Wednesday, March 26, 2014

CHÔM ĐỒ Ở NHẬT VÀ KẺ CẮP TRÊN TRUYỀN HÌNH

Thứ Tư, ngày 25.03.2014    
Nguyên tắc trị nước từ ngàn xưa là: Thượng bất chánh, hạ tắc loạn. Ngày nay, đảng CSVN độc tài thống trị, tham nhũng tận răng, mãi quốc cầu vinh, thì ngày nào đảng còn, những hành vi phi pháp của đảng viên, viên chức CSVN tại hải ngoại, làm nhục quốc thể là điều hiển nhiên không thể chối cãi. Mời quý thính giả nghe phần Bình Luận của Việt Nguyễn với tựa đề: "CHÔM ĐỒ Ở NHẬT VÀ KẺ CẮP TRÊN TRUYỀN HÌNH" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Vào ngày 27/02/2014 vừa qua, báo Sankei của Nhật Bản đưa tin về thực trạng ăn cắp đồ và chuyển về Việt Nam để tiêu thụ. Cục Chống tội Phạm Có Tổ chức thuộc Sở Cảnh sát Tokyo đã ra lệnh bắt một nữ tiếp viên hàng không của Hãng Hàng Không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vì nghi ngờ vận chuyển hàng trộm cắp từ một đường dây trộm cắp hàng hóa do một phụ nữ người Việt khác khoảng 30 tuổi cầm đầu đã bị cảnh sát bắt giữ. Tuy nhiên cảnh sát nói nữ tiếp viên này đã không còn ở Nhật.
Theo mô tả của bài báo thì kiểu ăn trộm đồ là đưa nhiều hàng vào vali trong thời gian rất ngắn rồi bỏ chạy khỏi cửa hàng, đa số là hàng mỹ phẩm Shiseido và quần áo hiệu Uniqlo. Sau đó, nhóm này đóng thùng và chuyển đến khách sạn nơi các tiếp viên hàng không Việt Nam Airline lưu trú gần sân bay Narita. Ở đây các tiếp viên cho hàng vào va-li của mình và đã lợi dụng quá trình kiểm tra hải quan nặng về an ninh như theo dõi súng ngắn và ma túy chứ không nhắm vào quần áo mỹ phẩm, nên các tiếp viên này đã dễ dàng tuồn hàng về nước. Trong một bài khác được đăng cùng ngày, báo Sankei cho biết đồ mỹ phẩm Nhật được bán tại khu vực gần trụ sở chính của Vietnam Airlines ở Hà Nội, với giá thấp hơn giá tại Nhật và thậm chí nhãn ghi giá bằng tiền Yen của Nhật vẫn còn gắn trên sản phẩm bày bán. Báo Sankei đăng lại lời cơ phó của Vietnam Airlines cách đây 5 năm, từng bị kết án cũng vì dính líu vào việc vận chuyển hàng phi pháp là ông Đặng Xuân Hợp khai trước tòa rằng: "Ở Vietnam Airlines lương rất thấp và việc phi hành đoàn chuyển hàng trộm cắp để có thu nhập thêm là chuyện thường xảy ra".
Không biết mức lương trung bình của một tiếp viên hàng không là khoảng 15.000 USD/năm giao động tùy theo hãng hàng không có phải là thấp, nhưng nghề này luôn hấp dẫn giới trẻ vì những đặc thù riêng của nó. Cách đây chừng 20 năm, để trở thành tiếp viên hàng không ngoài các tiêu chuẩn nghề nghiệp thì tiêu chí quyết định là lý lịch gia phả ba đời phải đỏ như máu. Tuy nhiên, càng về sau thì cần thêm tiêu chí mới là phải có tiền để lo lót chạy chọt, khoảng vài chục ngàn Dollar Mỹ cho một xuất làm tiếp viên hàng không. Bởi vậy, nên không có gì lạ khi các tiếp viên hàng không thường tham gia các đường dây phạm pháp chỉ sau một thời gian ngắn làm việc, với mục đích thu hồi số tiền phải bỏ ra. Công việc vận chuyển hàng trộm cắp chỉ là một trong những chuỗi hành vi phạm pháp trong ngành hàng không Việt Nam. Đầu năm 2008, hai tiếp viên hàng không của Việt Nam Airlines là Nguyễn Quý Hiển và Nguyễn Hoàng Hương Xuân bị Hải quan Hàn Quốc bắt giữ tại sân bay Incheon khi mang 300.000 USD Mỹ vào nước này. Giữa năm 2008, một nam tiếp viên của Việt Nam Airlines là Nguyễn Hoàng Hải trên chuyến bay từ Đức về Việt Nam cũng đã bị hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ do vận chuyển trái phép hơn 300.000 euro. Tháng 11/2008, Việt Nam Airlines cũng đã buộc thôi việc phi công Lại Quốc Việt, người bị bắt giữ vì liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Úc. Cũng trong đường dây rửa tiền này, một phi công khác của Việt Nam Airline là Trần Đình Đang cũng bị cơ quan an ninh Úc bắt tại sân bay và bị kết án 4 năm rưỡi tù giam do vận chuyển trái phép tổng cộng 6,5 triệu Úc-kim về Việt Nam. Đây là dẫn chứng vài vụ việc nổi bật, liên quan đến ngành hàng không nói chung và đội ngũ tiếp viên nói riêng về các hoạt động chuyển tiền lậu, buôn ma-túy, vàng đá quý, điện thoại, hàng hóa trộm cắp, v.v... Đã từ lâu, thông qua các chuyến bay quốc tế của Việt Nam Airlines, các quan chức trong guồng máy lãnh đạo cộng sản có cơ hội chuyển tiền tham nhũng ra nước ngoài cất giấu tại các ngân hàng, đặc biệt là Thụy Sĩ. Hoặc lợi dụng vấn đề đầu tư ra nước ngoài để "rửa tiền", sau đó chuyển tiền "sạch" trở lại Việt Nam.
Chuyện trộm cắp ở nước ngoài khi bị phát giác là nỗi nhục quốc thể, tuy nhiên, đó chỉ là với người dân. Còn với người cộng sản, hành vi trộm cắp cao cấp như: Tham ô, tham nhũng, chiếm đoạt của công, của tư... hầu như đã quá quen thuộc với họ, vì thế việc trộm cắp hay phạm pháp ở nước ngoài của các quan chức hay con cháu quan chức CSVN, được coi rất bình thường, chẳng có gì phải nhục nhã. Không khó để tìm đọc những bản tin nói về hành vi trộm cắp của các quan chức khi ra nước ngoài. Năm 2005 có bà Võ Thị Hồng Phiếu, tổng giám đốc nhà máy Bia Huế đi công tác ghé qua Thái Lan. Bà đã lấy chiếc kính râm mà quên... trả tiền. Kết cục bà bị tòa án Thái Lan xử phạt 4.000 Bath. Tháng 6/2013 Cơ quan chức năng Singapore bắt giữ một nữ cán bộ của Thành Đoàn thành Hồ, vì phát giác bà trộm cắp trong siêu thị một món đồ trị giá khoảng 300 Dollar Singapore. Vũ Kiều Trinh là con của Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam sang Thụy Điển ăn cắp hàng trong siêu thị. Sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô ta được tha, sau khi có giấy của bác sĩ xác nhận rằng Kiều Trinh bị bệnh tâm thần từ Việt Nam gửi sang.
Chương trình "Văn hóa dân tộc... cộng sản" của Đài truyền hình Việt Nam hằng tuần vẫn xuất hiện gương mặt Kiều Chinh dẫn chương trình. Vậy phải chăng Vũ Kiều Chinh chính là bộ mặt thật của đảng CSVN: Vừa là kẻ cắp, vừa bị tâm thần?!
Việt Nguyễn
26/3/2014

No comments:

Post a Comment