Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân:Thưa anh Hướng Dương, tuần này lại có tin là một cựu thành viên của nhóm “Chấn Hưng TV” sắp bị đưa ra xét xử. Xin anh cho biết một vài tin tức liên quan đến việc này.
Hướng Dương:Thưa chị, đó là ông Phan Vân Bách, cựu thành viên “Chấn Hưng TV” sẽ bị nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 16/9 tới.
Ông Bách bị bắt hồi cuối tháng 12/2023 với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Kể từ khi bị bắt, ông Bách mắc chứng bệnh về tiêu hóa. Trong cuộc gặp hồi tháng 6/2024, người nhà ông Bách cho biết ông đã giảm 25 kg chỉ sau sáu tháng bị tù. Luật sư của ông Bách, trong cuộc gặp hồi tháng 8 đã làm đơn đề nghị Viện Kiểm sát đưa ông đi bệnh viện điều trị nhưng không được chấp thuận.
Ông Phan Vân Bách được biết đến sau khi tham gia phong trào biểu tình chống Trung cộng từ năm 2011 tại Hà Nội. Ông cũng tham gia phong trào bảo vệ cây xanh năm 2015 và biểu tình chống Formosa gây thảm hoạ môi trường ở ven biển miền Trung năm 2016.
Từ năm 2017, ông tham gia kênh YouTube CHTV (Chấn Hưng Tivi), một kênh truyền hình độc lập chuyên đưa tin về các vấn đề kinh tế-xã hội của Việt Nam, do nhà hoạt động Vũ Quang Thuận sáng lập. Hiện ông Vũ Quang Thuận và hai đồng sự khác là ông Lê Văn Dũng (Lê Dũng vova) và ông Lê Trọng Hùng đều đang bị cầm tù với cùng cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Bảo Trân:Một tù nhân lương tâm hiện đang thọ án tù tuyên bố đang tuyệt thực trong trại giam, anh có thông tin gì về việc này để gới đến quý thính giả không ạ?
Hướng Dương:Vâng, Ông Lê Trọng Hùng, người đang thọ án tù 5 năm với cáobuộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” ở trại giam Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đã bắt đầu tuyệt thực từ ngày 4/9 để phản đối việc ông Tô Lâm trở thành người đứng đầu đảng CSVN.
Ông Hùng 45 tuổi là một nhà báo độc lập, bị công an bắt giam vào ngày 27/3 năm 2021 sau khi tuyên bố ứng cử vào quốc hội Việt Nam trong cuộc bầu cử cùng năm.Trong phiên tòa vào cuối năm 2021, ông bị tuyên án 5 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Bà Đỗ Lê Na, vợ ông Hùng, cho biết về kế hoạch tuyệt thực của chồng qua tin nhắn ngày 4/9. Theo bà Na thì tin này được ông Hùng nói cho bà trong cuộc thăm gặp vào ngày 16/7 và cho biết thêm cuộc tuyệt thực lần này có liên quan đến quốc hội và ông Tô Lâm. Theo lời ông Hùng thìcó lẽ ông Lâm đã ngồi sai chỗ, trước khi bị cán bộ trại giam chặn không cho nói tiếp.
Bà hy vọng sẽ có thể hỏi rõ hơn về cuộc tuyệt thực trong cú gọi điện thoại của chồng về nhà sắp tới, tuy nhiên việc tuyệt thực có thể khiến ông bị cán bộ quản giáo kỷ luật, cắt thăm nuôi và không cho gọi điện thoại về nhà.
Cần biết là vào năm ngoái, ông Lê Trọng Hùng đã tuyệt thực 30 ngày, cũng bắt đầu từ ngày 4/9, với mục tiêu yêu cầu tòa án mở lại phiên phúc thẩm vụ án của ông.
Ông Hùng là một cựu giáo viên của trường Câm điếc Xã Đàn ở Hà Nội, được nhiều người biết đến sau khi tham gia làm báo độc lập, đặc biệt là chương trình phát sóng trực tiếp trên mạng có tên là CHTV. Nội dung chủ yếu là phản biện chính sách và tố cáo tham nhũng, sai phạm trong cưỡng chế đất đai.
Bảo Trân:Thưa anh, trong khi đó tại Thái Lan, một nhóm người đã bị cảnh sát Thái bắt với cáo buộc tội danh là bóc lột trẻ em. Anh có ghi nhận gì về sự kiện này
Hướng Dương:Thưa chị và quý thính giả, cảnh sát tỉnh Chonburi của Thái Lan đã bắt giữ 4 người Việt Nam bị coi là bóc lột trẻ em ở thành phố du lịch Pattaya vào hôm 4/9.
Tin cho hay do đông đảo người dân địa phương và du khách than phiền về tình trạng có những người ngoại quốc xử dụng trẻ em để chèo kéo, làm phiền du khách nhằm bán hoa vào các buổi tối ở Phố Đi Bộ nổi tiếng của Pattaya.
Có một số người đã bắt đầu trình báo về tình trạng này từ tháng 5, mô tả là có những người ngoại quốc đi cùng trẻ nhỏ ở Pattaya, họ nói bập bẹ tiếng Thái, đeo bám và chèo kéo du khách để tìm cách bán hoa và kẹo bánh. Mặc dù du khách từ chối một cách lịch sự, những người đó vẫn bám theo, thậm chí kéo tay họ, gây phiền toái, bực bội.
Đáp lại đề nghị của giới chức Pattaya, cảnh sát tỉnh Chonburi đã tiến hành hoạt động dọn dẹp tệ nạn nàyvào hôm 4/9 với kết quả là 4 công dân Việt Nam bị bắt giữ. Hai trong số những người này bị truy tố về hành vi nhập cảnh trái phép và làm việc không có giấy phép.Hai người còn lại có nguy cơ bị tước quyền cư trú ở Thái Lan.
Thị trưởng Pattaya Poramet Ngampichet cho biết làloại hành vi này, nhất là liên quan đến trẻ em, không thể chấp nhận được và làm hỏng danh tiếng của thành phố.
Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương, một báo cáo của liên hiệp quốc tố cáo Việt Nam đã và đang xử dụng án tử hình để đe dọa người dân. Xin anh nói thêm về việc này
Hướng Dương:Vâng, Theo phúc trình về vấn đề án tử hình năm 2024 của Tổng thư ký LHQ, đã có 170 quốc gia không còn áp dụng án tử hình hoặc đã dừng thi hành án tử hình trong hơn 10 năm qua. Nhưng VN vẫn nằm trong số rất ít quốc gia vẫn còn áp dụng án tử hình cho 18 tội danh, trong số đó có tội danh tham nhũng và hối lộ.
Cao uỷ Nhân quyền LHQ công bố phúc trình trên vào ngày 31/8,và cho biết thêm hai nước Việt Nam và Trung Quốcvẫn không công khai số lượng người bị kết án tử hình và số người bị thi hành án tử hình, cho dù báo chí nhà nước vẫn có đưa thông tin riêng lẻ về các vụ án có bị cáo kết tội tử hình.
Việt Nam được cho là đã tuyên án tử hình ít nhất 34 người với các tội liên quan đến ma túy trong năm 2023.Tòa án Việt Nam cũng kết án tử hình đối với tội danh phi bạo lực như “tham ô tài sản” đối với bà Trương Mỹ Lan,người đầu tư bất động sản tại Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, trưởng ban điều hành Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, cho biết là tại VN hiện nay, án tử hình là một công cụ hữu hiệu nhất để gây khủng bố cho người dân. Do vậy theo ông thì việc bãi bỏ án tử hình ở Việt Nam là một điều khó xảy ra khi chế độ chính trị không thay đổi.
Báo chí lề đảng đưa tin là vào năm 2023, một toà án ở Nghệ An kết án 6 người bị tử hình trong một vụ án ma tuý. Một vụ án khác vào năm 2021 ở Sơn La, 10 người lãnh án tử hình cũng vì mua bán hơn 21 ký ma túy. Đặc biệt là vào tháng 11 năm ngoái, 18 người bị tuyên án tử hình trong một vụ án ma túy ở thành phố Sài Gòn.
No comments:
Post a Comment