Chia chác quyền lực sau khi thanh toán lẫn nhau là cảnh xảy ra thường xuyên trên sân khấu chính trị VN và dân chúng vô tội cứ làm khán giả xem những kẻ tham lam tiêu diệt nhau trong sự bất ổn của đất nước.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Trsần Chương được đăng trên Thời Báo Đức quốc với tựa đề: “Liệu Tô Lâm có bị hạ như Đổng Trác thời Tam Quốc?” sẽ được Miên Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối nay
Trần Chương – Thoibao.de
Còn khoảng nửa tháng nữa là bước sang tháng 10, cũng là tháng có cuộc họp lần thứ 10 của Trung ương Đảng, để chia chác lại quyền lực.
Ở Hội nghị Trung ương 9 hồi tháng 5, và những cuộc họp bất thường sau đó, Tô Lâm đã thâu tóm quá nhiều quyền lực. Tháng 10 là lúc mà ông phải nhả lại chức Chủ tịch nước, sau khi “mượn tạm” để qua gặp mặt Tập Cận Bình, thực hiện chuyến thăm Mỹ không chính thức.
Sau khi Trung ương Đảng ăn chia xong, thì sẽ tiếp tục cuộc chiến giành quyền lực. Chiến xong lại chia chác. Cứ thế, vòng xoay bất tận lặp đi lặp lại trên sân khấu chính trị Việt Nam. Tô Lâm đã giành được quyền lực tối cao, phe Hưng Yên đã được cơ cấu vào những vị trí quyền lực mới. Đáng chú ý, hiện nay, phe Hưng Yên đã có 2 uỷ viên Bộ Chính trị, ngang bằng với phe Nghệ An và Hà Tĩnh.
Sau khi các phe khác mất mát quá nhiều, thì rất có thể, họ lại tìm cách lấy lại những gì đã mất, từ Tô Lâm. Phe Nghệ An mất nhiều nhất, và đến nay, phe Hà Tĩnh vẫn đang bị đánh tỉa. Tuy nhiên, nếu mỗi phe vẫn đứng riêng lẻ, thì rất khó để đấu lại phe Hưng Yên của Tô Lâm. Bởi Tô Lâm đang nắm vị trí cao nhất trong Đảng, đồng thời nắm rất chắc Bộ Công an, thông qua đàn em.
Ít nhất, hiện có 3 thế lực đang chờ thời. Nếu có cơ hội, họ sẽ phản đòn trở lại đối với phe Tô Lâm, đó là phe Nghệ An, Hà Tĩnh và thêm phe Thanh Hóa của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đấy là chưa kể đến phe quân đội. Tạm thời, quân đội đang chia rẽ, có nhiều nhánh quyền lực khác nhau. Việc quân đội thất thế trước công an trong thời gian qua, cũng bởi họ không đoàn kết.
Sắp tới đây, Tô Lâm phải nhả ghế Chủ tịch nước cho phe quân đội. Chưa biết ai trong số 3 vị tướng quân đội, đang là uỷ viên Bộ Chính trị, sẽ là người nắm chức Chủ tịch nước. Dư luận đánh giá, khả năng cao là Tướng Lương Cường. Tuy nhiên, dù là Tướng Cường, Tướng Nghĩa, hay Tướng Giang lên, thì cũng cần liên kết với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, để thiết lập một kết cấu đủ vững mạnh, có thể cạnh tranh với phe Hưng Yên.
Kẻ thù của ông Tô Lâm rất nhiều, rải khắp từ Bộ Quốc phòng, đến Ban Bí thư, và cả trong Chính phủ, thậm chí, trong Bộ Công an cũng có. Nhưng ông Tô Lâm hoàn toàn có thể kiểm soát được những kẻ thù ở trong Bộ Công an. Những kẻ thù đó, chưa biết, Tô Lâm sẽ “bẻ” họ như thế nào?
Ép Tô Lâm phải nhả ghế Chủ tịch nước, là thành công bước đầu của phe quân đội, còn nếu muốn thành thế lực mới, thì phải đoàn kết lại. Khi đó, phe quân đội không chỉ là chỗ dựa cho rất nhiều tướng tá, mà là còn chỗ dựa cho cả phe Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Khi phe quân đội đủ mạnh, thì sức mạnh của họ sẽ được nhân lên gấp bội.
Thời Tam Quốc, khi Viên Thiệu dựng cờ khởi nghĩa chống Đổng Trác, các phe phái hận Đổng Trác lập tức kéo về tề tựu. Nhưng kết cục, Đổng Trác không bị hạ gục bởi các phe khởi nghĩa, mà bị tiêu diệt bởi một mỹ nhân.
Có lẽ, Tô Lâm không bị mỹ nhân hạ như Đổng Trác thời Tam Quốc bên Tàu, nhưng nếu Tô Lâm không cẩn thận, các phe phái như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, tụ về dưới trướng của phe quân đội, thì khi đó, thế lực của Hưng Yên khó mà chống đỡ. Hiện nay, các đối thủ chính trị của Tô Lâm xem ông là mối đe dọa lớn nhất đối với họ.
Những kẻ tham lam rất khó đoàn kết. Cho nên, khả năng các phe Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, tụ về dưới trướng phe quân đội, cũng khó trở thành hiện thực. Lòng tham, sự ích kỷ, dẫn họ đến con đường chưa đánh đã lo giành chiến lợi phẩm, nhờ đó, Tô Lâm sẽ hưởng lợi.
Còn hơn 1 năm nữa là
đến Đại hội 14, chính trường Việt Nam hứa hẹn sẽ có nhiều phim hay.
No comments:
Post a Comment