CÔNG AN SÀI GÒN ĐÀN ÁP THÔ BẠO CUỘC BIỀU TÌNH CỦA DÂN OAN MIỀN NAM
Một nguồn tin khẩn từ Sài Gòn cho biết là vào hôm qua, một số phụ nữ
đã bị công an đánh đập một cách tàn nhẫn khi họ tụ tập trước tòa lãnh sự
Mỹ ở Sài Gòn để tố cáo tệ nạn cưỡng đoạt đất đai của các quan chức địa
phương.
Nguồn tin này cho biết là hàng trăm dân oan này đến từ các tỉnh miền
Tây và đã tổ chức biểu tình trước dinh Thống Nhất và Nhà thờ Đức Bà
trước khi kéo đến tòa lãnh sự Mỹ để thu hút sự chú ý của du khách ngoại
quốc. Ngay lập tức lực lượng công an đã kéo đến để đàn áp. Một số dân
oan bị đẩy lên xe buýt để chở về các tỉnh Tiền Giang, An Giang. Một số
người khác thì bị đưa về đồn công an sau khi bị đánh đến ngất xỉu hay
thương tích khắp người.
Trong khi đó thì tại Hà Nội, suốt hai ngày qua, hàng trăm nông dân đã
tụ tập trước trụ sở xã Mễ Trì thuộc huyện Từ Liêm để phản đối nhà cầm
quyền địa phương cưỡng chiếm đất đai của họ để bán cho một công ty tư
nhân.
Kể từ hôm thứ Ba vừa qua, hơn 600 nông dân đã lập bàn thờ trước cổng
trụ sở xã để yêu cầu nhà cầm quyền phải hoàn trả con đường do người dân
tự xây dựng nhưng đã bị nhà cầm quyền bán cho công ty điện lực Từ Liêm.
Một bản tin trên tờ Pháp Luật cho biết là công an đã nổ súng để trấn áp
cuộc tụ tập, nhưng nhà cầm quyền xã Mễ Trì đã bác bỏ tin này.
TÒA ÁN HẢI PHÒNG BÁC BỎ ĐƠN KHÁNG ÁN CỦA ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN
Tòa án Hải Phòng vào hôm qua đã thẳng tay bác bỏ đơn kháng cáo của
ông Đoàn Văn Vươn, người đang thọ án tù với cáo buộc "giết người" sau vụ
nổ súng chống lại lực lượng cưỡng chế khu đầm nuôi tôm của gia đình ông
tại đầm Cống Rộc huyện Tiên Lãng vào đầu năm 2012.
Cần biết là trong đơn kháng cáo, ông Đoàn Văn Vươn yêu cầu hủy bỏ bản
án sơ thẩm đối với ông, đồng thời đề nghị nhà cầm quyền hủy bỏ các
quyết định thu hồi đất đai một cách phi pháp của huyện Tiên Lãng. Đơn
kháng cáo cũng yêu cầu huyện Tiên Lãng phải bồi thường cho gia đình ông
một số tiền lên đến 30 tỷ đồng vì các thiệt hại về vật chất và tinh thần
trong vụ cưỡng chiếm khu đất một cách phi pháp nói trên.
Tuy nhiên tòa án đã bác bỏ toàn bộ yêu cầu và giữ nguyên bản án sơ
thẩm. Ngoài ra tòa án còn buộc ông Vươn phải trả án phí là 23 triệu
đồng. Vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương, cho biết là bà không tham dự
phiên tòa vì biết rõ các quan tòa đã có sẵn bản phán quyết trong túi,
nên việc xét xử chỉ là một màn kịch mà thôi.
MỘT NỮ TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG VN BỊ BẮT Ở NHẬT VỀ TỘI CHUYỂN HÀNG ĂN CẮP
Một nữ tiếp viên thuộc hãng hàng không Vietnam Airlines đã bị câu lưu
sau khi cảnh sát Nhật ập vào lục soát văn phòng của hãng này ở thủ đô
Tokyo vào sáng hôm qua.
Tiếp viên này có danh tính là Nguyễn Thị Bích Ngọc 25 tuổi, bị tình
nghi là vận chuyển một số lượng quần áo ăn cắp có trị giá đến 125 ngàn
Yen, từ một khách sạn ra phi trường quốc tế Kansai vào năm ngoái. Cô
Bích khai với cảnh sát là cô không biết đây là đồ ăn trộm và nhận số
hàng này từ một phụ nữ đang sống tại Nhật. Cô Bích cũng khai thêm là
nhiều đồng nghiệp của mình cũng thường xuyên chuyển hàng lậu về VN để
kiếm thêm thu nhập.
Thông tấn xã Kyodo cho biết là cảnh sát Nhật đang tình nghi là có
khoảng 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines có liên quan đến đường dây
vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về VN.
Cần nói thêm là trước những tai tiếng đầy ô nhục của giới phi hành
đoàn VN, tổng giám đốc Vietnam Airlines vào hai tuần trước đã ra chỉ thị
cấm các nhân viên mang các vali quá lớn khi phục vụ các tuyến đường bay
ở ngoại quốc.
TỔNG THỐNG MIẾN ĐIỆN ỦNG HỘ VIỆC GIỚI HẠN QUYỀN LỰC CỦA QUÂN ĐỘI
Tổng thống Miến Điện Thein Sein vào hôm qua tuyên bố là cần phai cắt
giảm quyền lực của quân đội xứ này trong tiến tính dân chủ hóa đất nước.
Điều này được xem là sự ủng hộ của ông Thein Sein đối với chiến dịch
của phe đối lập là tước bỏ vai trò của quân đội Miến trên chính trường.
Phát buổi nhân ngày kỷ niệm 3 năm chuyển từ chế độ quân phiệt sang
chính phủ dân sự, vị cựu tướng lãnh tuyên bố trước quốc hội là thế giới
lâu nay vẫn xem Miến Điện là một xứ độc tài, vì thế mỗi người dân Miến
có bổn phận chứng tỏ là Miến Điện đang chuyển sang một nước pháp trị. Và
muốn được như thế thì phải cắt giảm quyền lực chính trị của giới quân
đội, bằng cách tu chỉnh hiến pháp vì hiến pháp hiện tại đã trao quá
nhiều quyền cho giới quân nhân.
No comments:
Post a Comment