Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Ngọc Sương & Hải Vân
1.NHẬN HỐI LỘ 14 TỶ ĐỒNG CỦA BÀ NGUYỄN THỊ THANH NHÀN, CỰU BÍ THƯ BẮC NINH BỊ TRUY TỐ
Viện Kiểm sát Nhân dân
Tối cao hôm 1/9 đã ra bản Cáo trạng truy tố tội “nhận hối lộ” đối với ông
Nguyễn Nhân Chiến, cựu Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh trong vụ án “vi phạm quy định về
đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa - nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty AIC.
Cáo trạng nêu, ông
Chiến đã nhận 14 tỷ đồng “quà cảm ơn”, trong đó có bốn tỷ tiền hối lộ để tạo
điều kiện cho Công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trúng thầu cung cấp
thiết bị y tế.
Ngoài ông Chiến còn có
bốn người khác đều là những cựu lãnh đạo của tỉnh Bắc Ninh bị truy tố các tội
danh “nhận hối lộ” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Truyền thông lề đảng
đưa tin, ông Chiến đã nộp lại 14 tỷ đồng, trong đó bốn tỷ đồng là tiền hưởng
lợi, còn lại là "tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả vụ án".
Bà Nguyễn Thị Thanh
Nhàn - Chủ tịch HĐQT (Hội Đông Quản Trị) kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC đã bị
kết án 30 năm tù trong các phiên xét xử vắng mặt hồi năm ngoái. Đây là vụ án
thứ tư bà Nhàn bị truy tố.
Bà này đã bỏ trốn ra
nước ngoài trước khi bị khởi tố và hiện vẫn đang bị truy nã.
2. GÂY THẤT THOÁT HÀNG TRĂM TỈ ĐỒNG, CỰU THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG
THƯƠNG HOÀNG QUỐC VƯỢNG BỊ ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ
Cơ quan An ninh Điều
tra - Bộ Công an hôm 12/9 đã hoàn tất bản Kết luận điều tra và chuyển hồ sơ lên
Viện Kiểm sát đề nghị truy tố ông Hoàng Quốc Vượng, cựu thứ trưởng Bộ Công
thương về tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong
vụ án xảy ra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Ông Hoàng Quốc Vượng,
cựu Chủ tịch EVN, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương và ông Phương Hoàng Kim, cựu
Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo bị cáo buộc có hành vi “lợi dụng
chức vụ, quyền hạn” đã gây thiệt hại hơn 937 tỷ đồng cho EVN, tính đến ngày 28/6/2023.
Ngoài ông Vượng và ông
Kim, bảy quan chức khác cũng bị truy tố với cùng tội danh.
Truyền thông quốc
doanh đưa tin, Ông Vượng đã nộp 1,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả. Ông cũng được
ghi nhận rằng đã thành khẩn khai báo, có nhiều cống hiến cho đảng và là cơ sở
cho việc giảm nhẹ án phạt tù.
3.CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ KÊU GỌI HÀ NỘI TRẢ TỰ DO CHO NHÀ BÁO
NGUYỄN VŨ BÌNH
Tổ chức Theo dõi Nhân
quyền Quốc tế (HRW), Văn bút Quốc tế (PEN International) và Văn bút Mỹ (PEN
America) và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đồng loạt chỉ trích Việt
Nam sau phiên tòa kết án nhà báo Nguyễn Vũ Bình 7 năm tù giam.
Thượng nghị sĩ Ben
Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, viết trên mạng xã hội X hôm
10/9:
“Bản án 7 năm tù đối
với nhà báo Nguyễn Vũ Bình về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ là một sự bất
công trầm trọng. Ông Bình bị bỏ tù chỉ đơn giản vì ông nói lên sự thật về nạn
tham nhũng và các vấn đề khác của Việt Nam. Nhà chức trách phải trả tự do cho
ông ngay lập tức."
"Nguyễn Vũ Bình
đã không ngừng vận động cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam trong hơn hai
thập kỷ," bà Patricia Gossman, Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW, phát
biểu trong thông cáo báo chí phát đi trước phiên tòa.
Các tổ chức này cũng
yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông
Nguyễn Vũ Bình và rằng họ sẽ "kiên quyết bảo vệ quyền tự do ngôn luận được
như đã nêu trong Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền".
Đây là lần tù thứ hai
của ông Bình vì các hoạt động dân chủ. Năm 2003, ông từng bị kết án 7 năm tù
giam, 3 năm quản chế với cáo buộc “làm gián điệp”.
4.TRUNG CỘNG LÊN ÁN TÀU HẢI QUÂN ĐỨC ĐI QUA EO BIỂN ĐÀI LOAN
Trong một thông cáo
đưa ra hôm 14/09, Bắc Kinh cáo buộc Berlin làm gia tăng rủi ro an ninh tại eo
biển Đài Loan, sau khi hai tàu của Đức đi qua khu vực nhạy cảm ngăn cách Đài
Loan và Hoa Lục.
Phát ngôn viên quân
đội Trung cộng Lý Hy tuyên bố hành động của phía Đức đã “làm gia tăng rủi ro
về an ninh và gửi đi những tín hiệu sai lạc”. Ông này cũng khẳng định, lực
lượng quân đội Trung Hoa hiện diện trong khu vực sẽ "kiên quyết đối phó
với mọi mối đe dọa và mọi hành động khiêu khích".
Đại sứ quán Trung cộng
tại Đức nói trong một thông cáo riêng rằng họ đã "kháng nghị" với
Berlin, nói rằng Đài Loan thuộc về Trung Hoa, điều mà chính quyền dân chủ tại
Đài Bắc mạnh mẽ bác bỏ.
Bộ trưởng Quốc Phòng
Đức Boris Pistorius đã xác nhận hôm 13/09 rằng tàu hộ tống Baden-Württemberg,
cùng với một tàu tiếp tế, đang đi từ Đại Hàn đến Philippines. Khi được hỏi về
hải trình đi qua eo biển Đài Loan, thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông
“không có điều gì để nói, vì đây là tuyến hàng hải quốc tế”.
Đầu tuần này, Đài Loan đã hoan nghênh các hành động của Đức, Hoa Kỳ, Canada và Hà Lan, giúp chứng minh eo biển Đài Loan là vùng biển quốc tế, đồng thời bảo vệ tự do hàng hải và duy trì hòa bình trong khu vực.
No comments:
Post a Comment