Thursday, August 19, 2021

ĐỪNG ĐỂ ĐỨT GÃY CÁC CHUỖI CUNG ỨNG LĨNH VỰC Y TẾ

Bình Luận

Đảng CSVN là một tập thể toàn trị nhưng vô cùng thiếu khả năng quản trị kinh tế và kiểm soát đại dịch.

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Đỗ Ngà với tựa đề: “ĐỪNG ĐỂ ĐỨT GÃY CÁC CHUỖI CUNG ỨNG LĨNH VỰC Y TẾ” sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

Đỗ Ngà

Từ đầu tháng 7, khi mà thành Hồ bắt đầu bị phong tỏa thì trước đó, báo chí đã nói rất nhiều về vấn đề “không để đứt gãy chuỗi cung ứng”. Đây là vấn đề lo ngại nhất đối với bất kỳ nhà nước nào. ĐCS đã ra rả hơn 1 năm nay cụm từ “mục tiêu kép” với tham vọng là vừa chống dịch giỏi và vừa giữ nhịp nền kinh tế. Điều cần phải biết là để giữ nhịp nền kinh tế thì không được để các chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Tuy nhiên thực tế cho thấy chuỗi cung ứng Việt Nam có bị đứt gãy hay không là vấn đề cần phải phân tích kỹ.

Một chính quyền điều hành đất nước 76 năm, và có hơn 20 tháng được cảnh báo về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng thiết yếu trong thời dịch, ấy vậy mà đến khi đại dịch ập đến, cả bộ máy chính quyền này không phân biệt được đâu là hàng thiết yếu thì quản lý đất nước cái nỗi gì chứ? Anh mù về những thứ anh đang quản lý thì anh quản lý thế nào được đây? Cho nên hệ lụy là, chuỗi cung ứng bị đứt gãy ngay cả với mặt hàng thiết yếu cho đời sống dân sinh. Tệ đến nỗi, là cả bộ máy vẫn không nhận ra nên mới duy trì những chính sách bóp nghẹt sự lưu thông hàng hóa.

Dấu hiệu để nhận biết chuỗi cung ứng bị đứt gãy cũng khá đơn giản, đã là đứt gãy thì đầu không nối kết với đuôi. Nơi tiêu thụ thì đói hàng và nơi cung cấp thì ứ hàng. Lương thực là mặt hàng thiết yếu, vậy mà tại ruộng vườn nhà nông, rau-lúa-cá – thịt rớt giá thê thảm vì không có nơi tiêu thụ. Trong khi đó tại thành Hồ người lao động đã phải tháo chạy khỏi thành phố vì cái đói bủa vây. Họ thiếu gạo, thiếu rau, thiếu cá, thiếu thịt nên bị đói. Đói đến mức, từng đoàn người nối đuôi nhau mà tháo chạy, ai có xe máy dùng xe máy, ai có xe đạp dùng xe đạp, ai không không có phương tiện gì thì đi bộ. Thật là kinh hoàng. Đây không phải là đứt chuỗi cung ứng hàng thiết yếu là gì?

Chống dịch tốt mà không hiểu rằng cự li gần chính là môi trường lây nhiễm tốt nhất. Bao nhiêu lần người dân nhắc nhở nhưng vẫn quyết tổ chức bầu cử, tổ chức thi tốt nghiệp, thả dân chơi lễ vv… và điều gì đến đã đến, đại dịch kéo đến quần tơi tả đất nước Việt Nam. Đã vậy, chính quyền này vẫn không chịu mở mắt để nhận ra mà lại còn nối tiếp sai lầm cũ. Họ vẫn không hiểu rằng, những thứ quy định cấm đoán phi lý đã dựng lên những chốt chặn, và chính các chốt chặn ấy đã tạo nên hiện tượng người dân dồn cục, và đây là môi trường tốt để lây nhiễm. Mấy ông ra văn bản cấm nhằm mục đích chống dịch lây lan nhưng cuối cùng chính văn bản đó tạo môi trường lây lan dịch bệnh. Sao các ông ngu xuẩn thế? Một điều đơn giản thế mà không nhận ra mà cứ chỉ đạo một cách máy móc. Mù lòa đến thế thì quản lý đất nước cái gì được?

Cụm từ “mục tiêu kép” nghe thật mỉa mai. ĐCS đã đặt ra 2 mục tiêu nhưng mà họ không biết bắt đầu từ đâu để thực hiện nó. Muốn chống dịch mà không biết chặt đứt nguyên nhân lây lan dịch, muốn phát triển kinh tế mà không biết cách duy trì chuỗi cung ứng hàng thiết yếu thì lãnh đạo cái gì? Cả tháng nay, cả chính quyền trung ương và chính quyền thành phố HCM gây cho người dân thành phố này không biết bao nhiêu nỗi kinh hoàng và đến bây giờ vẫn cứ loay hoay như gà mắc tóc.

Hôm nay tôi có đọc trên tường nhà bác sĩ Phan Xuân Trung một status có nội dung như sau “Chợ thuốc sỉ đóng cửa. Bác sĩ muốn mua thuốc chích cấp cứu cho bệnh nhân thì không còn hàng. Dân bệnh ho hen đến nhà thuốc thì không bán với lý do BYT cấm bán thuốc liên quan đến Covid!”. Nếu đây là sự thật thì có thể nói người dân Việt Nam đang trong trình hình rất nguy hiểm. Tình trạng chuỗi cung ứng lĩnh vực y tế bị đứt gãy. Mạng sống hàng vạn người dân đang phụ thuộc rất lớn vào chuỗi cung ứng này mà để bị đứt gãy thì rất nguy hiểm, vì sao? Vì khả năng sửa sai của ĐCS cực kém, nó cố sửa sai thì thường nó gây thêm những sai lầm khác trầm trọng hơn chứ ít khi nó trị tận gốc nguyên nhân. Hãy xem ĐCS thực hiện “mục tiêu kép” như thế nào thì sẽ rõ.

Hy vọng rằng, những gì bác sĩ Phan Xuân Trung nói chỉ là sự khan hiếm cục bộ chứ không phải là toàn thành phố. Nếu là thiếu toàn thành phố hay toàn quốc thì không biết hậu quả thế nào./.

No comments:

Post a Comment