Tuesday, September 10, 2024

Cả nước đồng ca đòi độc lập

Bình Luận

Thưa quý thính giả, một quốc giả nhỏ về diện tích và nhân số chưa hẵn phải là một quốc gia hèn yếu nếu người dân dũng cảm đối diện với những bất công và nhà cầm quyền thật sự biết lo cho vận mệnh của dân tộc họ. Trong phần bình luận hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài viết của tác giả Ngô Nhân Dụng, đăng trên Blog Ngô Nhân Dụng với tựa để “Cả nước đồng ca đòi đọc lập”, sẽ do Hướng Dương trình bày sau đây.

Ngô Nhân Dụng

Ông Vladimir Putin đã tấn công Ukraine, lấy cớ nước này đang muốn gia nhập Minh ước NATO. Giờ lại nghe nói ông đang nhòm ngó ba quốc gia bên bờ biển Baltic, nằm ở phía Tây nước Nga! Một bài trên báo The Daily Beast của Anna Nemtsova ngày 30 tháng Tám, 2024, cho biết một số“bloggers,” có cả các sĩ quan quân đội Nga và các ngôi sao truyền hình ở Nga, đãđề nghịđánh chiếm hòn đảo Gotland (thuộc Thụy Điển), dùng đó làm căn cứđánh ba nước để thử coi khối NATO dám ngăn cản ông hay không! Ông Putin hành động không thểđoán trước được, vì không ai biết lòng tham của ông mạnh đến mức nào!

Ba quốc gia Estonia, Latvia và Lithuania đã tuyên bốđộc lập khi đế quốc cộng sản Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Từ năm 2004 họđã theo gương Thụy Điển và Phần Lan gia nhập khối NATO và Liên hiệp Âu châu, EU, từ năm 2011 bắt đầu dùng đồng euro làm tiền tệ. Nếu Putin, lấy cớ bảo vệ các kiều dân Nga, đánh ba nước này, liệu dân chúng Mỹ, Anh, Pháp,… có sẵn sàng đổ máu bảo vệ ba quốc gia nhỏ bé, xa xôi đó hay không? Thời Báo MátxCơVa (Moscow Times) tiết lộ một số người Nga cóảnh hưởng trên dư luận đang bàn nhau về một cuộc Thế Chiến Thứ Ba! Báo The Daily Beast cho biết có người đề nghị quân Nga đánh thành phố Narva của nước Estonia vào tháng 11 năm nay!

Nhà thơ Nguyễn Bá Trạc đưa chúng tôi qua thăm Estonia trong chuyến đi Phần Lan và Thụy Điển vừa qua. Tôi cũng muốn biết một nước nhỏ xíu như thế làm cách nào giữđược độc lập sau bao thế kỷ bị các đế quốc, Nga, Thụy Điển, Đức thay phiên nhau giày xéo, giành giựt! Điều kinh ngạc nhất là dân chúng nước này đã“chiến đấu giành độc lập” bằng những “vũ khí” lạ thường Họ tụ tập hàng trăm ngàn người, cất tiếng đồng ca trong những Đại hội Ca nhạc; đến lúc chính đảng Cộng Sản bản xứ phải thức ngộ, tuyên bố tách khỏi Liên Xô.

Thử tưởng tượng vào thế kỷ thứ 8, nước ta đang bị nhàĐường cai trị, hàng trăm ngàn dân Việt kéo nhau về thành Đại La đồng ca những bài quan họ Bắc Ninh, “Tình bằng có cái trống cơm …;” hát mãi cho đến khi viên quan Đô hộ phải đem quân về phương Bắc, dân Việt tuyên bốđộc lập! Đó là chuyện đã diễn ra ở nước Estonia. Trong thực tế, theo sử sách nước ta, dân Việt do Phùng Hưng lãnh đạo đã bao vây phủ thành khiến cho Cao Chính Bình lo lắng, bịnh rồi chết!

Dân “Estonians” dùng tiếng hát thể hiện tinh thần bất khuất. Theo bài “Cuộc Cách Mạng bằng Tiếng hát” (Estonia’s Singing Revolution) của Stephen Zunes viết trên International Center on Nonviolent Conflict (tháng Tư, 2009), vào thế kỷ thứ 13, họđãđồng ca trước đạo quân Đức chiếm đóng; cũng nhưđã phản kháng đạo quân của Peter Đại Đế trong thế kỷ 18. Từ năm 1869, Lễ Hội Ca Nhạc mang tên “Laulupidu” kéo dài nhiều ngày, hàng trăm ngàn dân từ khắp nước kéo về thủđô Tallinn, có lúc 25,000 người cùng cất tiếng hát. Trong thời gian bị cưỡng ép nằm trong Liên bang Xô Viết, Lễ Hội Laulupidu phải hát các bài ca tụng chếđộ cộng sản. Nhưng vẫn có lúc dân chúng “bất ngờ” cất lên các điệu hát cổ truyền, cả những bài ca yêu nước đang bị cấm đoán. Năm 1947, ca đoàn trưởng Gustav Ernesaks được ghi tên vào lịch sử vìđã can đảm cho mọi người cùng hát bài “quốc ca lậu”đang bị cấm. Bản Quốc thiều đãđược chính thức sử dụng trong mấy năm độc lập ngắn ngủi sau Đại Chiến Thứ Nhất; bị chếđộ cộng sản cấm hát.

Cơ hội độc lập đã tới cho Estonia khi Mikhail Gorbachev lên cầm đầu Liên Xô, năm 1985, áp dụng một chính sách “cởi mở.” Năm 1986, chính quyền xô viết đưa ra dựán khai thác mỏ phốt phát, bị dư luận phản đối vì tàn hại môi trường sống. Năm sau, các cuộc biểu tình tăng lên, số người tham dự ngày càng đông. Và, như một phản ứng tập thể tự nhiên, dân Estonia vừa diễn hành vừa bật lên tiếng đồng ca cả các bài ca ái quốc đang bị cộng sản cấm.

Tháng Năm, 1988, các cuộc tập họp đồng ca tiếp tục, mọi người nắm tay nhau công khai bày tỏ khát vọng độc lập. Các đảng phái chính trị ra đời, có nhóm ôn hòa, nhóm cứng rắn, nhưng đồng ý chủ trương bất bạo động. Theo Stephen Zunes, từ mùa Hèđến mùa Thu, 860,000 người cùng ký tên vào một bản Kiến Nghị lên án chếđộ Xô Viết và tự tuyên bố mình là công dân một nước Cộng Hòa Estonia.

Tháng 9, 1988, hơn 300,000 dân Estonia đã tập họp trong Lễ Hội Laulupidu ở thủđô Tallinn. Số người này một phần tư tới một phần ba dân số, lúc đó khoảng một triệu người! Nhiều phụ nữ biểu tình mặc quốc phục cổ truyền mà các bà nội, bà ngoại họđã may lấy bằng tay từ bao năm trước. Một triệu người Estonia đã đứng lên đối đầu với 150 triệu người Nga. Cuối cùng, Đảng Cộng sản Estonia bắt tay với các đảng chính trị quốc gia, cùng lên tiếng đòi tách ra khỏi Liên bang Xô Viết. Ngày 16 tháng 11, chính phủ Estonia tuyên bốđộc lập.

Năm 1989, dân hai nước Latvia, và Lithuania cũng kéo nhau qua Estonia tham dựđại hội ca nhạc Laulupidu để cùng lên tiếng đòi độc lập với Liên Xô. Vẫn theo Stephen Zunes, ngày 23 tháng Tám năm 1989, hơn 700,000 người Estonia cùng với nửa triệu người Latvia và một triệu người Lithuania xuống đường, nắm tay nhau, từ Vilnius, thủđô Lithuania qua Rīga, thủđô Latvia tới Tallinn, kéo dài gần 650 km. Lúc đó nhiều người còn lo sẽ diễn ra cảnh Cộng sản Trung Quốc tàn sát hàng ngàn sinh viên ở Thiên An Môn. Nhưng những người tổ chức biểu tình bất chấp, vẫn ngẩng đầu cất tiếng đồng ca. Mikhail Gorbachev phải nhượng bộ, vì kinh tế Liên Xôđang suy sụp. Hơn 5,000 quân Nga được lệnh rút về, cùng với những xe thiết giáp vàđại pháo.

Trong lịch sử, dân Estonia đã từng bị các đế quốc Đức, Đan Mạch, Thụy Điển và Ba Lan đô hộ trước khi bị cưỡng nhập vào Đế quốc Nga vào năm 1721, như Stephen Zunes kể. Năm 1918, Anh quốc đã giúp Estonia tự giải phóng và chống lại một chếđộ thân Đức năm 1919. Một hiệp ước được ký kết năm 1920 công nhận nền độc lập của Estonia, với một chính quyền do dân chúng bầu lên. Năm 1939, được Hitler thỏa hiệp, quân Nga lại tái chiếm cả ba nước trên bờ biển Baltic. Một phần tư dân Estonia thiệt mạng vì chiến tranh.

Theo Rick Steves kể trong một bài cũng mang tựa đề "Cuộc Cách Mạng bằng Tiếng hát,” viết trên blog Rick Steves Europe của ông, năm 1941, quân Đức chiếm Estonia, ba năm sau bị quân Nga đánh bại. Stalin ép ba nước Estonia, Lithuania và Latvia gia nhập Liên bang Xô Viết. Stalin còn áp dụng các chính sách đồng hóa nhằm tiêu diệt dân tộc tính của Estonia; đưa dân Nga và dân Ukraine qua sinh sống, có lúc người gốc Nga chiếm 40 phần trăm dân số, đông hơn số người chính gốc Estonia.

Văn hóa dân Estonia đã từng bị các đế quốc khác áp chế qua nhiều thế kỷ xâm lăng và chiếm đóng, nhưng vẫn được gìn giữ cho đến bây giờ. Tiếng nói của họ khác biệt hoàn toàn với những ngôn ngữ thuộc dòng Slavic hay gốc tiếng Đức. Đa số dân theo đạo Tin Lành, khác với Chính Thống Giáo và Công Giáo ở các nước chung quanh. Gia tài văn hóa được bảo tồn vững chắc nhất là ca nhạc, với truyền thống tập họp đồng ca trong những ngày lễ hội.

Tháng Tám năm 1991, Stephen Zunes kể tiếp, khi các sĩ quan Mật vụ KGB tổ chức đảo chánh chống Gorbachev, xe thiết giáp Nga tiến vào Estonia để ngăn chặn phong trào đòi độc lập. Đảng Cộng sản Estonia đã thức tỉnh, công bố chính thức tách khỏi Liên Xô. Dân chúng kéo nhau về thủđô, tạo thành một hàng rào bất bạo động, không cho quân Nga tiến chiếm các đài truyền thanh và truyền hình. Cuộc đảo chánh ở Nga thất bại, Nga phải công nhận các nước vùng Baltic độc lập.

Dân Estonia đã bầu chính phủ mới, theo thể chế dân chủđại nghị từđó tới nay. Họ nhờ các nước láng giềng như Phần Lan, Thụy Điển giúp tổ chức một nền kinh tế thị trường, và một chếđộ dân chủ xã hội như các xứ Bắc Âu khác. Một quốc gia giành được độc lập nhờ các cuộc tập họp đồng ca! Có lẽ cả thế giới chỉ có một nước Estonia làm được việc đó!

 

No comments:

Post a Comment