Cảnh sát 113 đánh sinh viên chụp hình làm báo
Khoảng 9 giờ 30 sáng thứ sáu 31 tháng 8, trong lúc đi săn hình các tiệm bánh trung thu tại Bình Đa, Biên Hòa, sinh viên Lê Đức Anh đứng lại chụp hình một tiệm bánh trung thu thì bị cảnh sát giao thông gần đó nghi ngờ,đến giằng máy ảnh và muốn bắt về đồn công an Bình Đa.
Sinh viên Hoàng Linh Phụng đi cùng xác nhận Lê Đức Anh dựng xe bên lề đường, đến chụp hình tiệm bánh trung thu Kinh Đô thì bị hỏi giấy tờ xe và giật máy ảnh. Một nhân chứng khác tại chỗ cho biết hai bên giằng co máy ảnh và cảnh sát 113 đã nắm cổ áo, đá vào chân Lê Đức Anh và làm hỏng máy ảnh. Được biết sinh viên Lê Đức Anh đã khóc và la cầu cứu nên người dân gần đó ùa tới yêu cầu lực lượng cảnh sát giao thông thả sinh viên này.
Sinh viên Hoàng Linh Phụng đi cùng xác nhận Lê Đức Anh dựng xe bên lề đường, đến chụp hình tiệm bánh trung thu Kinh Đô thì bị hỏi giấy tờ xe và giật máy ảnh. Một nhân chứng khác tại chỗ cho biết hai bên giằng co máy ảnh và cảnh sát 113 đã nắm cổ áo, đá vào chân Lê Đức Anh và làm hỏng máy ảnh. Được biết sinh viên Lê Đức Anh đã khóc và la cầu cứu nên người dân gần đó ùa tới yêu cầu lực lượng cảnh sát giao thông thả sinh viên này.
Trung Quốc lập sở cấp điện trên đảo Phú Lâm
Sở cấp điện Tam Sa thuộc công ty điện Hải Nam đang được thành lập tại đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung quốc sẽ xây mạng điện thông minh đa năng cho khu biển đảo trong vòng 5 năm. Mới đầu tuần này, dự án xây nhà máy rác thải cũng được khai trương trên đảo Phú Lâm. Ngoài các lĩnh vực điện, môi trường, hiện trên đảo này còn có những cơ sở viễn thông và ngân hàng . Các tập đoàn nhà nước như Viễn thông Trung Quốc, Điện thoại di động Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Công ty Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc đều đã mở chi nhánh trên đảo. Trung Quốc đã xây một phi đạo lớn cho các máy bay hạng nặng và hai bến cảng trên đảo Phú Lâm. Qua cơ sở hạ tầng kể trên, Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Phú Lâm là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc có cơ sở tạm giữ các ngư dân Việt Nam bị bắt khi hành nghề trong vùng biển lân cận mà Trung Quốc đều nhận là của mình.
Lãnh tụ sinh viên Miến Điện Moe Thee Zun trở về nước sau 16 năm
Lãnh tụ sinh viên Moe Thee Zun đã trở về nước sau 16 năm chạy thoát khỏi Miến Điện bằng đường biên giới từ cuộc đàn áp đẫm máu của phe quân phiệt vào năm 1988. Lãnh tụ Zun đã bị kết án tử hình khiếm diện. Ông và các đồng chí đã cùng lực lượng nổi dậy hoạt động chống phe quân phiệt tại vùng biên giới, và sau đó sang Hoa Kỳ tị nạn chính trị. Ông Zun đã được hàng trăm người Miến Điện ra tận phi trường chào đón ngày trở về. Ông cho biết muốn trở về quê hương để hoà giải và đóng góp xây dựng đất nước với chính quyền. Gần đây một số lãnh tụ đối lập cũng đã trở về nước sau khi chính quyền Thein Sein xoá tên hơn 2 ngàn người khỏi sổ đen trong tiến trình dân chủ hoá đất nước của phe quân phiệt. Tưởng cần nhắc lại lãnh tụ sinh viên Moe Thee Zun từng biểu tình và nén chiếc giầy vào xe chở tổng thống Thein Sein đến Liện Hiệp Quốc vào năm 2009. Ông Zen tuyên bố chính quyền Thein Sein không đại diện cho người dân Miến Điện.
Quan chức Đài Loan thăm đảo Ba Bình
Bản tin đài BBC cho biết tổng thư ký hội đồng An ninh quốc gia Hồ Vị Chân cùng nhiều quan chức Đài Loan đã đến công du đảo Ba Bình bằng máy bay quân sự hôm thứ sáu 31 tháng 8 để khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Cùng đi trong phái đoàn có bộ trưởng nội vụ và cục trưởng Cục Cảnh sát biển. Một thông cáo từ Đài Loan kêu gọi các nước tranh chấp chủ quyền bỏ qua những khác biệt để cùng hợp tác khai thác. Trước đó 1 tuần, Việt Nam đã phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Phát ngôn nhân ngoại giao Lương Thanh Nghị tuyên bố Đài Loan xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam khi tổ chức tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình. Trên đảo này Đài Loan đã xây cơ sở hạ tầng và một phi đạo kiên cố.
No comments:
Post a Comment