Thứ Hai, ngày 31.03.2014
Các cơ quan CSVN quen thói ăn chia
để dễ nhận đút lót nhưng khi bị khui chuyện thì đổ trách nhiệm qua lại
để chạy tội nhất là trong chuyện lao động Tàu cướp công ăn việc làm của
dân Việt ngay trên đất Việt. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng
tôi xin gửi đến quý thính giả bài viết có tựa đề: " Tràn lan lao động
Trung Quốc trái phép" sẽ được Tâm Anh trình bày để tiếp nối chương trình
tối hôm nay.
Theo Đồn biên phòng Đèo Ngang (Hà Tĩnh), cuối tháng 9 và đầu tháng 10
có hơn 2.600 người nước ngoài làm việc ở Khu kinh tế Vũng Áng, trong số
này có 1.526 người Tàu. Nhưng Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cho biết
chỉ có hơn 1.100 người nước ngoài được cấp giấy phép lao động để làm
việc tại khu kinh tế này. Điều đó chứng tỏ rằng việc quản lý lao động
nước ngoài ở Khu kinh tế Vũng Áng đang "có vấn đề".
Hiện nay công trường Formosa ở Khu kinh tế Vũng Áng đang được đẩy
nhanh tiến độ. Có rất nhiều nhà thầu Trung cộng trúng thầu tại đây, kéo
theo rất lớn lao động bản xứ sang làm thuê. Đầu giờ chiều, ở ngã ba xã
Kỳ Phương, lao động Tàu đứng chờ xe buýt rất đông, phải mất đến 4-5 đợt
xe mới đưa hết số lao động này đến công trường Formosa.
Tại công trình lò cao của dự án Formosa, rất nhiều lao động Tàu đang
làm việc với vẻ mệt nhọc, mồ hôi nhễ nhại. Ở đây có rất nhiều lao động
Trung cộng, riêng ở công trình lò cao có khoảng 600 người, chủ yếu là
lao động chân tay.
Thiếu tá Nguyễn Văn Đàn, đồn phó Đồn biên phòng Đèo Ngang, cho biết
từ đầu năm tới nay đơn vị này xử lý rất nhiều vụ việc liên quan đến
người nước ngoài như: không có thẻ tạm trú của công an, trộm cắp, chém
giết, đình công... Tiêu biểu là ngày 28-4, tổ công tác của đồn bắt quả
tang Jiang Su (quốc tịch Tàu) trộm cắp sắt thép tại công trường Formosa.
Ngày 7-8-2013, tại thôn Liên Phú, xã Lỳ Liên xảy ra vụ ẩu đả giữa người
địa phương với người nước ngoài. Hậu quả một lao động Đài Loan bị chết.
Gần đây, ở công trường Formosa có 44 công nhân Trung cộng tổ chức đình
công ngăn không cho số công nhân khác đi làm...
Cuối tháng 9, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an phối hợp
với một số cơ quan chức năng Hà Tĩnh kiểm tra, rà soát lao động của một
số nhà thầu, doanh nghiệp nước ngoài ở Khu kinh tế Vũng Áng, qua đó phát
hiện có hơn 570 lao động Tàu không có giấy phép lao động, trục xuất 128
người về nước. Trong đó nhà thầu MCC5 (Trung cộng) có 182 lao động.
Phía nhà thầu thừa nhận toàn bộ số lao động này chưa có giấy phép lao
động. Kiểm tra 182 hộ chiếu, phát giác ra 73 người còn hạn thị thực
dưới một tháng, buộc phải xuất cảnh về nước. Tương tự, Công ty Sơn Tây
(Trung cộng) đưa 142 người Tàu sang làm việc tại Formosa, toàn bộ số lao
động này cũng không có giấy phép lao động. Rà soát lại 142 hộ chiếu,
thấy thêm 36 người thị thực còn dưới một tháng, buộc phải trục xuất về
nước trước thời hạn...
Ông Hồ Anh Tuấn, trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, cho biết
quản lý lao động người nước ngoài ở khu kinh tế là rất khó, ban Quản lý
chỉ là đơn vị được ủy quyền cấp giấy phép lao động, không có nhiệm vụ
kiểm soát, xử phạt, trục xuất lao động trái phép ra khỏi địa bàn. "Lao
động phổ thông người nước ngoài ở đây quá nhiều. Họ sang đây theo dạng
du lịch, chúng tôi không có quyền can thiệp. Chúng tôi chỉ cấp giấy phép
lao động, còn giám sát, quản lý phải thuộc Công an, Sở LĐ-TB&XH
tỉnh" - ông Tuấn nói.
Còn ông Lê Tiến Dũng, phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, cho rằng
khi được ủy quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, Ban quản
lý Khu kinh tế Vũng Áng phải có bổn phận kiểm tra, giám sát nhưng không
có quyền xử phạt. "Vừa qua, cơ quan liên ngành phát giác rất nhiều lao
động nước ngoài chưa có giấy phép ở khu kinh tế, trách nhiệm này thuộc
về ban quản lý khu kinh tế. Khi được ủy quyền, ban phải chịu trách
nhiệm, còn sở vẫn có quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý khi có vấn đề lao
động nước ngoài tại khu kinh tế..." - ông Dũng cho hay.
No comments:
Post a Comment