ML: Mời qúy thính giả của ĐLSN theo dõi mục Thời Sự Trong Tuần với Tây Sơn sau đây.
Chào anh Tây Sơn, xin anh cho biết những sự kiện đáng ghi nhận trong tuần qua tại Việt Nam ngoài chuyện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành công văn số 7169 để giải quyết tình trạng các trang mạng đăng tải thông tin chống đảng và nhà nước ?
TS: Vụ "Bầu Kiên" bị bắt và nền kinh tế khó khăn tại Việt Nam được nhiều tờ báo ngoại quốc nhắc đến. Tạp chí The Economist trong ngày 15 tháng 9 nhận định nền kinh tế Việt Nam còn bấp bênh hơn nữa khi không có nỗ lực cải cách thực sự. Giới đầu tư nhận thấy rằng sau nhiều năm quản lý lỏng lẻo và cho vay vô độ, các ngân hàng Việt Nam bị khánh kiệt. Nạn tham nhũng và lãng phí đã ăn sâu vào nền kinh tế. Nợ xấu có thể gấp hai hoặc ba lần mức 5% mà nhà nước đưa ra. Những vụ bắt doanh nhân như "Bầu Kiên" và lãnh đạo các tập đoàn lớn của nhà nước như Vinashin, Vinalines được cho là nỗ lực chống tham nhũng, nhưng cũng là dấu hiệu tranh giành quyền lực giữa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch Trương Tấn Sang. Hãng thông tấn AP nhắc đến chuyện doanh nghiệp Việt Nam khó xuất khẩu vì nhu cầu giảm tại các thị trường Âu Mỹ. Trong khi đó mức đầu tư từ nước ngoài giảm 34% vì bất ổn kinh tế, hạ tầng kém và giá nhân công tăng. Giáo sư Carl Thayer cho rằng khó thực hiện cải cách khi kinh tế bị guồng máy chính trị chi phối. Tờ The Wall Street Journal vào ngày 10 tháng 9 cảnh báo Việt Nam cần nhanh chóng vượt qua những yếu kém trong hệ thống ngân hàng nếu không muốn bị qua mặt bởi các nước trong vùng. IMF trong báo cáo mới nhất cho biết Hà Nội cần ra tay gấp để cứu hệ thống ngân hàng. Tờ The Diplomat vào ngày 13 tháng 9 nói về giai đoạn sóng gió của nền kinh tế Việt Nam qua chỉ số lạm phát tăng, chỉ số chứng khoán giảm, và tiền mất giá. Những yếu kém bao gồm việc phân chia tín dụng không hợp lý cho các doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả, bơm tín dụng gây ra bong bóng bất động sản, bất ổn xã hội sau các vụ cưỡng chế thu đất, khoảng cách giàu nghèo tăng, và càng ngày có thêm chỉ trích quan chức chính phủ và đại gia tham nhũng, giới "con ông cháu cha" được đặc quyền đặc lợi. Vào chiều thứ tư 12 tháng 9, trang nhà của Chính phủ Việt Nam đăng Công văn số 7169 cho thấy thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo giải quyết tình trạng các trang mạng đăng tải thông tin xuyên tạc cấp lãnh đạo và kích động chống đảng và nhà nước như trang Quan làm báo, Dân làm báo, Biển Đông và một số trang mạng khác, đồng thời cấm cán bộ nhà nước xem và phổ biến các tin này. Thế nhưng càng cấm thì người dân càng tò mò. Dữ liệu cho thấy chưa tới 24 giờ sau, số người đọc tăng vọt tại các trang blog nêu trên. Riêng Quan làm báo có gần một triệu người ghé đến đọc bài. Những sự kiện liên quan đến Việt Nam trong tuần qua phải nói đến đám cháy đau thương tại Nga vào thứ ba 11 tháng 9 đã gây thiệt mạng đến ít nhất 14 công nhân Việt Nam bị kẹt trong tòa nhà của một công ty may mặc. Kế đến là chuyện Hạ viện Hoa Kỳ thông qua 2 dự luật về nhân quyền tại Việt Nam. Dự luật 484 do dân biểu Loretta Sanchez khởi xướng kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, và chấm dứt lạm dụng Điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự để bắt những người ủng hộ cho quyền tự do tôn giáo và chính trị. Dự luật 1410 do dân biểu Chris Smith chủ xướng nhằm thúc đẩy tự do và dân chủ tại Việt Nam bằng cách buộc nhà cầm quyền Hà Nội cải thiện nhân quyền để nhận các khoản viện trợ phi nhân đạo từ Washington đồng thời giúp các cá nhân và tổ chức cổ súy nhân quyền tại Việt Nam. Nhiều dự luật về nhân quyền cho Việt Nam đã được thông qua tại hạ viện trong những năm gần đây, nhưng chưa có dự luật nào trở thành luật vì bị chận tại thượng viện và chính quyền Obama không ra tay tìm cách giải quyết.
ML: Khi nói đến Quan Làm Báo, cư dân mạng thường đọc được những thông tin khó kiểm chứng, nhưng gây nhiều chú ý vì là những nguồn tin liên quan đến nội bộ đảng và nhà nước. Xin anh Tây Sơn nhắc đến một bản tin từ Quan Làm Báo mà thính giả nên chú ý xem có phải là chuyện sắp xẩy ra không ?
TS: Chẳng hạn như bản tin mà ban biên tập Quanlambao đã nhận được từ nguồn tin Mật vào thứ bẩy 15 tháng 9 cho biết thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành văn bản 7169 để có cớ bắt nghị viên Đặng Thành Tâm và buộc ông ta trở thành Chủ của Quan làm báo. Vợ con ông Tâm sẽ bị bắt làm con tin khiến ông Đặng Thành Tâm phải khai quan chức chỉ đạo Quan làm báo chính là chủ tịch nước Trương Tấn Sang và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chúng ta hãy thử theo dõi xem chuyện này có xẩy ra hay không.
ML: Xin anh cho biết tình hình thế giới trong tuần qua có gì đáng chú ý ?
TS: Tại Á Châu, việc chính phủ Nhật Bản mua quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ tư nhân đã khiến Trung Quốc tức giận và đưa 6 tàu hải giám tới gần vùng biển đảo tranh chấp. Trong khi đó 60 ngàn dân Trung Quốc xuống đường biểu tình tại các toà đại sứ và lãnh sự Nhật ở 28 thành phố Trung Quốc. Một số công ty và nhà hàng Nhật bị tấn công cũng như xe hơi chế tạo tại Nhật bị lật. Tại Bắc Kinh, người biểu tình đã ném đá và chai lọ vào hàng rào cản cảnh sát chống bạo động. Tân Hoa Xã loan tin người dân từ mọi thành phần xã hội đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các biện pháp đáp trả của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Thủ tướng Nhật yêu cầu Trung Quốc bảo vệ an toàn cho người Nhật và cơ sở tại Trung Quốc. Trong khi đó Hoa Kỳ kêu gọi hai cường quốc tại Á Châu bình tĩnh trước những căng thẳng gia tăng trên Biển Hoa Đông. Tại Libya, tin đại sứ Christopher Stevens và 3 nhân viên Hoa Kỳ thiệt mạng khi tòa lãnh sự tại Benghazi bị dân quân tấn công vào chiều tối thứ hai đã gây ra nhiều nghi vấn. Các thông tin ban đầu cho rằng vụ tấn công bắt đầu từ làn sóng phản cuốn phim phỉ báng Đấng Tiên tri Muhammad của đạo Hồi sản xuất tại Hoa Kỳ, nhưng đa số chỉ coi được 14 phút chiếu quảng cáo trên mạng YouTube. Tổ chức khủng bố Al-Qaeda 5 ngày sau tuyên bố vụ tấn công tòa lãnh sự tại Benghazi được chuẩn bị cẩn thận lâu nay và thực hiện đúng như dự tính để trả thù cho người phụ tá lãnh tụ Al-Qaeda là Sheikh Abu Yahya al-Libi đã bị phi cơ không người lái bắn chết vào tháng 6. Dư luận cho rằng cuốn phim trên chỉ là cớ cho các cuộc bạo động chống Hoa Kỳ đang xẩy ra tại nhiều nước. Tại Yemen, đoàn biểu tình đã xông vào toà đại sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Sanaa vào thứ năm và đốt cờ Mỹ trước khi bị lực lượng an ninh đẩy lui. Tại Ai Cập, 224 người bị thương trong các cuộc biểu tình bên ngoài sứ quán Hoa Kỳ tại Cairo. Càc cuộc biểu tình khác tại Bangladesh, Iraq, Morocco, Sudan và Tunisia đã khiến Hoa Kỳ đặt các cơ quan ngoại giao trong tình trạng báo động và rút nhân viên ngoại giao không cần thiết từ Sudan và Tunisia về nước.
ML: Vì thời gian có hạn, xin chấm dứt phần Thời Sự Trong Tuần nơi đây và hẹn gặp lại anh vào kỳ tới.
ML: Mời qúy thính giả của ĐLSN theo dõi mục Thời Sự Trong Tuần với Tây Sơn sau đây.
Chào anh Tây Sơn, xin anh cho biết những sự kiện đáng ghi nhận trong tuần qua tại Việt Nam ngoài chuyện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành công văn số 7169 để giải quyết tình trạng các trang mạng đăng tải thông tin chống đảng và nhà nước ?
TS: Vụ "Bầu Kiên" bị bắt và nền kinh tế khó khăn tại Việt Nam được nhiều tờ báo ngoại quốc nhắc đến. Tạp chí The Economist trong ngày 15 tháng 9 nhận định nền kinh tế Việt Nam còn bấp bênh hơn nữa khi không có nỗ lực cải cách thực sự. Giới đầu tư nhận thấy rằng sau nhiều năm quản lý lỏng lẻo và cho vay vô độ, các ngân hàng Việt Nam bị khánh kiệt. Nạn tham nhũng và lãng phí đã ăn sâu vào nền kinh tế. Nợ xấu có thể gấp hai hoặc ba lần mức 5% mà nhà nước đưa ra. Những vụ bắt doanh nhân như “Bầu Kiên” và lãnh đạo các tập đoàn lớn của nhà nước như Vinashin, Vinalines được cho là nỗ lực chống tham nhũng, nhưng cũng là dấu hiệu tranh giành quyền lực giữa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch Trương Tấn Sang. Hãng thông tấn AP nhắc đến chuyện doanh nghiệp Việt Nam khó xuất khẩu vì nhu cầu giảm tại các thị trường Âu Mỹ. Trong khi đó mức đầu tư từ nước ngoài giảm 34% vì bất ổn kinh tế, hạ tầng kém và giá nhân công tăng. Giáo sư Carl Thayer cho rằng khó thực hiện cải cách khi kinh tế bị guồng máy chính trị chi phối. Tờ The Wall Street Journal vào ngày 10 tháng 9 cảnh báo Việt Nam cần nhanh chóng vượt qua những yếu kém trong hệ thống ngân hàng nếu không muốn bị qua mặt bởi các nước trong vùng. IMF trong báo cáo mới nhất cho biết Hà Nội cần ra tay gấp để cứu hệ thống ngân hàng. Tờ The Diplomat vào ngày 13 tháng 9 nói về giai đoạn sóng gió của nền kinh tế Việt Nam qua chỉ số lạm phát tăng, chỉ số chứng khoán giảm, và tiền mất giá. Những yếu kém bao gồm việc phân chia tín dụng không hợp lý cho các doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả, bơm tín dụng gây ra bong bóng bất động sản, bất ổn xã hội sau các vụ cưỡng chế thu đất, khoảng cách giàu nghèo tăng, và càng ngày có thêm chỉ trích quan chức chính phủ và đại gia tham nhũng, giới “con ông cháu cha” được đặc quyền đặc lợi. Vào chiều thứ tư 12 tháng 9, trang nhà của Chính phủ Việt Nam đăng Công văn số 7169 cho thấy thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo giải quyết tình trạng các trang mạng đăng tải thông tin xuyên tạc cấp lãnh đạo và kích động chống đảng và nhà nước như trang Quan làm báo, Dân làm báo, Biển Đông và một số trang mạng khác, đồng thời cấm cán bộ nhà nước xem và phổ biến các tin này. Thế nhưng càng cấm thì người dân càng tò mò. Dữ liệu cho thấy chưa tới 24 giờ sau, số người đọc tăng vọt tại các trang blog nêu trên. Riêng Quan làm báo có gần một triệu người ghé đến đọc bài. Những sự kiện liên quan đến Việt Nam trong tuần qua phải nói đến đám cháy đau thương tại Nga vào thứ ba 11 tháng 9 đã gây thiệt mạng đến ít nhất 14 công nhân Việt Nam bị kẹt trong tòa nhà của một công ty may mặc. Kế đến là chuyện Hạ viện Hoa Kỳ thông qua 2 dự luật về nhân quyền tại Việt Nam. Dự luật 484 do dân biểu Loretta Sanchez khởi xướng kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, và chấm dứt lạm dụng Điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự để bắt những người ủng hộ cho quyền tự do tôn giáo và chính trị. Dự luật 1410 do dân biểu Chris Smith chủ xướng nhằm thúc đẩy tự do và dân chủ tại Việt Nam bằng cách buộc nhà cầm quyền Hà Nội cải thiện nhân quyền để nhận các khoản viện trợ phi nhân đạo từ Washington đồng thời giúp các cá nhân và tổ chức cổ súy nhân quyền tại Việt Nam. Nhiều dự luật về nhân quyền cho Việt Nam đã được thông qua tại hạ viện trong những năm gần đây, nhưng chưa có dự luật nào trở thành luật vì bị chận tại thượng viện và chính quyền Obama không ra tay tìm cách giải quyết.
ML: Khi nói đến Quan Làm Báo, cư dân mạng thường đọc được những thông tin khó kiểm chứng, nhưng gây nhiều chú ý vì là những nguồn tin liên quan đến nội bộ đảng và nhà nước. Xin anh Tây Sơn nhắc đến một bản tin từ Quan Làm Báo mà thính giả nên chú ý xem có phải là chuyện sắp xẩy ra không ?
TS: Chẳng hạn như bản tin mà ban biên tập Quanlambao đã nhận được từ nguồn tin Mật vào thứ bẩy 15 tháng 9 cho biết thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành văn bản 7169 để có cớ bắt nghị viên Đặng Thành Tâm và buộc ông ta trở thành Chủ của Quan làm báo. Vợ con ông Tâm sẽ bị bắt làm con tin khiến ông Đặng Thành Tâm phải khai quan chức chỉ đạo Quan làm báo chính là chủ tịch nước Trương Tấn Sang và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chúng ta hãy thử theo dõi xem chuyện này có xẩy ra hay không.
ML: Xin anh cho biết tình hình thế giới trong tuần qua có gì đáng chú ý ?
TS: Tại Á Châu, việc chính phủ Nhật Bản mua quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ tư nhân đã khiến Trung Quốc tức giận và đưa 6 tàu hải giám tới gần vùng biển đảo tranh chấp. Trong khi đó 60 ngàn dân Trung Quốc xuống đường biểu tình tại các toà đại sứ và lãnh sự Nhật ở 28 thành phố Trung Quốc. Một số công ty và nhà hàng Nhật bị tấn công cũng như xe hơi chế tạo tại Nhật bị lật. Tại Bắc Kinh, người biểu tình đã ném đá và chai lọ vào hàng rào cản cảnh sát chống bạo động. Tân Hoa Xã loan tin người dân từ mọi thành phần xã hội đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các biện pháp đáp trả của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Thủ tướng Nhật yêu cầu Trung Quốc bảo vệ an toàn cho người Nhật và cơ sở tại Trung Quốc. Trong khi đó Hoa Kỳ kêu gọi hai cường quốc tại Á Châu bình tĩnh trước những căng thẳng gia tăng trên Biển Hoa Đông. Tại Libya, tin đại sứ Christopher Stevens và 3 nhân viên Hoa Kỳ thiệt mạng khi tòa lãnh sự tại Benghazi bị dân quân tấn công vào chiều tối thứ hai đã gây ra nhiều nghi vấn. Các thông tin ban đầu cho rằng vụ tấn công bắt đầu từ làn sóng phản cuốn phim phỉ báng Đấng Tiên tri Muhammad của đạo Hồi sản xuất tại Hoa Kỳ, nhưng đa số chỉ coi được 14 phút chiếu quảng cáo trên mạng YouTube. Tổ chức khủng bố Al-Qaeda 5 ngày sau tuyên bố vụ tấn công tòa lãnh sự tại Benghazi được chuẩn bị cẩn thận lâu nay và thực hiện đúng như dự tính để trả thù cho người phụ tá lãnh tụ Al-Qaeda là Sheikh Abu Yahya al-Libi đã bị phi cơ không người lái bắn chết vào tháng 6. Dư luận cho rằng cuốn phim trên chỉ là cớ cho các cuộc bạo động chống Hoa Kỳ đang xẩy ra tại nhiều nước. Tại Yemen, đoàn biểu tình đã xông vào toà đại sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Sanaa vào thứ năm và đốt cờ Mỹ trước khi bị lực lượng an ninh đẩy lui. Tại Ai Cập, 224 người bị thương trong các cuộc biểu tình bên ngoài sứ quán Hoa Kỳ tại Cairo. Càc cuộc biểu tình khác tại Bangladesh, Iraq, Morocco, Sudan và Tunisia đã khiến Hoa Kỳ đặt các cơ quan ngoại giao trong tình trạng báo động và rút nhân viên ngoại giao không cần thiết từ Sudan và Tunisia về nước.
ML: Vì thời gian có hạn, xin chấm dứt phần Thời Sự Trong Tuần nơi đây và hẹn gặp lại anh vào kỳ tới.
No comments:
Post a Comment