8% về giá trị. Tiếp ngay sau đó là mặt hàng cà phê với tổng lượng xuất khẩu giảm 24,7% về lượng và 29% về giá trị.Các mặt hàng khác như: tiêu, chè, hạt điều..v.v...cũng không mấy khả quan.
Một bức tranh kinh tế ảm đạm là thế, nhưng nỗi lo lớn hơn của người nông dân chính là "giặc" ngoại thương đến từ Trung quốc, từ hàng hóa cho đến những thủ đoạn bẩn thỉu của các thương nhân Tàu. Ai cũng biết trước sức ép từ Trung quốc, CSVN đã mở toang thị trường cho hàng hóa Tàu tràn ngập. Chính quyền CSVN hầu như không còn công cụ kiểm soát thị trường nào khả dĩ để kiểm soát thị trường, môi sinh, sức khỏe cho người dân Việt Nam. Hàng hóa Tàu nhập vào Việt Nam, ngoài việc giết chết hàng hóa sản xuất trong nước do giá rẻ, còn toàn là hàng gian, nhái, giả và rất độc hạicho sức khỏe người tiêu dùng.
Thương lái Trung quốc giờ tung hoành khắp nơi ở Việt Nam, và không hề sợ chính quyền CSVN. Hàng chục năm qua gian thương Trung quốc đã bần cùng hóa nông dân Việt bằng những thủ đoạnhết sức tinh vi. Trước đây thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu mua móng trâu, móng bò,... vài năm trở lại đây thì đỉa, lá điều khô, dừa khô, rễ tiêu, rễ sim,.., hay gần đây nhất là lá khoai mì, lá khoai lang,cây chua ke..v.v... " Giặc" thương lái Trung quốc còn khuyến khích nông dân các tỉnh nuôi ốc bưu vàng, rùa tai đỏ rồi sẽ mua lại với giá cao, nhưng cuối cùng thì bọn "giặc"thương lái đểu này biến mất, sau khi đạt được mục đích phá hoại môi trường nông nghiệp. Chưa hết, gần đây bọn này còn đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thu mua sầu riêng rồi sau đó tẩm chất lạ vào bên trong và xuất khẩu ra nước ngoài để đánh đổ thương hiệu sầu riêng Cái Mơn miền Tây. Tại Cần Thơ hai người Trung Quốc có tên là Liang và Bing đã thu mua vịt đẻ chứ không phải vịt thịt giá cao, và sau đó hai tên này ướp các chất độc hại vào thịt vịt để đầu độc người mua. Thương lái Trung quốc còn giở nhiều thủ đoạn lừa đảo người nông dân như mua hàng hóa giá cao một vài chuyền đầu làm tin, sau đó mua khất nợ từ chuyến thứ ba, khi số tiền nợ lớn dần cũng là lúc bọn Tàu chệt này chuồn qua biên giới về nước, để lại nợ nần cho người nông dân.Nông dân đã học được nhiều bài học khi làm ăn với thương lái Trung Quốc. Lúc đầu thu mua ồ ạt với giá cao để mọi người thi nhau trồng, sau đó khi nông dân đã trồng đại trà thì ngưng mua, đẩy nông dân tới chỗ khánh kiệt. Đầu cơ, làm giá là nghề của bọn thương lái Tàu chệt. Bọn giặc thương lái này thu gom hàng hóa để tạo khan hiếm, sau đó đẩy giá lên cao bán ra thu lợi nhuận.
Tình trạng "giặc thương lái" Trung quốc vào Việt Nam phá hoại kinh tế đã diễn ra quá lâu, nhưng lãnh đạo từ cấp trung ương đến cấp địa phương không làm gì để ngăn chặn. CSVN chỉ biết đổ lỗi cho người nông dân nào là thiếu hiểu biết, tham lời... Nhưng CSVN phải biết rằng ai sẽ lo từng bữa cơm cho gia đình họtrong cảnh vật giá leo thang, ai lo cho họ lúc ốm đau, ai lo học phí cho con em họ, rồi bao nhiêu loại thuế, phí đang đè lên đầu họ. Các ông lãnh đạo cộng sản hãy nhận trách nhiệm là do các ông mà ra,
Ngày 28/2/2014 trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ CSVN, tại đây Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, đã nêu đề xuất một chương trình mới để hỗ trợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn và nông dânlên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Thủ tướng đương nhiên là không thể từ chối, vì chương trình hỗ trợ tam nông này nếu thực hiện sẽ đem đến cơ hội tham nhũng cho quan chức. Người dân cả nước đã hoàn toàn mất hết niềm tin vào chế độ. Vì nhà nước này làm việc gì cũng nhân danh nhân dân, nhưng nhân dân thì ngày càng nghèo khổ, còn quan chức thì nhà lầu, xe hơi, giầu có bất minh...
Chẳng có ông nhà nước cộng sản nào sẽ đứng ra bảo vệquyền lợi của người dân, mà người nông dân hãy tự bảo vệ mình trước những lừa đảo, dụ dỗ mà "giặc thương lái" Trung quốc đang làm tại Việt Nam. Hãy chỉ đầu tư nhỏ đủ sống cho gia đình, người nông dân không nghe theo lời kêu gọi của nhà nước cộng sản bỏ vốn làm ăn lớn. Người nông dân nên thành lập các hội nhóm để liên kết, trao đổi thông tin và hỗ trợ nhau khi khó khăn.
Người nông dân hãy luôn tâm niệm tẩy chay không mua hàng hóa Tàu, không buôn bán với Tàu và luôn luôn cảnh giác với giặc Tàu.
Lý Trần Công
13/3/2014.

No comments:

Post a Comment