Thursday, August 12, 2021

Cẩm Nang Nuôi Tù

Cẩm Nang Nuôi Tù

Thưa quý thính giả, Phạm Đoan Trang là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do, dân chủ. Trong nhiều tác phẩm đấu tranh của cô, chúng tôi đã chọn cuốn Cẩm nang nuôi tù để giới thiệu với quý thính giả vì nó rất cần thiết cho rất nhiều gia đình có thân nhân đang bị bạo quyền cầm tù. Hơn nữa, làn sóng bắt bớ vẫn đang lan rộng nên sẽ có nhiều người sẽ phải ở trong thân phận nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Sau đây mời quý thính giả theo dõi phần tiếp theo của Cẩm Nang Nuôi Tù sẽ do Bảo Trân trình bày.

3.“Cô” – cô lập

Cả nhà hoạt động lẫn người thân của họ sẽ thường xuyên phải đối diện với sự cô đơn kinh khủng do công an gây ra với chính sách cô lập “đối tượng” khỏi cộng đồng.

Sau khi người thân của bạn – nhà hoạt động – bị bắt giam, bạn sẽ thấy công an yêu cầu cả gia đình không được cung cấp thông tin về người thân ra bên ngoài (tức là ra ngoài phạm vi gia đình), đặc biệt là không tiết lộ cho cộng đồng mạng, báo đài nước ngoài, các tổ chức “phản động” trong và ngoài nước.

Có khi công an còn yêu cầu gia đình báo cho công an biết nếu có bất kỳ ai đến thăm nom, hỏi han, động viên hoặc ngỏ ý muốn giúp đỡ.

Công an đưa ra những yêu cầu đó cùng với sự đe dọa đáng kể, kiểu “gia đình đang làm phức tạp tình hình”, “đang làm hại thêm cho con/em mình”, “làm thế chẳng được tích sự gì đâu”, “nếu tiếp tục, sẽ phải gánh hậu họa”, v.v.

Mặt khác, công an cũng sẽ tích cực canh nhà bạn, ngăn cản những người ủng hộ, các nhà hoạt động khác, báo chí, các tổ chức dân sự, nhà ngoại giao nước ngoài… tiếp cận gia

 

đình. Mục đích vừa là để cắt mọi đường ủng hộ, giúp đỡ về tài chính (nếu có), vừa là để cô lập bạn và gia đình, gây cho mọi người cảm giác đơn độc và tuyệt vọng, bất lực hoàn toàn. Từ đơn độc đến sợ hãi là một bước cực ngắn.

Luôn ghi nhớ câu: Thêm bạn, bớt thù. Đừng mặc cảm tự ti,

đừng tự xa lánh mọi người.

Tin rằng bạn và người thân của bạn không cô đơn; ở đâu đó, luôn có người nghĩ đến bạn và người thân của bạn.

Mà nếu cô đơn thật, thì đó cũng là một phần cuộc sống của bạn, khi bạn có người thân là tù nhân lương tâm. Người thân của bạn cũng đã lường trước điều đó khi tham gia đấu tranh rồi.

4.      “Kéo” – lôi kéo

Lôi kéo, dụ dỗ là việc mà công an luôn làm, dưới mỹ từ “cảm hóa, vận động, thuyết phục”.

Đấu tranh chính trị về bản chất là cuộc đấu tranh để giành sự ủng hộ của quần chúng, kéo từng người dân về phía mình. Vì Việt Nam là nước độc đảng cho nên đảng Cộng sản, thông qua bộ máy công an, quân đội và tuyên giáo, không chấp nhận một đối thủ chính trị nào; do đó, không ngừng lôi kéo, dụ dỗ để thêm lực lượng, đồng thời làm cho đối thủ mất người.

Sau khi người thân của bạn bị bắt, sẽ có những công an lân la trò chuyện, thậm chí hứa hẹn giúp đỡ bạn và gia đình, mục đích là để lấy lòng, gây cảm tình với bạn. Lý tưởng là lôi kéo được bạn trở thành “cộng tác viên”, hợp tác đắc lực với công an. Nhẹ nhàng thì cũng là moi được nhiều thông tin từ bạn và gia đình.

 

Cảnh giác với “cò chạy án”!

Sau khi người thân của bạn bị bắt, có thể xuất hiện những cò mồi đến dụ dỗ bạn “chạy án”. Đó có thể là một kẻ lạ hoắc bạn

 

chưa gặp bao giờ, hoặc cũng có thể chính là… công an tại địa phương của bạn, là cảnh sát khu vực hoặc công an xã. Tất cả đều nói chuyện rất ngọt ngào, tình cảm.

 

Bùi Công Thành sinh năm 1990, người Công giáo. Năm 2017, Thành bị ghép vào vụ án của Đặng Hoàng Thiện, chịu án tù 8 năm, hiện giam tận trại 5 Thanh Hóa.

Nghe mẹ Thành nói Thành chỉ tham gia biểu tình ở khu vực Nhà thờ Đức Bà hôm 05/3/2017.

Thành bị bắt, người mẹ choáng váng. Bà đã bán căn nhà ở Thủ Đức được 200 triệu đồng, về Bình Dương ở, vì sợ hãi và không chịu được điều tiếng với xung quanh.

Thương con, và do thiếu hiểu biết, tưởng có thể chạy được án cho con như nhiều người vẫn làm, bà đã đi vay lãi 30 triệu đồng với lãi suất cắt cổ 60%/tháng. Chạy chọt chẳng ăn thua gì, chỉ một thời gian ngắn khoản gốc và lãi đã lên tới hơn 200 triệu đồng. Bà mẹ buộc phải bán nhà, số tiền chỉ đủ để trả nợ, rồi thuê một căn phòng trọ mấy mẹ con bà cháu ở.

Từ ngày Thành bị chuyển ra Thanh Hóa, mẹ Thành đành

buông, không thể thăm nuôi con.

Sau Tết âm lịch, khi tôi liên lạc được với mẹ Thành, bà khóc nhiều lắm, bảo: “Lỗi tại tôi, vì quá thương con trong khi không hiểu biết gì nên mới để mất nhà, mọi người la tôi quá!”.

 

Lời của Nguyễn Thúy Hạnh (Quỹ 50K)

 

 

Hãy cẩn thận. Nhớ rằng những án thuộc loại “an ninh quốc gia” là loại án nhận chỉ đạo sát sao từ “trên”, và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố (tình hình quốc tế, tình hình chính trị-xã hội trong nước, tình hình đấu đá nội bộ trong đảng cầm quyền) nên không bao giờ có thể “chạy” được. Kẻ nào dụ dỗ bạn chạy án, kẻ đó chắc chắn có ý đồ xấu.

 

  • Hắn có thể là “chim mồi” của an ninh nhằm dụ bạn mắc vào một cái bẫy đã giăng sẵn để hãm hại bạn và người thân của bạn. Bạn có thể dính tội đưa hối lộ.
  • Hắn có thể đơn thuần là kẻ lừa đảo, muốn chiếm đoạt tiền của gia đình bạn.

 

Có nhiều cách dụ dỗ bạn “chạy án”:

  • “Chạy” để người thân được trả tự do;
  • “Chạy” để được án nhẹ, ví dụ “án chừng này năm thì mức giá này, thả tại tòa thì mức án này…”;
  • “Chạy” để không bị tra tấn, đánh đập trong tù;
  • v.

Tất cả các lời dụ dỗ chạy án này đều là dối trá. Bạn không làm theo để khỏi bị “tiền mất tật mang”.

Trong vụ án mà công an gọi là vụ án của “Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và đồng phạm”, công an xã đã gặp gỡ gia đình của một trong những người bị bắt giam, để “an ủi, động viên”, và nói rằng có thể giúp hỏi thông tin cũng như can thiệp để người đó không bị đánh đập trong quá trình tạm giam chờ xét xử. Đổi lại, công an xã xin gia đình hỗ trợ trước mắt là 50 triệu đồng làm tiền giao dịch, “trà thuốc” cho các cấp trên.

Công an xã nói năng rất nhỏ nhẹ, lịch sự, nên dễ thuyết phục gia đình. Trong khi đó, giới hoạt động nhân quyền-dân chủ thì ở xa lắc và rất khó liên lạc để mà nhờ tư vấn. Ở những hoàn cảnh như vậy, nếu không cảnh giác, gia đình chắc chắn sẽ mất tiền mà không được việc gì.

Cần nhớ rằng các án an ninh quốc gia đều không phải loại án mà công an cấp xã có thể được tham gia.

No comments:

Post a Comment