Ấn định phiên tòa sơ thẩm dành cho Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải vào ngày 24 tháng 9
Theo tin tức mới ghi nhận từ trang blog nhucaytre của bác sĩ Phạm Hồng Sơn cho hay thì phiên tòa sơ thẩm dành cho ba thành viên của Câu Lạc bộ báo chí tự do là Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và Phan Thanh tức Anh Ba SàiGòn được ấn định sẽ xảy ra vào ngày 24 tháng 9 tới đây.
Trong quá khứ phiên tòa đã bị hoãn lại nhiều lần, lần sau cùng dự tính diễn ra vào ngày 7 tháng 8 vừa qua cũng đã bị hõan vì lý do chưa rõ. Cũng cần nhắc lại, vào ngày 30 tháng 7 mẹ của Tạ Phong Tần là bà Đặng Thị Kim Liên đã nổi lửa tự thiêu ngay khu hành chánh thành phố Bạc Liêu để phản đối cường quyền CSVN. Bà đã qua đời trên đường từ Bạc Liêu đến Sài Gòn. Nhiều người nghi ngờ cái chết của bà mang nhiều mờ ám và công an CSVN đã ngăn cản, làm khó dễ nhiều người đi dự đám tang bà. Về trường hợp Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì chính tổng thống Hoa Kỳ là ông Obama và bà ngọai trường Hilary Clinton cũng nhiều lần đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho ông. Cả ba người đang bị cáo buộc vào Điều 88 Luật hình sự, án phạt có thể lên đến 20 năm tù giam
Thường vụ Quốc hội bàn Đề án lấy phiếu tín nhiệm bất thường
Trong một cuộc thảo luận của thường vụ quốc hội đảng CSVN hôm 14 tháng 9, ông Trần Văn Hằng chủ nhiệm ủy ban đối ngoại nhấn mạnh về đề án thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những quan chức do quốc hội hoặc hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Đề án này được nhiều đại biểu quốc hội khác tán thành như ông Phan Xuân Dũng, chủ nhiệm ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường, ông Phùng quốc Hiền, chủ nhiệm ủy ban tài chánh, ngân sách vân vân. Đáng chú ý là chủ tịch và phó chủ tịch quốc hội là Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn thị Kim Ngân cũng đồng quan điểm và còn nhấn mạnh sau khi có phiếu bất tín nhiệm thì phải có việc từ chức bãi chức của các quan chức không được tín nhiệm. Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, "quyền của đại biểu thì xin thôi còn quyền của quốc hội và cho thôi hoặc bãi nhiệm". Giới quan sát đặt câu hỏi tại sao trong lúc dư luận đang xôn xao về việc tranh chấp nội bộ giữa các bè phái nắm quyền cao nhất trong bộ chính trị, cụ thể là giữa phe thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,và phe Chủ tịch Trương Tấn Sang, tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì việc lấy phiếu tín nhiệm lại được đặt ra. Theo hiến pháp , Chủ Tịch Trương Tấn Sang ,Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Bộ trưởng đều trong diện do quốc hội bầu hoặc chấp thuận. Phải chăng trong không khí tranh chấp hiện nay, phe nào nào thật sự nắm quốc hội đang toan tính dùng đòn hiến pháp để loại nhau ?
Một cây cầu đang xây dựng tại Đà Nẵng lại đổ xập
Một cây cầu tại phường Thọ Quang, Đà Nẵng đang trong quá trình xây dựng bổng phát ra tiếng động lớn và một đoạn gần 100 mét vuông bổng nhiên sụp ùm xuống biển để lại hàng trăm cọc bê tông đổ nghiêng. Những ngư dân neo tàu tại vịnh Mân Quang, phường Thọ Quang) trực tiếp chứng kiến vụ sập cầu cho hay chiều ngày 9 vừa qua khi Công trình đang được thi công bỗng phát ra tiếng động lớn, tấm bê tông khổng lồ đổ sập xuống nước. Khi những ngư dân này chèo thuyền đến xem thì bị bảo vệ công trình yêu cầu đi nơi khác. Tiếp theo, sáng 10/9, lại có thêm những tiếng động lớn, nhiều cọc bê tông tiếp tục đổ xuống biển. Công nhân tạm dừng làm việc và lực lượng bảo vệ cũng được bố trí thêm để ngăn người lạ vào hiện trường. Sáng 13/9, tại hiện trường có khoảng 100 mét vuông sàn cầu bị đổ sập chìm xuống nước, hàng trăm cọc bê tông đổ nghiêng. Khi các phóng viên đến săn tin thì lại bị bảo vệ yêu cầu ra ngoài, không cho chụp ảnh. Được biết công trình này tổng kho sản phẩm dầu khí Đà Nẵng thực hiện, được khởi công tháng 12/2010 với mức mức đầu tư hơn 400 tỷ đồng do Công ty cổ phần kinh doanh khí hoá lỏng miền Bắc làm chủ đầu tư, nhà thầu chính là Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam thực hiện, Công ty CP Xây lắp dầu khí Miền Trung là đơn vị thi công.
Hải quân Nhật truy đuổi 6 tàu hải giám của Trung Cộng tại vùng biển đang chanh chấp
Sáu tàu hải giám của Trung Cộng đã bị hải quân Nhật ngăn chặn và tống xuất khỏi vùng biển đang tranh chấp tại quần đảo Sendaku mà phía Trung Cộng gọi là Điếu Ngư. Quan hệ giữa hai quốc gia này trở nên căng thẳng sau khi chính phủ Nhật quyết định mua quần đảo này từ một công dân Nhật bản tuần qua. Để trả đủa lại, Trung Cộng đã gởi 6 tàu hải giám đến quần đảo này vào hôm nay, tuy nhiên lực lượng tuần duyên Nhật đã ngăn chặn và phóng loa ra lệnh đoàn tàu này quay trở lại. Kết quả là 3 trong số 6 tàu hải giám đã rời khỏi khu vực ngay sau đó và ba chiếc còn lại cũng rút lui sau vài giờ căng thẳng. Cũng cần nhắc lại vào tháng 8 năm nay nhiều phái đoàn dân sự hai quốc gia này đã có nhiều chuyến đổ bộ lên quần đảo này, tại Trung Quốc nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra để chống Nhật và nhiều công dân Nhật Bản tại đây đã bị hành hung. Chính quyền Nhật bản đã triệu tập đại sứ Trung quốc đến để phản đối sự kiện khiêu khích của Trung Quốc và đòi hỏi Bắc Kinh phải bảo vệ công dân Nhật bản tây đây.
No comments:
Post a Comment