Saturday, September 21, 2024

Đại úy Trần Thế Vinh

Danh Nhân Nước Việt

Thưa quý thính giả,

Trong suốt chiều dài của cuộc chiến chống cộng sản xâm lăng, Không quân VNCH đã góp phần quan trọng trong cuộc chiến bảo vệ đất nước. Nhất là trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, CSBV đã mở 3 mặt trận lớn tại Quảng trị, Kontum và Bình Long nhằm thôn tính miền Nam VN.Tại mặt trận Quảng trị,Không quânđã gây kinh hoàng cho các chiến xa Cộng quân. Trong đó, có 1 phi công của Phi đoàn 518, người đã tạo nên “Thiên hùng ca” khi hạ được 20 chiến xa T-54 của CSBV trong 3 ngày, một tuần sau đó người đã anh dũng đền nợ nước.

Trong chuyên mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Đại úy Trần Thế Vinh” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.

Đó là nhạc phẩm “Vòng Hoa Cho Trần Thế Vinh” của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng, viết về cuộc chiến đấu hào hùng, cùng sự hy sinh của người phi công dũng cảm trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trần Thế Vinh sinh ngày 27/9/1946 tại Nam Định, Bắc Việt.

-Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào Nam.

-Năm 1964, gia nhập Không Quân khi đang học ở trường Đại học Luật Khoa Sài Gòn.

Sau khi mãn khóa Hoa tiêu Quan sát tại Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang, Trần Thế Vinh được gửi sang Hoa Kỳ học khóa Phi công Khu trục. Tốt nghiệp ThủKhoa,về nước phục vụ tại Phi Đoàn 518 (danh hiệu Phi Long), một Phi đoàn lừng danh với nhiều phi vụ Bắc phạt.

-Năm 1967, ông mang cấp bậc Thiếu úy.

-Năm 1969, thăng cấp Trung úy.

-Năm 1972, thăng cấp Đại úy, giữ chức Phi Tuần trưởng A-1.

Từ cuối tháng 3 năm 1972, Cộng sản Bắc Việt đã xua quân đợt đầu tiên vào Quảng Trị, mở rộng cuộc xâm lăng miền Nam với một lực lượng quân sự hùng hậu gồm nhiều Sư đoàn Bộ binh,pháo binh và phòng không yểm trợ.

-Ngày 29/3/72, Cộng quân pháo kích dữ dội, đồng thời đưabộ binh cùng 2Trung đoàn chiến xa với những chiếc T-54 và PT-76 tấn công vào Đông Hà (Quảng Trị).

Truớc tình hình chiến sự khẩn cấp, ngày 1/4/72,Phi đoàn 518 thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân, từ căn cứ Biên Hòa, được lệnh tăng phái cho Sư Đoàn 1 Không quân tại Đà Nẵng.Trong số 20 phi công lái Khu trục cơ Skyraider của Phi đoàn 518, có Đại úyTrần Thế Vinh.

-Ngày 2/4/72, trong phi vụ đầu tiên, Đại úy Trần Thế Vinh với 8 trái bom dưới cánh Khu trục cơ,đã tung hoành giữa vùng trời khói lửa, bất chấp tầm đạncủa súng cao xạ và hỏa tiễn SAM. Qua 4 vòng thả bom, Đại úy Trần Thế Vinh phá hủy 6 chiến xa T-54.

Trong 3 ngày liên tiếp với 5 phi vụ,Đại úy Trần Thế Vinh đã hạ được 20 chiến xa của Cộng quân.Với chiến công lừng lẫy phá kỷ lục diệt chiến xa,anh được các phóng viên chiến trường không hết lời ca ngợi trên báo chí.

-Ngày thứ Bảy 8/4/1972, đài Truyền Hình Việt Nam, trong chương trình "Tường thuật Chiến Trường", đã phỏng vấn Thiếu tá Lê Quốc Hùng, Phi đoàn trưởng Phi đoàn 518 của Sư đoàn 3 Không Quân. Thiếu tá Hùng hết sức hãnh diện khi nói đến tài năng, cùngtinh thần chiến đấu của các đồng đội, và đặc biệt ca ngợi người phi công dũng cảm Trần Thế Vinh, khi đó được báo chí gọi là Anh hùng Diệt Tăng.

Qua hôm sau, ngày 9/4/72,trong phi vụ khẩn cấp giải vây cho căn cứ Phượng Hoàng, do Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ, đang bị quân Bắc Việt tấn công dữ dội bằng chiến xa, pháo binh cùng bộ binh. Sau khi hạ thêm 1 chiến xa của Cộng quân, Khu trục cơ của Đại úy Trần Thế Vinh bị trúng đạn phòng không, bốc cháy. Đại úy Trần Thế Vinh đã anh dũng đền nợ nước khi chưa tròn 26 tuổi, để lại thương tiếc cho toàn dân miền Nam. Ông được vinh thăng Thiếu tá.

Vài ngày sau, Đài Truyền Hình Sài Gòn trình chiếu chương trình “Tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh, ca sĩ Hồng Vân đã ngâm bài thơ "Tưởng niệm Đại úy Trần Thế Vinh"làm cho nhiều người cảm thương và rơi lệ.

Hình ảnh của Đại úy Trần Thế Vinh, người anh hùng gẫy cánh trên bầu trời Trị Thiên được phóng lớn và treo trong công viên trước mặt Tòa Đô Chính Sài Gòn.

Được biết, các phi công và đặc biệt là Trần Thế Vinh của Phi đoàn 518, đã gây kinh hoàng cho chiến xa Cộng quân, khiến cho các bộ đội trong chiến xa T-54 bỏ chạy. Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiếnđã tịch thu 2 chiếc còn nguyên vẹn, 1chiếc đưa về triển lãm trước Tòa Đô Chính ở Sài Gòn, và chiếc còn lại được VNCH trao tặng cho Hoa Kỳ để nghiên cứu.

Nguyện cầu cho hương linhcủa những cánh chim bằng gẫy cánh và đặc biệt cho người hùngTrần Thế Vinh được yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

 

No comments:

Post a Comment