Thursday, August 5, 2021

Cẩm Nang Nuôi Tù

Cẩm Nang Nuôi Tù

Thưa quý thính giả, Phạm Đoan Trang là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do, dân chủ. Trong nhiều tác phẩm đấu tranh của cô, chúng tôi đã chọn cuốn Cẩm nang nuôi tù để giới thiệu với quý thính giả vì nó rất cần thiết cho rất nhiều gia đình có thân nhân đang bị bạo quyền cầm tù. Hơn nữa, làn sóng bắt bớ vẫn đang lan rộng nên sẽ có nhiều người sẽ phải ở trong thân phận nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Sau đây mời quý thính giả theo dõi phần tiếp theo của Cẩm Nang Nuôi Tù sẽ do Bảo Trân trình bày.

Kể từ khi trong gia đình có người hoạt động, hoặc chính bạn tham gia hoạt động, là bạn đã phải chuẩn bị tinh thần thật tốt, thật sẵn sàng để có thể chịu đựng và trụ vững được trước những biện pháp nghiệp vụ theo chiến lược, sách lược “trấn – phân – cô – kéo” này của công an.

Đến khi người thân của bạn – nhà hoạt động – bị bắt thì mức độ “trấn – phân – cô – kéo” sẽ càng khốc liệt hơn nữa.

Những biện pháp đó sẽ được áp dụng kéo dài triền miên với nhà hoạt động và gia đình, không thể biết cho đến khi nào. Có lẽ là cho tới khi chế độ công an trị này sụp đổ, Việt Nam trở thành một nền dân chủ với một thiết chế công an mới, hoàn toàn khác.

1.    “Trấn” – trấn áp

Sau khi người thân của bạn bị bắt giữ, bản thân bạn và gia đình sẽ bị sách nhiễu, đe dọa, trấn áp.

  • Bạn và gia đình có thể bị “mời” lên đồn công an để “làm việc”, bị thẩm vấn, bị điều tra, vặn vẹo hỏi cung như thể mình là tội phạm;
  • Bạn và gia đình có thể bị bao vây về kinh tế, bị gây sức ép ở cơ quan/ công sở đến mất công ăn việc làm (và rất khó có bằng chứng là do công an gây ra);
  • Nếu có cơ sở làm ăn kinh tế riêng, bạn và gia đình có thể bị mất hợp đồng, mất khách hàng, làm ăn thua lỗ (và rất khó có bằng chứng là do công an gây ra);
  • Bạn và gia đình có thể sẽ bị khiêu khích, hăm dọa, trực tiếp bởi an ninh (nếu bạn nhận ra), hoặc gián tiếp qua “quần chúng tự phát”;
  • Bạn và gia đình có thể bị đổ keo vào ổ khóa cửa, bị khóa trái cửa không cho ra ngoài, hoặc bị canh nhà trực tiếp bởi những thanh niên “vô công rồi nghề”, khiến cả nhà bị giam lỏng, không thể đi đâu.

 

Đừng nghĩ “việc ai làm, người nấy chịu, người nhà mình hoạt động dân chủ bị bắt thì liên quan gì đến mình và gia đình”, mặc dù điều đó đúng. Trên nguyên tắc pháp luật, đúng là ai làm điều gì sai thì chỉ người đó phải chịu trách nhiệm, gia đình không liên quan gì. Nhưng với lực lượng an ninh, bảo vệ chế độ là nhiệm vụ cao nhất. Bất kỳ ai trở thành đối tượng là sẽ bị coi như kẻ thù, và an ninh có thể sử dụng bất kỳ biện pháp nào để trấn áp, tiêu diệt người đó, trong đó, đánh vào gia đình là chuyện đương nhiên.

Để uy hiếp một nhà hoạt động – tức một “đối tượng” – công an thường nhắm vào điểm yếu nhất của nhà hoạt động, đó là sự an toàn của người thân (bố mẹ, vợ/chồng, con cái) và công việc. Công an sử dụng những điểm yếu đó để tấn công, khống chế, làm nhụt chí “đối tượng”.

Luôn ghi nhớ rằng:

  • Uy hiếp, đe dọa gia đình/ người thân của người bị giam, phá hoại công ăn việc làm của họ, là bất lương và trái pháp luật.
  • Cho dù người thân của bạn có phạm tội gì đi nữa thì trên tinh thần pháp luật, việc ai làm người đó chịu. Bạn và gia đình không liên quan và không phải gánh chịu bất kỳ hậu quả nào do người thân đó gây
  • Việc nhắm vào người thân, nhất là người già, trẻ con, người yếu thế, người không hiểu biết về pháp luật… để đe dọa, uy hiếp là hành động rất đê hèn. Chỉ có những chính quyền tồi tệ, độc tài, hèn nhát mới sử dụng các biện pháp như vậy, và bạn cần tố cáo điều đó ra cộng đồng.
  • Hãy để cho càng nhiều người biết sự thật càng tốt, cố gắng khơi gợi sự cảm thông và chia sẻ của họ.
  • Tránh “bỏ tất cả trứng vào một rổ”, đừng để phụ thuộc hoàn

toàn vào một nguồn sinh kế.

  • Hạn chế chịu trách nhiệm về những công việc làm ăn kinh doanh lớn, không đứng tên ở các hợp đồng lớn (ví dụ mua bán bất động sản), không để sa vào nợ nần.
  • Không đứng tên chủ sở hữu các tài sản lớn (như bất động sản).
2.    “Phân” – phân hóa

Nôm na là đây là việc công an “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, “xui nguyên giục bị”, “ném đá giấu tay” để chia rẽ, phân hóa gia đình, đồng đội, tổ chức của nhà hoạt động, và cả những người có thể là ủng hộ viên của nhà hoạt động.

“Nghiệp vụ” mà công an dùng chủ yếu là phát hiện hoặc tạo ra những mâu thuẫn trong cuộc sống giữa các thành phần kể trên, khoét sâu vào các mâu thuẫn đó, khích bác và kích động để chúng căng thẳng thêm. Nội dung bịa đặt, dựng chuyện của công an thường xoay quanh các vấn đề gây tranh cãi muôn thuở của con người, như mâu thuẫn tiền, tình.

Có nhiều trường hợp công an thành công lớn khi dụ dỗ, khích bác được chính người thân của nhà hoạt động lên tiếng chỉ trích, tố cáo họ, nhất là trong khi nhà hoạt động đang bị cầm tù, không thể tự vệ hay phản bác.

Công an cũng thành công lớn khi làm cho thân nhân, gia đình của nhà hoạt động nghi ngờ, sợ hãi hoặc ghét bỏ, xa lánh mọi người ủng hộ, từ chối mọi sự giúp đỡ của cộng đồng.




Câu hỏi: Sau khi người thân của tôi bị bắt, có rất nhiều người liên lạc với gia đình, tự xưng là nhà hoạt động, nhà báo này nọ. Họ cho tiền, xin phỏng vấn, tỏ ý sẵn sàng giúp đỡ… Có nên tin tưởng họ không? Làm sao biết họ là người như thế nào mà tin tưởng?

Trả lời: Nhận sự giúp đỡ, ủng hộ của bất kỳ ai dưới bất cứ hình thức nào (vật chất hay tinh thần) đều không sai, không vi phạm pháp luật, không ảnh hưởng tới ai. Nhưng việc có những kẻ cơ hội, tham lam, lợi dụng tù nhân lương tâm để kiếm ăn hoặc xúi bẩy họ làm chuyện này chuyện khác là có thật. Để không bị lợi dụng, bạn nên lưu ý hai điều sau:

  1. Mọi sự giúp đỡ, đề nghị giúp đỡ bạn và gia đình đều phải vô điều kiện. Không nhận giúp đỡ từ những cá nhân/tổ chức có ý muốn “nhờ” bạn làm điều gì đó đáp lại, cho dù là điều gì.
  2. Nếu có trao đổi thông tin gì với bất kỳ ai, luôn nhớ chỉ nói những sự thật có lợi cho người thân của bạn, ví dụ luôn khẳng định rằng người thân của bạn vô tội/ không có tội gì ngoài tội yêu nước. Nội dung này luôn thống nhất, cho dù bạn trao đổi với bất kỳ ai. Tránh trường hợp nói với A một đằng, nói với B một nẻo.

No comments:

Post a Comment