Kính thưa quý thính giả,
Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, rất nhiều người trí thức đã tham gia kháng chiến giành lại độc lập cho nước nhà. Một tiến sĩ hưởng ứng hịch “Cần Vương” từ quan, tham gia vào nghĩa quân. Ông không chọn giải pháp ôn hòa mà chọn con đường vũ trang nổi dậy, ông bị bắt và bị xử tử.Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Thủ lãnh Tống Duy Tân” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.
Nhị kim thủy liễu tiền sinh trái,
Tự cổ do truyền bất tử danh.
Nghĩa là:
“Món nợ tiền sinh, nay mới trả
Cái danh bất tử, trước còn truyền”
Đó là 2 câu đối của Tống Duy Tân viết trước ngày bị xử tử.
Tống Duy Tân sinh tại làng Bồng Trung, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Năm1870, ông đỗ cử nhân và đỗ tiến sĩvào năm1875. Ông được bổ làm Tri huyện, về sau làm Đốc học Thanh Hóa, sau cùng giữ chức Thương biện Tỉnh vụ.
Tháng 7 năm 1885, hưởng ứng hịch Cần Vương, ôngtham gia phong trào, được vua Hàm Nghi bổ nhiệm làm Chánh sứ Sơn phòng Thanh Hóa vàgiao cho ông xây dựng chiến khu Ba Đình.
Năm 1886, ông và Cao Điển nhận lệnh của Thủ lãnh Đinh Công Tráng đến Phi Lailập căn cứ, nhằm hỗ trợ cho Ba Đình. Ngoài ra, ông còn chuẩn bị lực lượng đểlập căn cứ Hùng Lĩnh,chống Pháp ngay tại quê mình.
Đầu năm 1887, Pháp kéo đại quân đến tấn công, căn cứ Ba Đình và Mã Cao thất thủ. Các Thủ lãnh Đinh Công Tráng, Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạtlần lượt hy sinh, Phạm Bành, Hà Văn Mao, Lê Toạitự sát.
Trước tình thế hiểm nguy, ôngcùng với Cao Điển, Cầm Bá Thước, Hà Văn Nhọ chuyển quân về căn cứ Hùng Lĩnh. Khi nghĩa quân Hùng Lĩnh tập kích đồn lũy Pháp, Pháp liền đưa quân đến bao vây.
Nhận thấy lực lượng tại Hùng Lĩnh bị cô thế và yếu sức, ông liền ra Bắc và qua Trung Hoa để gặp các sĩ phu yêu nướchầu tìm nguồn hỗ trợ và liên kết với các lực lượng chống Pháp khác.
Năm 1888, Pháp bắt vua Hàm Nghi và đưa đi đày ở Algerie.
Tại Quảng Đông,ônggặp Tôn Thất Thuyết vàđược khuyên trở về Thanh Hóa tiếp tục chống Pháp.
Đầu năm 1889, ông về đến quê nhà tập hợp lại lực lượng vàlãnh đạonghĩa quân tại Hùng Lĩnh.Ông cùng Cao Điển và Cầm Bá Thước mở rộng địa bàn hoạt động lên tận vùng hữu ngạn và tả ngạn sông Mã, kết minhvới Đề Kiều,Đốc Ngữ ở vùng hạ lưu sông Đà và Phan Đình Phùng ở vùng rừng núi Nghệ An,Hà Tĩnh.
Ngày 22/10/1889, Đại tá Barbaret dẫn 185 quân trang bị đại bác từ Thanh Hóa kéo đến tấn công. Sau một ngày kịch chiến, ông rútquân về phía Bắc Phố Cát, rồi sang Vạn Lại.
Năm 1890, ôngchỉ huy tập kích quân Pháp nhiều trận tại làng Kẽm,tại Vân Đồn đánh tan đạo quân Công sứ Pháp ở Thanh Hóa.
Sáng ngày 26/4/1890, quân Pháp bắt đầu tấn công tiền đồn Na Lung của Cao Điển.Cao Điển chống trả mãnh liệt và đánh tan quân Pháp ở trận Thanh Khoái.Vì bị thiệt hại nặng, quân Pháp tập trung lực lượng càn quét quy mô hơn.
Đầu năm 1891, ôngchuyển quân từ An Lẫm lên Lang Vinh thì bị quân Pháp tấn công. Mặc dù chống trả quyết liệt, nhưng cuối cùng ông phải bỏ hết các công sự chiến đấu đang xây, dẫn tàn quân rút về Hòn Mông, vùng Trịnh Vạn.
Tháng 3/1892 từ sông Đà, Đốc Ngữ dẫn quân vượt sông Mã vào Thanh Hóa. Sau khi bàn kế sách, ông và Đốc Ngữ cùng đưa quân tấn công quân Pháp ở hang Niên Kỷ. Mặc dù thu được một số thắng lợi, nhưng cũng không thể cứu vãn được tình thế trước các cuộc bao vây và tấn côngngày càng ác liệt của quân Pháp.
Tháng 9 năm 1892, ông tuyên bố giải tán nghĩa quân để tránh thêm thương vong. Ông về ẩn náu ở hang Niên Kỷ, Cao Điển cùng một số thuộc hạ đóng quân trên một ngọn đồi gần bên. Ít lâu sau, Án sát Hà Tĩnh làCao Ngọc Lễmật báo cho Pháp bao vây và bắt ông vào ngày 4/10/1892.
Biết không thể chiêu hàng, Pháp ra lệnh cho Tổng đốc Thanh Hóaxử tử ông vào trưa ngày23/11/1892, lúc đó ông được55 tuổi. Sau khi ông mất, cuộc khởi nghĩa kết thúc.
Nhân sĩ tỉnh Thanh Hóa làm 2 câu đốica tụng ông:
Tự cổ anh hùng, thiết thạch can trường nan tận tả,
Đáo đầu sự thế, xuyên hà huyết lệ hạt năng lưu.
Nghĩa là:
Từ trước anh hùng, dạ sắt gan vàng không xiết tả,
Đến cùng sự thế, máu sông lệ suối chảy sao trôi.
*****
Do không được mời dự lễ đăng quang, nên Khâm sứ Pháp không thừa nhận vua Hàm Nghi. Khiquân Pháp dọa bắt vua Hàm Nghi thìThái sư Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công đồn Mang Cá.
Cuộc tấn công thất bại vì vũ khí thô sơ, vua Hàm Nghi phải chạy ra Quảng Trị. Tại Tân Sở, Ngài hạ chiếu “Cần Vương”, kêu gọi cả nước chống Pháp. Hịch “Cần Vương”được nhiều sĩ phu và hàng ngàn thanh niên yêu nước hưởng ứng. Họchấp nhận hy sinh thân mình để cứu nguy tổ quốc,họ đã chứng minh cho thế giới thấy người Việt không hèn yếu và nhu nhược.
Tương tự như nhiều cuộc khởi nghĩa khác, cuộc khởi nghĩa của Thủ lãnh Tống Duy Tâncũng là một bằng chứng về tinh thần quật cường của dân tộctrong cuộcchiến chống giặc ngoại xâm,dựng lại nền tự chủ cho nước nhà.Chính vì thế, nhiều đường phố và trường học mang tên ông mãi mãilà niềm hãnh diện và tự hào của những ngườiyêu nước.
No comments:
Post a Comment