Thursday, August 19, 2021

Cẩm Nang Nuôi Tù (tiếp)

Cẩm Nang Nuôi Tù

Thưa quý thính giả, Phạm Đoan Trang là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do, dân chủ. Trong nhiều tác phẩm đấu tranh của cô, chúng tôi đã chọn cuốn Cẩm nang nuôi tù để giới thiệu với quý thính giả vì nó rất cần thiết cho rất nhiều gia đình có thân nhân đang bị bạo quyền cầm tù. Hơn nữa, làn sóng bắt bớ vẫn đang lan rộng nên sẽ có nhiều người sẽ phải ở trong thân phận nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Sau đây mời quý thính giả theo dõi phần tiếp theo của Cẩm Nang Nuôi Tù sẽ do Bảo Trân diễn đọc.

Phạm Đoan Trang

Tính chất khủng bố của lực lượng an ninh bảo vệ Đảng

Hiện nay, đa số người dân thường, khi nghe các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền gọi công an Việt Nam bằng các từ như “an ninh cộng sản”, “mật vụ cộng sản”, “khủng bố”, “côn đồ”, “côn an”, v.v. đều cảm thấy dị ứng, thậm chí khó chịu, mà nguyên nhân chính là vì họ không tin lực lượng chấp pháp của “Đảng và Nhà nước” lại có thể như vậy.

Nhưng sự thực – dù rất cay đắng – lại đúng thế: Chúng ta đang là dân của một nhà nước độc tài công an trị, và lực lượng an ninh đóng vai trò vừa là rường cột vừa là công cụ của cái nhà nước ấy; nó vận hành nhờ hai vũ khí chính: lừa đảo và khủng bố.

Bài viết ngắn dưới đây chỉ tập trung vào vũ khí thứ hai của nó: khủng bố.

Trước hết cần hiểu khủng bố là gì. Khủng bố là việc cố ý sử dụng bạo lực (bằng cả hành động lẫn ngôn từ) nhằm gây sợ hãi, trên một diện càng rộng càng tốt, để đạt một mục đích chính trị nào đó, chẳng hạn như tác động tới chính sách: Buộc nhà nước phải thay đổi hay xóa bỏ một chính sách sai lầm, hoặc đe dọa để dư luận không dám ủng hộ nó nữa.

Và lực lượng an ninh, hơn ai hết, hiểu rõ hiệu quả của khủng bố, của việc gây sợ hãi trên diện rộng. Có điều, trong ngành, nó được gọi bằng một từ chuyên môn mỹ miều là “biện pháp nghiệp vụ”.

 

Chiến thuật “lấy thịt đè người”

Bạn có bao giờ tự hỏi: Tại sao có những người bình thường làm những việc tưởng chừng như cực kỳ bình thường, ví dụ mở lớp học hay tổ chức một chương trình văn nghệ nơi công cộng, mà bị cả đoàn

 

công an đến kiểm tra giấy tờ, khiến ban tổ chức sợ xanh mắt, phải lật

đật đưa giấy, rối rít trình bày?

Đó là vì toàn lực lượng an ninh đã được quán triệt ngay từ môi trường đào tạo, rằng “không được để đốm lửa bùng phát thành ngọn lửa”, “tiêu diệt tổ chức phản động từ trong trứng nước”.

Mà muốn triệt tiêu mọi mầm mống phản loạn thì phải gây sợ hãi ngay từ đầu, phải biểu dương lực lượng, đe dọa, răn đe, trừng phạt, lấy đó làm gương, sao cho dân chúng nhìn vào thì chết khiếp mà không dám ho he gì nữa.

Tương tự, bạn có bao giờ tự hỏi: Tại sao mọi cuộc “làm việc” của công an với dân, luôn luôn bên công an phải huy động số lượng áp đảo bên dân? Ví dụ, một buổi café của bạn với “anh em an ninh” chẳng hạn, quen rồi thì không sao chứ nếu mới là giai đoạn tìm hiểu, phía an ninh bao giờ cũng phải đi thành nhóm 2-3 người, nhưng ngược lại, họ muốn bạn một mình gặp họ, chỉ một mình thôi, không kéo thêm ai khác.

Những cuộc đàn áp biểu tình, số lượng an ninh, cảnh sát bao giờ cũng phải đông gấp bội nhóm biểu tình. Tỷ lệ thường là 1:3 (một người biểu tình phải chịu sự khống chế, kiểm soát của ít nhất ba an ninh, dân phòng), nhưng có khi lên tới 1:5 hay thậm chí 1:10. Đương nhiên không chỉ có an ninh – chính quyền còn phải huy động cả dân phòng, thanh niên xung kích, tổ phụ nữ, cựu chiến binh và hàng lô hàng lốc đoàn thể khác không rõ chức năng, có thế an ninh mới yên tâm công tác. Ngoài ra, mục đích chính là để biểu dương lực lượng và đe dọa chung bằng chiến thuật “biển người”.

No comments:

Post a Comment